Phân tích các nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 70 - 73)

5.1.2.1 Trang thiết bị kĩ thuật

- Công ty đã đổi mới trang thiết bị, đầu tư mua sắm và cải tiến hệ thống chế biến gạo tại các Xí nghiệp trực thuộc có khả năng chế biến các loại gạo có phẩm chất cao như gạo thơm, Jasmine, gạo 5% tấm,… như các máy tách màu giúp cho việc phân tách màu hạt gạo đạt chuẩn xuất khẩu sang các thị trường khó tính thuộc khu vực Châu Phi như Nam Phi, Algieria,…

- Ngoài ra, Công ty còn chú trọng huy động vốn để đầu tư công nghệ, máy móc, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Hoàn thiện việc ứng dụng tin học vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực và kiểm soát trong toàn Công ty như các hoạt động hệ thống tài khoản riêng cho từng nhân viên, gửi nhận hợp đồng qua fax, trao đổi thông tin với đối tác qua skype và email,…Do đó sẽ khắc phục được những khó khăn về khoảng cách

60

địa lí và tạo nhiều cơ hội tìm kiếm khách hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.

5.1.2.2 Chính sách Marketing

 Sản phẩm

Sản phẩm gạo của Công ty được tạo ra phải qua một quy trình kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt từ khâu chế biến xay xát đến khâu đóng gói bao bì, bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, Công ty còn gặp vài khó khăn trong việc thực hiện chiến lược sản phẩm đó là do nguồn nguyên liệu đầu vào còn chưa đạt yêu cầu, chất lượng nguồn nguyên liệu chưa đồng bộ dẫn đến gạo chưa đạt tiêu chuẩn về độ đồng đều, về quy cách, phẩm chất trong từng lô hàng xuất khẩu, chưa thật sự đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng ở thị trường nước ngoài.

 Giá

Công ty định giá theo giá thị trường, giá cạnh tranh để việc kinh doanh xuất khẩu gạo có hiệu quả, thu về lợi nhuận như mong muốn. Năm 2013, gạo 5% tấm giá bình quân 7.996 đồng/kg; gạo 15% tấm giá bình quân 7.536 đồng/kg, gạo 25% giá bình quân 7.391 đồng/kg, gạo thơm các loại giá bình quân 9.788 đồng/kg, với mức giá này thì Công ty có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong ngành.

 Kênh phân phối

Hiện Công ty chưa có kênh phân phối ở thị trường Châu Phi, Công ty xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu qua trung gian thông qua ủy thác. Do đó làm giảm lợi nhuận xuất khẩu của Công ty và khó cạnh tranh về giá. Kênh phân phối chủ yếu là các đầu mối trung gian, các nhà kinh doanh sĩ, chưa có kênh phân phối trực tiếp tới người tiêu dùng cuối cùng.

 Nghiên cứu thị trường và quảng bá thương hiệu

Hiện nay gạo của Công ty được biết đến với thương hiệu “Vinhlong food”. Thương hiệu của Công ty đã được khẳng định trong nhiều năm qua kể cả trong nước và nước ngoài với các loại gạo đặc sản có chất lượng cao. Tuy nhiên, ở thị trường Châu Phi, thương hiệu của Công ty chưa được biết dến nhiều. Vì đa số các hợp đồng xuất khẩu sang thị trường này thuộc dạng ủy thác nên thương hiệu của Công ty không được người tiêu dùng biết đến. Việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng mới còn nhiều hạn chế, phần lớn các quan hệ giao dịch diễn ra do khách hàng tìm đến trước, và nhiều trường hợp phải chấp nhận xuất khẩu qua trung gian. Công việc tìm kiếm khách hàng chỉ thực hiện qua Internet, báo đài, thu thập tin tức từ Sở Thương mại, rất ít khi Công ty bố

61

trí cán bộ đi nghiên cứu thị trường ở nước ngoài, đặc biệt là nơi có vị trí xa xôi như Châu Phi. Do đó, cho đến nay Công ty vẫn chưa có được những hợp đồng qui mô lớn với giá cao, còn bị phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu tự phát trên thị trường, xác suất rủi ro khá cao.

5.1.2.3 Nguồn nhân lực

- Ban quản lí cấp cao của Công ty đều là những người có trình độ cao, gắn bó với Công ty lâu năm, có những đóng góp to lớn cho công ty, không những vậy mà họ còn nắm rất rõ tình hình của Công ty.

- Đội ngũ kĩ sư ở những nhà máy chế biến trực thuộc Công ty đều là những người được Công ty tuyển chọn rất cẩn thận với những tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu của Công ty. Không những vậy mà Công ty còn tạo điều kiện cho đội ngũ kĩ sư này đi tu nghiệp ở nước ngoài nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức của họ. Bên cạnh đó thì việc đi tu nghiệp nước ngoài cũng là một cách tốt nhất để học hỏi và tiếp thu những công nghệ sản xuất ở những quốc gia hiện đại. - Đội ngũ nhân viên làm việc cho những phòng ban khác nhau của Công ty với trình độ chuyên môn cao, đều đã tốt nghiệp đại học và cao đẳng và nếu có những thay đổi môi trường làm việc thì Công ty đều tạo điều kiện cho những nhân viên này đi học những lớp nghiệp vụ có liên quan.

5.1.2.4 Chính sách chất lượng

Từ năm 2001, Công ty đã xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và được tổ chức UKAS ( Vương Quốc Anh) đánh giá chứng nhận. Quy trình chế biến, kế hoạch kiểm soát sản xuất và kiểm soát chất lượng gạo được văn bản hóa thành các tài liệu hướng dẫn nhằm đảm bảo sự nhất quán trong quá trình sử dụng cũng như giúp kiểm soát các quy trình hợp lý và khoa học hơn. Các công đoạn trong quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ, nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời khi phát sinh sản phẩm không phù hợp nhằm cung cấp cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất. Do đó chất lượng gạo sẽ đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Châu Phi.

5.1.2.5 Khách hàng

Theo thống kê tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công ty thì hầu như những khách hàng thân thiết khu vực Châu Phi của Công ty cũng là những khách hàng nhập khẩu gạo nhiều nhất của Việt Nam như những khách hàng lớn đến từ Ghana, Bờ Biển Ngà,, Angola, Algieria…Không những vậy mà hầu như những khách hàng lớn của Công ty đều có những đơn đặt hàng lớn và ổn định hàng năm.

62

5.1.2.6 Tài chính

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 70 - 73)