Giải pháp về khắc phục khó khăn về địa lí

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 84)

Khoảng cách địa lí từ Việt Nam sang châu Phi là một trong những khó khăn lớn nhất làm cho Công ty chưa chú trọng xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, nếu có sự kết hợp giữa các doanh nghiệp trong nước thì việc phát triển xuất khẩu sang thị trường Châu Phi sẽ thuận lợi hơn. Cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ cùng hợp tác để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Nếu như một doanh nghiệp chỉ có số lượng xuất khẩu ít thì khi kết hợp các doanh nghiệp lại thì sẽ tập hợp được một sản lượng gạo xuất khẩu đủ lớn. Điều này vừa giảm chi phí vận chuyển, vừa có thể chủ động xuất khẩu trực tiếp sang Châu Phi bằng hình thức CIF, có thể chủ động thuê tàu và thời gian và xuất khẩu sang Châu Phi không cần qua khâu trung gian.

74

CHƯƠNG 6

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 6.1 KIẾN NGHỊ

- Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng nên tạo nhiều điều kiện hơn nữa để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước nói chung có nhiều cơ hội hợp tác với các nước Châu Phi. Ngoài việc lập thêm các văn phòng đại diện của chính phủ để hỗ trợ và tư vấn xuất khẩu thì chính phủ Việt Nam nên thường xuyên tổ chức các hội thảo, hội chợ thương mại ở các quốc gia Châu Phi để tạo điều kiện cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thị trường và có chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường.

- Ngược lại, đối với các doanh nghiệp trong nước có thể kết hợp với Hiệp hội lương thực Việt Nam để tổ chức các hội thảo tại nước nhà để thu hút các đối tác ở Châu Phi có nhu cầu sang tìm hiểu và giao lưu. Đây là hoạt động rất khả thi vì có rất nhiều đại sứ quán của các quốc gia Châu Phi đặt tại Việt Nam. Do đó, có thể thông qua các cơ quan này để mời gọi các doanh nghiệp của nước đối tác sang tham dự và phát triển các mối quan hệ làm ăn.

6.2 KẾT LUẬN

- Khi hòa vào nền kinh tế thế giới, công ty phải chịu nhiều sự cạnh tranh không những đối với các doanh nghiệp lớn của nước ngoài mà còn với các đối thủ trong ngành ở Việt Nam. Do đó, một khi đã có thể thâm nhập vào một thị trường mới thì cần phải nổ lực để duy trì sự ổn định ở các thị trường này. Chỉ những doanh nghiệp nào biết mình đang làm gì và đang ở vị trí nào trên thương trường sẽ giúp cho doanh nghiệp đó có được tầm nhìn xa và rộng hơn, có thể phán đoán được những nguy cơ và thách thức từ sự biến động của môi trường bên ngoài cũng như nhận thấy được điểm mạnh và điểm yếu của mình để khắc phục va phát huy đúng lúc thì sẽ mang lại thành công cho Công ty. - Xuất khẩu gạo là một trong những ngành mang lại lợi nhuận cao, nhiều ngoại tệ cho Công ty nói riêng và cho cả nước nói chung, nó đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của nước nhà. Do đó, có biện pháp kinh doanh tốt và hiệu quả không những giúp cho Công ty phát triển mà còn tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước đi lên.

- Qua 3 tháng thực tập tại công ty Cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, tôi nhận thấy công ty có hoạt động và đạt được những thành tích kinh doanh rất ấn tượng. Nhưng bên cạnh cũng tồn một số hạn chế cần cải thiện. Qua đề tài này, rất mong có thể giúp cho công ty phần nào ngày càng hoàn thiện hơn

75

nữa và có những tham khảo về chiến lược kinh doanh sang một thị trường tiềm năng như Châu Phi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương, 2013. Trao đổi thương mại giữa Việt Nam – Châu Phi. < http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.294.gpopen.224348.gpside.1.gpnewtitle.trao-doi-thuong-mai-viet- nam-chau-phi-tang-22-4-trong-nam-2013.asmx> [ Ngày truy cập: 23 tháng 09 năm 2014]

2. Bộ Công thương, 2014. Thị trường lúa gạo 6 tháng đầu năm 2014. < http://www.vinanet.com.vn/tin-thi-truong-hang-hoa-viet-

nam.gplist.343.gpopen.236510.gpside.1.gpnewtitle.thi-truong-lua-gao-6-

thang-dau-nam-2014-va-du-bao.asmx> [ Ngày truy cập: 23 tháng 09 năm 2014]

3. Chính Phủ (04/11/2010), Nghị định số 109/2010/NĐ-CP, Hà Nội. 4. Bộ Tài Chính (04/06/2013), Thông tư số 77/2013/TT-BTC, Hà Nội. 5. Bộ Tài Chính (11/08/2014), Thông tư số 108/2014/TT-BTC, Hà Nội

6. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, 2011. Báo cáo thường niên năm 2011.

7. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, 2012. Báo cáo thường niên năm 2012.

8. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, 2013. Báo cáo thường niên năm 2013.

9. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, 2011. Báo cáo tài chính năm 2011.

10. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, 2012. Báo cáo tài chính năm 2012.

11. Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long, 2013. Báo cáo tài chính năm 2013.

12. Nguyễn Đình Luận, 2013. Xuất khẩu gạo Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 193, trang 10-13.

13. Khưu Ngọc Huyền, 2011. Phân tích tình hình xuất khẩu gạo của công ty lương thực Bạc Liêu giai đoạn 2008-2010. Luận văn Đại học. Trường Đại học Cần Thơ.

14. Ngân hàng Vietcombank, 2014. Tỷ giá ngoại tệ qua các năm < https://www.vietcombank.com.vn/exchangerates/Default.aspx> [ Ngày truy cập: 03 tháng 10 năm 2014]

15. Phạm Huyền Diệu, 2012. Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ. Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị.

16. TS. Trần Thị Lan Hương, 2014. Kinh tế Châu Phi năm 2013. Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, số 2.

17. TS. Quang Minh Nhật, 2013. Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương.

18. Thông tấn xã Việt Nam, 2014. Tìm hướng đột phá các thị trường hấp dẫn ở châu Phi, Trung Đông. < http://www.vietnamplus.vn/tim-huong-dot-pha- cac-thi-truong-hap-dan-o-chau-phi-trung-dong/267376.vnp> [ Ngày truy cập: 15 tháng 10 năm 2014]

19 . [Video] Bản tin FBNC, 15/09/2014. Xuất khẩu Việt Nam: Cần tạo sự khác biệt cho sản phẩm. < http://fbnc.vn/videos/26261#.VDz3v2GVPUU> [ Ngày truy cập: 15/09/2014]

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)