Phân tích các nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 65 - 70)

5.1.1.1 Quy định của pháp luật

Ngày 04/11/2010, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo. Theo đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ 3 điều kiện là: Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật; Có ít nhất 01 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (BNNPTNT) ban hành; Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do BNNPTNT ban hành. Theo Nghị định này, các doanh nghiệp trong ngành FDI cũng được cấp phép xuất khẩu gạo, đây sẽ là yếu tố cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong ngành thời gian tới. Bên cạnh đó, nghị định này cũng làm cho các doanh nghiệp nhỏ lẻ không đáp ứng đủ yêu cầu phải ngừng hoạt động, vì thế làm cho việc xuất khẩu bằng con đường tiểu ngạch tăng cao. Việc xuất khẩu gạo sang thị trường Châu Phi đòi hỏi doanh nghiệp phải kiên nhẫn vì hàng hóa xuất khẩu sang các nước châu Phi phải tuân theo một số quy định về tiêu chuẩn riêng. Điển hình như nhãn mác hàng hóa, các ký hiệu, thông tin về sản phẩm phải thể hiện bằng tiếng Anh, tiếng Pháp và ngôn ngữ của nước sở tại, chứng từ lô hàng xuất khẩu phải chuyển đến cơ quan đại diện ngoại giao nước mua để chứng thực,…Vì thế doanh nghiệp cần tìm hiểu kĩ các yêu cầu, tiêu chuẩn riêng của từng thị trường để mang lại hiệu quả cao nhất.

5.1.1.2 Yếu tố kinh tế

a) Tỷ giá hối đoái

Bảng 5.1: Tỷ giá USD/VND của Việt Nam từ 2011 đến tháng 10 năm 2014 ĐVT: VNĐ/USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Mua Bán Mua Bán Mua Bán

Tháng cao nhất 21.005 21.011 21.030 21.036 21.160 21.220 Tháng thấp nhất 19.495 19.500 20.800 20.860 20.815 20.855 Bình quân 20.557 20.590 20.863 20.910 20.996 21.049

55

Nhìn chung tỷ giá hối đoái của nước ta tăng qua các năm. Năm 2013, tỷ giá hối đoái ở tháng cao nhất là 21.160 VNĐ/USD, tăng 0,61% so với năm 2012. Điều này có lợi cho các nhà xuất khẩu vì khi tỷ giá hối đoái tăng đồng nghĩa với việc VNĐ mất giá so với USD, sẽ giúp các nhà xuất khẩu thu về giá trị xuất khẩu bằng VNĐ cao hơn. Nhưng đối với các nhà nhập khẩu, thì điều này sẽ gây bất lợi vì khi đồng USD tăng giá, họ phải trả nhiều chi phí bằng VNĐ hơn cho việc nhập khẩu. Tuy nhiên khi VNĐ mất giá, có thể gây áp lực lạm phát, đẩy chi phí sản xuất tăng cao, dẫn đến giá xuất khẩu trở nên cao hơn và kém cạnh tranh hơn.

b) Lãi suất và tín dụng

Nhìn chung trong năm, lãi suất vay ở một số ngân hàng vẫn ở mức lãi suất khá cao. Việc vay với lãi suất cao sẽ làm giảm một phần lợi nhuận mang lại cho Công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.

Tuy nhiên, ngày 29/10/2014, Ngân hàng nhà nước đã có quyết định giảm lãi suất vay ngắn hạn đối với một số lĩnh vực, ngành kinh tế từ 8%/năm xuống còn 7%/năm. Bên cạnh đó, giảm lãi suất cho vay trung và dài hạn đối với 5 lĩnh vực ưu tiên xuống không quá 10%. Đối với các khoản nợ cũ, rút lãi suất cho vay VNĐ xuống tối đa 13%/năm. Quyết định giảm lãi suất của ngân hàng nhà nước đã chia sẽ khó khăn với các doanh nghiệp. Tạo nhiều cơ hội kinh doanh và đặc biệt là thúc đẩy việc xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Về tín dụng, theo thông tư số 108/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính thì lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bằng đồng Việt Nam là 7,8%/năm. Mức lãi suất này đã giảm 1,5% so với thông tư số 77/2013/TT-BTC với mức lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu là 9,3%/năm. Từ đó, có thể thấy Chính phủ ngày càng tạo nhiều điều kiện thuận lợi để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu.

5.1.1.3 Yếu tố tự nhiên

Khoảng cách địa lí từ Việt Nam đến các nước Châu Phi rất xa. Vì vậy các hợp đồng xuất khẩu sang khu vực này chủ yếu xuất khẩu gián tiếp thông qua trung gian ở các nước Châu Âu và các quốc gia Ả Rập thống nhất. Do đó, chi phí xuất khẩu tăng lên do phải trả thêm phí xuất khẩu thông qua trung gian. Việc khó khăn về mặt địa lí cũng ảnh hưởng đến thời gian thực hiện hợp đồng do tàu chở hàng thường phải đi qua nhiều cảng trước khi đến cảng đích và tiềm ẩn nhiều rủi ro hàng hải do hành trình xa. Bên cạnh đó, việc giao dịch và đàm phán với các đối tác chủ yếu thông qua các phương tiện truyền thông, khó gặp gỡ trực tiếp làm tăng rủi ro trong thương mại và khó tạo được mối quan hệ mua bán về sau.

56

5.1.1.4 Yếu tố công nghệ

Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo ra nhiều thuận lợi cho Công ty khi xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Công nghệ giúp khắc phục khó khăn về mặt địa lí, Công ty có thể tìm kiếm khách hàng, thông tin khách hàng, thông qua mạng internet, trao đổi thông tin và các nhu cầu thông qua email. Bên cạnh đó, còn có thể sử dụng chữ kí số cho các hợp đồng không thể giao dịch trực tiếp. Về thanh toán, nhờ các yếu tố công nghệ mà Công ty có thể thanh toán tiền thông qua việc các hình thức mở L/C, T/T, TR. Như vậy, nhờ các yếu tố công nghệ hai bên đối tác có thể giao dịch, kí kết hợp đồng và thanh toán tiền không cần gặp mặt. Điều này vừa nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí và mở rộng hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên điểm yếu là Công ty có thể bị lừa đảo, khó tạo được quan hệ khách hàng. Vì vậy khi giao dịch qua mạng cần tìm hiểu kĩ các thông tin của đối tác, những biện pháp để tự bảo vệ quyền lợi của mình.

5.1.1.5 Các đối thủ cạnh tranh

a) Trong nước

Gồm các công ty xuất nhập khẩu lương thực các tỉnh như: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long (IMEX CUULONG), công ty lương thực sông Hậu, công ty xuất nhập khẩu An Giang (ANGIMEX), công ty lương thực Đồng Tháp, công ty lương thực Tiền Giang (TIGIFOOD), công ty cổ phần lương thực Hậu Giang, công ty cổ phần Mê Kông… Trong đó, đối thủ cạnh tranh chính nằm trong cùng địa bàn tỉnh Vĩnh Long với công ty là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long có những điểm mạnh: Có khả năng tài chính mạnh, vốn điều lệ năm 2013 là 98.795.060.000 đồng; có sản lượng xuất khẩu gạo cao qua các năm; có thương hiệu được nhiều người biết đến; có mối quan hệ tốt với khách hàng và người cung ứng; máy móc thiết bị hiện đại đáp ứng được nhu cầu sản xuất chế biến. Bên cạnh đó công ty này cũng có một số điểm yếu như: chưa có kênh phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng ở thị trường nước ngoài; thiếu bộ phận Marketing; chủng loại sản phẩm chưa đa dạng; hệ thống xí nghiệp còn ít.

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long tọa lạc tại phường 1, tỉnh Vĩnh Long – thành phố Vĩnh Long, có cùng lợi thế với Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long nhưng có sản lượng xuất khẩu gạo cao hơn. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, để có thể tồn tại và phát triển, cạnh tranh hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới, quan điểm của công ty Vinhlongfood là xem các đối thủ cạnh

57

tranh trong nước là các đối tác kinh doanh, hợp tác với nhau để “Cùng phát triển, cùng có lợi”.

b) Nước ngoài

Các nước có điều kiện sản xuất và xuất khẩu gạo trên thế giới không nhiều. Ngoài nước ta, trong thời gian qua các nước xuất khẩu gạo chính trên thế giới là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan,…

Bảng 5.2: Sản lượng các quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới (2011-6T/2014) ĐVT: triệu tấn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T/2014 Thái Lan 10,6 6,9 6,8 3,9 Việt Nam 7,1 8 6,6 3,2 Ấn Độ 4,6 9,5 9,6 3,7

Nguồn: FAO

 Ấn Độ

Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo toàn Ấn Độ gồm 82 công ty sản xuất và xuất khẩu gạo với giá xuất khẩu khá cạnh tranh sẽ thu hút mạnh các nhà buôn gạo quốc tế. Ấn Độ đã xuất khẩu 9,5 triệu tấn trong năm 2012, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế. Ấn Độ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới trong năm 2013 với 9,6 triệu tấn. Trong những 6 tháng đầu năm 2014, Ấn Độ đang tạm xếp vị trí thứ 2 sau Thái Lan với 3,7 triệu. Dự trữ gạo trong kho chính phủ Ấn Độ tính đến 1/9/2014 đạt 21,65 triệu tấn, giảm 18% so với 26,604 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái. Ấn Độ là một trong các đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Việt Nam sang Châu Phi vì nước này có vị trí địa lí gần hơn, giá gạo rất cạnh tranh và có chuyên xuất khẩu các loại gạo đặc sản.

 Thái Lan

Thái Lan là quốc gia láng giềng và là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới rất có kinh nghiệm và đã làm tốt việc xây dựng và quảng bá thương hiệu gạo chất lượng cao và gạo đặc sản, mang lại giá trị gia tăng lớn hơn nhiều so với sản xuất gạo truyền thống. Để làm được điều này, ngoài việc quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao, người Thái đã xây dựng mối liên kết tốt giữa Nhà nước, nông dân, nhà khoa học và doanh nghiệp.

Năm 2011, Thái Lan là nước xuất khẩu đứng đầu thế giới, nhưng từ năm 2012, do chính phủ thực hiện chương trình thu mua lúa gạo dự trữ với giá cao đã làm cho sản lượng xuất khẩu của nước này giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong năm 2013, Thái Lan đã vượt qua Việt Nam giành lại vị trí thứ 2 với 6,9 triệu tấn

58

gạo xuất khẩu và trong 6 tháng năm 2014 nước này đang tạm đứng đầu với 3,9 triệu tấn gạo xuất khẩu.

Đến tháng 8/2014 trong số các nước xuất khẩu gạo chủ chốt ở châu Á, Thái Lan là nước duy nhất có khả năng xuất khẩu với khối lượng lớn và giá giảm thêm nữa trong năm nay, bởi lượng dự trữ của nước này lên tới 13-15 triệu tấn thóc quy gạo, chưa kể khoảng 7 triệu tấn nữa đang được bổ sung.

Bảng 5.3: Giá gạo thế giới ngày 25/10/2014

ĐVT: USD/tấn

Quốc gia Gạo 5% tấm

Gạo 25% tấm Gạo 100% tấm Gạo đồ Việt Nam 440 - 450 400 - 410 335 - 345 - Thái Lan 420 - 430 350 - 360 340 - 350 420 - 430 Ấn Độ 415 - 425 370 - 380 320 - 330 405 - 415 Pakistan 395 - 405 345 - 355 320 - 330 425 - 435 Nguồn: Oryza

Gạo Ấn Độ có giá bán trung bình vẫn rẻ hơn so với gạo của Việt Nam và Thái Lan, giúp Ấn Độ thu hút được nhiều nhà nhập khẩu khác từ Châu Phi, Philippines, Indonesia quay sang mua gạo.

Giá gạo Thái Lan trong năm 2014 xuống thấp do chương trình thu mua gạo dự trữ của chính phủ Thái đã kết thúc. Đây sẽ là nhân tố giúp xuất khẩu gạo của Thái Lan trong năm nay đạt số lượng lớn và có cơ hội trở thành nước xuất khẩu đứng đầu thế giới trong năm nay.

Có thể thấy Thái Lan, Ấn Độ và cả Pakistan đều đã xuất khẩu gạo đồ, tuy nhiên đến nay nước ta chưa sản xuất loại gạo này. Đây là loại gạo đặc sản được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, trong đó có Châu Phi. Bên cạnh, giá gạo này khá cao mang lại nhiều giá trị xuất khẩu hơn. Vì vậy, nước ta nên có chiến lược phát triển sản xuất loại gạo này.

So với các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, gạo của Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long có thể cạnh tranh ở thị trường cấp trung bình. Vì ở thị trường phẩm cấp cao đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe, gạo của công ty khó có thể đáp ứng được. Gạo của Công ty vừa chịu sự cạnh tranh về giá, vừa chịu sự cạnh tranh về chất lượng với gạo của Thái Lan khi xuất khẩu sang Châu Phi. Bởi nước này đang đẩy mạnh xuất khẩu với giá thấp, trong khi chất lượng gạo cao. Đối với thị trường Ấn Độ, gạo của Công ty có thể cạnh tranh với họ, tuy Ấn Độ có giá xuất khẩu thấp nhưng về mặt chất lượng thì chúng ta có thể cạnh tranh hiệu quả khi xuất sang Châu Phi.

59

5.1.1.6 Nguồn nguyên liệu đầu vào - nguồn cung ứng

Công ty thu mua lúa chủ yếu từ nông dân theo dạng hợp đồng nên điều này giúp cho Công ty có được một nguồn cung ổn định lâu dài. Đồng thời, người nông dân vốn có tính cần cù, chịu khó và nhờ vào điều kiện khí hậu đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp nên góp phần cho năng suất sản lượng lúa cao để cung cấp cho nhu cầu kinh doanh xuất khẩu của Công ty. Hiện công ty có 6 xí nghiệp cung ứng gạo đầu vào đó là Xí nghiệp Bình Minh, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long; xí nghiệp Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; Xí nghiệp Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long; Xí nghiệp Tân Thạnh huyện, Thới Lai, thành phố Cần Thơ; Xí nghiệp chế biến lương thực Mỹ Thới, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang; Xí nghiệp chế biến lương thực An Bình, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Bảng 5.4: Sản lượng mua vào quy gạo của Công ty (2011-2013)

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Chênh lệch 2012/2011

Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản

lượng (tấn)

194.885 179.786 149.713 (15.099) (7,75) (30.073) (16,73)

Nguồn: Báo cáo thường niên, 2013

Tuy nhiên Công ty cũng gặp khó khăn trong công tác thu mua vì địa bàn trồng lúa nằm khắp các xã nên khâu vận chuyển đến các xí nghiệp còn xa làm tăng thêm chi phí trong giá thành.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)