Tình hình thị trường lúa gạo thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 37)

4.1.1 Tình hình gạo thế giới

Nhìn chung các chỉ tiêu đối với thị trường gạo thế giới có sự tăng giảm qua các năm. Lượng gạo sản xuất năm 2012 đạt 490,8 triệu tấn, tăng 0,9% tương đương 4,4 triệu tấn so với năm 2011. Năm 2013 đạt 497,8 triệu tấn, tăng 1,43% tương đương 7 triệu tấn so với năm 2012. Nguyên nhân sản lượng gạo tăng qua các năm chủ yếu là do các nước sản xuất gạo lớn như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Pakistan chú trọng phát triển sản xuất lúa gạo, mở rộng diện tích canh tác.

Bảng 4.1: Thị trường gạo thế giới 2011-2013

Đơn vị Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản lượng sản xuất Triệu tấn 486,4 490,8 497,8 4,4 0,90 7 1,43 Tổng nguồn cung (sản

xuất + tồn kho Triệu tấn 631,7 652,3 672,7 20,6 3,26 20,4 3,13 Tiêu dùng Triệu tấn 470,5 477,8 490,4 7,3 1,55 12,6 2,64 Thương mại Triệu tấn 38,4 37,2 39,2 (1,2) (3,12) 2 5,38 Tồn kho Triệu tấn 161,4 174,9 181,6 13,5 8,36 6,7 3,83 Tỷ lệ sử dụng/tồn kho % 33,8 35,7 36,2 1,9 5,62 0,5 1,40 Tỷ lệ xuất khẩu/tồn kho

của các nước xuất khẩu chính

% 25,2 28,1 27,8 2,9 11,51 (0,3) (1,07)

Nguồn: FAO

Về lượng gạo thương mại, trong năm 2012 đạt 37,2 triệu tấn, giảm 3,12% tương đương 1,2 triệu tấn so với năm 2011. Nguyên nhân là trong năm 2012, nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới là Thái Lan thực hiện chính sách thu mua lúa gạo dự trữ nên lượng gạo xuất khẩu của nước này giảm đáng kể cũng đã ảnh hưởng lớn đến lượng gạo thương mại trên thị trường thế giới. Trong năm 2013, lượng gạo thương mại đạt mức 39,2%, tăng 5,38% tương đương 2 triệu tấn so với cùng kì. Nguyên nhân là do thị trường Châu Á, đặc biệt là Trung Quốc thu mua gạo dự trữ với số lượng lớn cùng với các nước khác như

27

Philippines, Malaysia cũng có nhu cầu cao trong năm này dẫn đến lượng cao thương mại tăng lên. Có thể nhận thấy, lượng gạo sản xuất và tiêu dùng trên thế giới ngày càng tăng cho thấy gạo là mặt hàng thiết yếu và ngày càng được chú trọng sản xuất.

4.1.2 Tình hình sản xuất lúa, gạo của Việt Nam

Nhìn chung sản lượng lúa gạo của nước ta có xu hướng tăng và ổn định qua các năm. Trong năm 2012, sản lượng lúa đạt 43,66 triệu tấn, tăng 2,97% tương đương 1,26 triệu tấn so với năm 2011. Do đó, sản lượng gạo tương ứng là 27,15 triệu tấn, tăng 2,96% tương đương 0,78 triệu tấn. Nguyên nhân là do diện tích canh tác trong năm tăng lên 0,11 triệu héc ta và áp dụng các biện pháp khoa học kĩ thuật tiên tiến trong sản xuất và thu hoạch dễn đến năng suất tăng.

Bảng 4.2: Tình hình sản xuất lúa, gạo của Việt Nam từ năm 2011 - 2013

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản lượng lúa (triệu tấn) 42,40 43,66 43,63 1,26 2,97 (0,03) (0,07) Vụ đông xuân(T11- T6) 19,79 20,36 20,26 0,57 2,88 (0,10) (0,49) Vụ hè thu (T3-T10) 13,30 14,10 13,97 0,80 6,02 (0,13) (0,92) Vụ thứ ba 9,31 9,20 9,40 (0,11) (1,18) 0,20 2,17 Tổng diện tích (triệu héc-ta) 7,65 7,76 7,67 0,11 1,44 (0,09) (1,16) Sản lượng gạo (triệu tấn) 26,37 27,15 27,65 0,78 2,96 0,50 1,84 Tồn kho (triệu tấn) - 1,10 0,80 - - (0,30) (27,27)

Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục xúc tiến thương mại

Năm 2013, sản lượng lúa đạt 43,63 triệu tấn, giảm nhẹ 0,07% tương đương 0,003 triệu tấn so với năm 2012. Và sản lượng gạo tương ứng là 27,65 triệu tấn, tăng 1.84% tương đương 0,5 triệu tấn. Nguyên nhân sản lượng lúa giảm là do diện tích gieo trồng lúa giảm 0,09 triệu héc ta so với cùng kì do chính phủ tìm cách chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng các cây nông nghiệp khác như ngô và đậu tương nên sản lượng lúa cũng giảm theo. Tuy nhiên sản lượng gạo lại tăng là do nước ta áp dụng nhiều thành tựu khoa học từ việc

28

chọn giống chất lượng tốt hạt to vỏ mỏng đến khâu chế biến lúa thành gạo đã làm giảm đáng kể lượng gạo hao hụt trong quá trình xây xát.

4.1.3 Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam

4.1.3.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

Tình hình xuất khẩu gạo của nước ta nhìn chung có sự tăng giảm qua các năm. Trong năm 2012, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 7,71 triệu tấn, tăng 8,59% tương đương 0,61 triệu tấn. Về kim ngạch đạt 3,45 tỷ USD, tăng 5,74% tương đương 0,21 triệu USD. Nguyên nhân là do trong năm 2012 chính phủ Thái Lan đang thực hiện chương trình thu mua lúa gạo dự trữ làm hạn chế lượng gạo xuất khẩu dẫn đến áp lực cạnh tranh từ Thái Lan đã giảm nên Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu gạo hơn và đã vươn lên vị trí thứ 2 thế giới sau Ấn Độ. Tuy nhiên lượng gạo xuất khẩu tăng cao nhưng kim ngạch thu về lại không cao là do giá gạo xuất khẩu năm 2012 giảm so với năm 2011 với sự cạnh tranh của các đối thủ xuất khẩu gạo chất lượng trung bình khác như Ấn Độ, Mianmar và Pakistan trong khi giá gạo của Việt Nam đang cao hơn nhưng quốc gia này.

Bảng 4.3: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo cả nước giai đoạn năm 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Sản lượng( triệu tấn) 7,10 7,71 6,59 0,61 8,59 (1,12) (14,53) Trị giá (tỷ USD) 3,66 3,45 2,95 (0,21) (5,74) (0,50) (14,49)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam/ Cục xúc tiến thương mại

Năm 2013, sản lượng xuất khẩu đạt 6,59 triệu tấn, giảm 14,53% tương đương 1,12 triệu tấn và kim ngạch đạt 2,95 tỷ USD, giảm 14,49% tương đương 0,5 tỷ USD. Nguyên nhân giảm về sản lượng xuất khẩu là do cạnh tranh từ thị trường Ấn Độ trúng mùa và tăng cường xuất khẩu, Thái Lan giải quyết tồn kho lớn 13 triệu tấn, trong khi đó giá gạo xuất khẩu giảm 3,4% so với cùng kỳ năm 2012 dẫn đến kim ngạch cũng giảm theo. Bên cạnh đó, những khách hàng lớn của Việt Nam là Philippines, Indonesia, Malaysia đồng loạt giảm lượng nhập khẩu do thực hiện mục tiêu tự cung cấp đủ lượng gạo tiêu dùng. Ngoài ra, nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc đã ký một thỏa thuận gạo với Thái Lan. Thái Lan sẽ cung cấp gạo cho Trung Quốc khi cần thiết và chính phủ Trung Quốc cũng sẽ tạo điều kiện và hỗ trợ các công ty tư

29

nhân của nước này khi họ nhập gạo từ Thái Lan. Từ các nguyên nhân đó làm cho lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam bị giảm trong năm 2013.

Trong sáu tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gạo giảm so với cùng kì 2013, giảm 8,3% về lượng và 6,1% về kim ngạch. Nguyên nhân là do chính phủ Thái Lan đã kết thúc chương trình thu mua lúa gạo vào tháng 2 và đẩy mạnh xuất khẩu gạo dự trữ cùng với giá bán ra thấp làm cho xuất khẩu gạo của nước ta nửa đầu năm gặp khó khăn dẫn đến giảm sản lượng lẫn kim ngạch.

4.1.3.2 Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam

Nhìn chung sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam có sự khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Năm 2012, Châu Á là khu vực xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 5.749 nghìn tấn, tăng 18,71% tương đương 906 nghìn tấn so với năm 2011. Năm 2013, Châu Á tiếp tục là khu vực xuất khẩu gạo đứng đầu của Việt Nam với 4.651 nghìn tấn nhưng giảm 19,1% tương đương 1.098 nghìn tấn so với năm 2012.

Bảng 4.4: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo khu vực giai đoạn năm 2011-2013 ĐVT: nghìn tấn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Châu Á 4.843 5.749 4.651 906 18,71 (1.098) (19,10) Châu Phi 1.580 1.518 1.713 (62) (3,92) 195 12,85 Châu Mỹ 523 329 83 (194) (37,09) (246) (74,77) Châu Âu 133 90 174 (43) (32,33) 84 93,33 Châu Úc 30 30 6 0 0 (24) (80) Tổng 7.109 7.716 6.627 607 8,54 (1.089) (14,11)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam, Tổng cục hải quan

Nguyên nhân khu vực Châu Á đứng đầu về xuất khẩu gạo của Việt Nam là do nước ta nằm trong khu vực Châu Á nên có điều kiện địa thuận lợi để xuất khẩu gạo sang các thị trường thuộc khu vực này. Bên cạnh đó, nét tương đồng trong văn hóa về việc sử dụng gạo làm lương thực chính nên nhu cầu nhập gạo ở khu vực này luôn cao. Trong năm 2013, xuất khẩu gạo sang khu vực Châu Á bị giảm về sản lượng là do nhu cầu của các nước Đông Nam Á giảm, một số nước như Philippines, Indonesia tăng cường tự túc lúa gạo, hạn chế nhập khẩu. Nước nhập khẩu gạo lớn nhất Việt Nam là Trung Quốc kí thỏa thuận mua gạo

30

từ Thái Lan làm mất đi cơ hội xuất khẩu gạo sang nước này. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chịu sự cạnh tranh của Ấn Độ, Thái Lan.

Thị trường lớn thứ hai là Châu Phi, đây là thị trường tiềm năng và có nhu cầu lương thực lớn thứ hai sau Châu Á vì nhiều nước ở châu lục này còn gặp tình trạng thiếu lương thực nên nhu cầu nhập khẩu gạo trong lai là khá cao. Các khu vực còn lại như Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Úc là các thị trường nhỏ, không có nhu cầu cao về tiêu dùng gạo nên việc xuất khẩu sang các thị trường này còn hạn chế.

Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực Châu Á đạt 2.548 triệu USD, giảm 3,73% tương đương 95 triệu USD so với năm 2011. Năm 2013 đạt 2.036 triệu USD, giảm 17% tương đương 417 triệu USD.

Bảng 4.5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam phân theo khu vực giai đoạn năm 2011-2013 ĐVT: triệu USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Châu Á 2.548 2.453 2.036 (95) (3,73) (417) (17,00) Châu Phi 745 763 775 18 2,42 12 1,57 Châu Mỹ 272 167 49 (105) (38,60) (118) (70,66) Châu Âu 74 51 89 (23) (31,08) 38 74,51 Châu Úc 17 16 3 (1) (5,88) (13) (81,25) Tổng 3.656 3.450 2.952 (206) (5,63) (498) (14,43)

Nguồn: Hiệp hội lương thực Việt Nam, Tổng cục hải quan

Nguyên nhân năm 2012, sản lượng xuất khẩu gạo ở khu vực Châu Á tăng cao nhưng kim ngạch thu về lại thấp là do giá gạo xuất khẩu trong năm của khu vực này giảm so với năm 2011 dẫn đến kim ngạch thu về giảm đáng kể, do đó đã ảnh hưởng đến đến kim ngạch xuất khẩu gạo của cả năm 2012. Trong năm 2013, kim ngạch giảm là do sản lượng xuất khẩu ở khu vực Châu Á giảm, tuy nhiên giá xuất khẩu tăng so với năm 2012 nên kim ngạch vẫn trên 2 nghìn USD.

Trong các thị trường xuất khẩu gạo lớn của Việt Nam các năm qua thì trong đó Indonesia, Philippines, Malaysia và Trung Quốc là các thị trường truyền thống và nhập khẩu gạo với sản lượng lớn qua các năm.

31

Bảng 4.6: Sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường lớn giai đoạn năm 2011-2013 ĐVT: nghìn tấn Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Indonesia 1.882 929 156 (953) (50,64) (773) (83,21) Philippines 975 1.112 504 137 14,05 (608) (54,68) Malaysia 530 764 465 234 44,15 (299) (39,14) Senegal 410 182 46 (228 (55,61) (136) (74,73) Singapore 385 268 356 (117) (30,39) 88 32,84 Trung Quốc 309 2.085 2.152 1.776 574,76 67 3,21 Bờ Biển Ngà 291 479 561 188 64,60 82 17,12 Hồng Kông 149 213 184 64 42,95 (29) (13,62) Gana 138 307 380 169 122,46 73 23,78 Đài Loan 82 111 52 29 35,37 (59) (53,15)

Nguồn: Bộ công thương, Tổng cục hải quan, Hiệp hội lương thực Việt Nam

Trong năm 2011, Indonesia là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với sản lượng 1,88 triệu tấn và kim ngạch là 1,01 triệu USD. Năm 2012, Trung Quốc nhập khẩu gạo tăng vọt trở thành thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất với sản lượng 2.085 nghìn tấn, tăng 574,76% tương đương 1.776 nghìn tấn so với năm 2011. Nguyên nhân là trong năm 2012, Trung Quốc thực hiện thu mua lượng lớn lúa gạo để dự trữ và tiêu dùng trong nước và gạo nước ta được Trung Quốc chọn để nhập khẩu dẫn đến lượng xuất khẩu lúa gạo sang thị trường này tăng mạnh. Năm 2013, Trung Quốc tiếp tục là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 2.152 nghìn tấn, tăng 3,21% tương đương 67 nghìn tấn so với năm 2012, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Nguyên nhân là chính phủ nước này tiếp tục thu mua lúa gạo dự trữ và tiêu dùng trong nước, bên cạnh đó xuất khẩu sang biên giới dễ dàng hơn bằng con đường tiểu ngạch phát triển mạnh từ năm 2012. Cũng trong năm 2013, thị trường Indonesia, Philippines và Malaysia có xu hướng giảm nhập khẩu, nguyên nhân là do các thị trường này tăng cường sản xuất, thực hiện chính sách tự túc lương thực dẫn đến nhu cầu nhập khẩu giảm.

Về kim ngạch xuất khẩu, năm 2011 Indonesia đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu với 1.019 triệu USD. Năm 2012, Trung Quốc trở thành thị trường có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất với 898 triệu USD, tăng 459,14% tương

32

đương 738 triệu USD so với năm 2011. Năm 2013, Trung Quốc tiếp tục trở thành thị trường có kim ngạch xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với 902 triệu USD, tăng 0,38% tương đương 3 triệu USD so với năm 2012.

Bảng 4.7: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các thị trường lớn giai đoạn năm 2011-2013 ĐVT: triệu USD Thị trường Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Indonesia 1.019 458 91 (561) (55,03) (367) (80,08) Philippines 476 475 225 (1) (0,22) (250) (52,57) Malaysia 292 403 231 111 38,02 (172) (42,59) Senegal 170 66 17 (104) (61,03) (49) (73,60) Singapore 198 131 162 (67) (33,63) 31 23,39 Trung Quốc 161 898 902 738 459,14 3 0,38 Bờ Biển Ngà 139 203 229 65 46,51 25 12,37 Hồng Kông 89 121 106 32 35,42 (14) (11,86) Gana 77 150 183 73 94,26 33 22,16 Đài Loan 44 52 26 8 18,74 (26) (49,47)

Nguồn: Bộ công thương, Tổng cục hải quan, Hiệp hội lương thực Việt Nam

Nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng đột biến trong năm 2012 là do nước này thực hiện một chương trình thu mua gạo dự trữ với quy mô lớn làm sản lượng tăng mạnh và dẫn đến kim ngạch tăng, bên cạnh đó giá bán sang thị trường này khá ổn định. Năm 2013, Trung Quốc tiếp tục chính sách thu mua gạo dự trữ làm lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này tăng nhẹ so với năm 2012 dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tăng theo. Sáu tháng đầu năm 2014, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam với sản lượng 1,34 triệu tấn đạt kim ngạch 0,57 tỷ USD, nguyên nhân là do thị trường này đang có nhu cầu lớn để tiêu dùng và trữ gạo, việc xuất khẩu biên giới ở thị trường này góp phần tiêu thụ lúa gạo hàng hóa khi các thị trường khác sụt giảm mặc dù vẫn tiềm ẩn rủi ro trong thương mại. Thị trường Indonesia và Malaysia sụt giảm mạnh về nhập khẩu gạo, nguyên nhân chủ yếu là do sự cạnh tranh từ gạo giá thấp của Thái Lan do chính phủ nước này vừa hoàn thành chương trình thu mua lúa gạo vào tháng 2.

33

4.2 THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI

4.2.1 Tổng quan thị trường Châu Phi

Châu Phi có diện tích 30.628 nghìn km2 với dân số 1.072 triệu người ( năm 2012, tổng cục thống kê). Châu Phi có 55 quốc gia, do đó ở châu lục này có nhiều nền văn hóa pha tạp. Châu Phi có sự đa dạng về ngôn ngữ với bốn hệ ngôn ngữ chính bao gồm hệ ngôn ngữ Phi-Á, hệ ngôn ngữ Niger-Congo, hệ ngôn ngữ Khoisan và hệ ngôn ngữ Nil-Sahara. Về chính trị, những năm gần đây tình hình chính trị của Châu Phi tương đối ổn định ở đa số nước thuộc khu vực này, nhưng vẫn còn mang tính bất ổn và xung đột ở một số nước thuộc khu vực Bắc Phi, Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa Dân chủ Congo, Mali và tình trạng cướp biển gia tăng tại vùng vịnh Guinea. Về kinh tế, năm 2013 tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Châu Phi đạt 4,8% tăng 0,7% so với 2012. Trong thập kỷ qua, Châu Phi là khu vực tăng trưởng nhanh thứ hai trên thế giới chỉ sau Châu Á. Dù có những bất ổn chính trị, Châu Phi vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)