Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 47 - 50)

Năm 2012, xuất khẩu sang khu vực này đạt 1.518 nghìn tấn, giảm 3,92% tương đương 62 nghìn tấn so với năm 2011. Năm 2013, sản lượng gạo xuất khẩu sang Châu Phi đạt 1.713 nghìn tấn, tăng 12,85% tương đương 195 nghìn tấn. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này luôn ổn định qua các năm là do nhu cầu ở khu vực này khá cao. Tuy nhiên, vì Ấn Độ có vị trí địa lí gần hơn nên việc xuất khẩu gạo sang Châu Phi bị cạnh tranh bởi Ấn Độ. Bên cạnh đó, do trở ngại về địa lí nên chủ yếu Việt Nam xuất khẩu gạo sang Châu Phi qua trung gian, ngoài ra khó khăn trong khâu thanh toán, không có nhiều thông tin về phía đối tác nên tồn tại nhiều rủi ro dẫn đến các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang châu lục này Bảng 4.10: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Châu Phi giai đoạn 2011-2013 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Chênh lệch Tuyệt đối % Tuyệt đối % Số lượng nước xuất khẩu sang 32/55 30/55 33/55 - - - -

Sản lượng (nghìn tấn) 1.580 1.518 1.713 (62) (3,92) 195 12,85 Kim ngạch (triệu USD) 745 763 775 18 2,42 12 1,57

Nguồn: Tổng cục hải quan, Bộ công thương

Về kim ngạch, năm 2012 kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực này đạt 763 nghìn USD, tăng 2,42% tương đương 18 nghìn USD so với năm 2011. Năm 2013, kim ngạch đạt 775 nghìn USD, tăng 1,57% tương đương 12 nghìn USD so với năm 2012. Nguyên nhân kim ngạch tăng qua các năm là do trong năm 2012 tuy lượng gạo xuất khẩu sang Châu Phi giảm nhưng giá xuất khẩu lại tăng dẫn đến kim ngạch tăng so với năm 2011. Trong năm 2013, sản lượng xuất khẩu tăng so với năm 2012 và giá gạo xuất khẩu sang khu vực này ở mức ổn định là nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu tăng.

Nhìn chung thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sang các nước Châu Phi ngày càng được mở rộng, luôn nằm ở mức từ 30 thị trường trở lên. Bên cạnh đó, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này ổn định và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2011, xuất khẩu gạo sang Châu Phi chiếm 21% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam ra thế giới. Năm 2012 kim ngạch xuất khẩu chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của ta. Tuy nhiên, ở đầu năm 2014 do sự cạnh tranh gạo giá rẻ ở Ấn Độ và sự đẩy

37

mạnh xuất khẩu gạo tồn kho ở Thái Lan dẫn đến sản lượng xuất khẩu của nước ta ở những tháng đầu năm chưa cao.

Bảng 4.11: Sản lượng xuất khẩu gạo của một số thị trường lớn của Việt Nam tại Châu Phi 2011-2013

ĐVT: nghìn tấn Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Senegal 410 182 46 (228) (55,61) (136) (74,73) Bờ Biển Ngà 291 479 561 188 64,60 82 17,12 Ghana 138 307 380 169 122,46 73 23,78 Angola 57 121 116 64 112,28 (5) (4,13) Angieri 38 77 95 39 102,63 18 23,38 Nam Phi 8 34 31 26 325,00 (3) (8,82)

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại

Từ năm 2011 đến năm 2013, Bờ Biển Ngà và Ghana là hai thị trường xuất khẩu lớn của nước ta. Hai thị trường này luôn có sản lượng nhập khẩu trên 100 nghìn tấn mỗi năm. Năm 2012, Bở Biển Ngà có sản lượng nhập khẩu cao nhất với 479 nghìn tấn, tăng 64,6% tương đương 188 nghìn tấn so với năm 2011. Năm 2013, Bờ Biển Ngà tiếp tục là nước có sản lượng nhập khẩu gạo cao nhất của Việt Nam tại Châu Phi với 561 nghìn tấn, tăng 17,12% tương đương 82 nghìn tấn so với năm 2012. Nguyên nhân xuất khẩu gạo tăng qua các năm ở thị trường này là do đây là một khách hàng truyền thống của Việt Nam tại khu vực Châu Phi với nhu cầu nhập khẩu gạo cao qua các năm.

38

Bảng 4.12: Kim ngạch xuất khẩu gạo của một số thị trường lớn của Việt Nam tại Châu Phi giai đoạn 2011-2013

ĐVT: triệu USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Senegal 169 66 17 (103) (60,95) (49) (74,24) Bờ Biển Ngà 138 203 228 65 47,10 25 12,32 Ghana 77 149 182 72 93,51 33 22,15 Angola 27 54 47 27 100,00 (7) (12,96) Angieri 19 35 39 16 84,21 4 11,43 Nam Phi 4 17 14 13 325,00 (3) (17,65) Cameroon 42 43 60 1 2,38 17 39,53 Mozabique 22 32 29 10 45,45 (3) (9,38) Guinea 78 22 17 (56) (71,79) (5) (22,73) Kenya 37 31 12 (6) (16,22) (19) (61,29)

Nguồn: Cục xúc tiến thương mại

Về kim ngạch xuất khẩu gạo, Bờ Biển Ngà là thị trường mang lại kim ngạch cao qua các năm cho Việt Nam ở Châu Phi. Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 203 triệu USD, tăng 47,1% tương đương 65 triệu USD. Năm 2013, kim ngạch xuất khẩu đạt 228 triệu USD, tăng 12,32% tương đương 25 triệu USD. Nguyên nhân kim ngạch ở thị trường này tăng qua các năm là do sản lượng tăng và giá gạo xuất khẩu sang thị trường này ở mức ổn định.

39

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 47 - 50)