Xây dựng thương hiệu gạo của công ty đối với thị trường Châu Phi

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 81 - 83)

Phi

- Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và đối với Công ty nói riêng vẫn chưa xây dựng được thương hiệu đối với thị trường này. Thậm chí, gạo của Công ty được người Châu Phi tiêu dùng mà họ vẫn không biết gạo đó được sản xuất ở Việt Nam. Một trong những nguyên nhân đó là do việc xuất khẩu đóng gói theo yêu cầu của bên mua và đa phần các nước Châu Phi nhập khẩu gạo sau đó bán sang các nước trong khu vực. Do đó việc xây dựng thương hiệu đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp nhập khẩu là điều cần thiết.

- Việc thành lập phòng marketing cũng sẽ đảm nhận luôn nhiệm vụ phát triển thương hiệu của Công ty trong và ngoài nước. Các bước xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu có thể tiến hành:

Bước 1: Hoạt động nghiên cứu.

Với bất kì loại hình marketing nào cũng cần có một số nghiên cứu khởi đầu trước khi phát triển chiến lược marketing. Điều này đặc biệt quan trọng khi hoạt động kinh doanh mở rộng ra toàn cầu bởi vì khách hàng mục tiêu nước ngoài rất khác biệt với khách hàng trong nước. Nghiên cứu về thống kê dân số cùng các nghiên cứu khác đề làm rõ liệu nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của công ty đối tác có phải là nhân tố rất quan trọng hay không. Đảm bảo rằng họ

71

sẽ có nhu cầu về hàng hóa để sau đó là nhận định rõ khách hàng của công ty mình là ai và cách thức tốt nhất để tiếp cận họ.

Bước 2: Nhận biết sự khác biệt về văn hóa

Có nhiều sự khác biệt giữa các quốc gia bao gồm: ngôn ngữ, tôn giáo, cấu trúc xã hội và giáo dục. Sự khác biệt này có ảnh hưởng đến chiến lược marketing trong kinh doanh. Thông qua nghiên cứu để tìm ra sự khác nhau về truyền thống, thị hiếu, sở thích của các nước, từ đó xây dựng những ý tưởng marketing phù hợp và hiệu quả cho từng nước. Nếu không nghiên cứu sự khác nhau về văn hóa thì phần lớn những chiến dịch marketing sẽ không có ý nghĩa hoặc thất bại và có thể hủy hoại uy tín của công ty.

Bước 3: Phát triển chiến lược marketing hỗn hợp đặc biệt để phân loại hành vi mua hàng của một phân đoạn thị trường nhất định.

Công ty cần nghiên cứu và nhận ra nhóm khách hàng đặc biệt có hành vi mua hàng khác so với những nhóm người khác. Những phân đoạn thị trường có thể được phân loại thông qua khu vực địa lý, dân số, yếu tố văn hóa xã hội và tâm lý. Phân đoạn thị trường mang lại lợi ích tốt nhất là dựa trên chiến lược marketing hỗn hợp đặc biệt giúp phân loại hành vi mua hàng. Marketing mix bao gồm cả sự lựa chọn của Công ty về thuộc tính của hàng hóa, chiến lược giao tiếp, chiến lược phân phối và chiến lược giá cả mà Công ty sẽ chào mời khách hàng trong phân đoạn thị trường mục tiêu.

Bước 4: Nhận biết những phân đoạn thị trường vượt ra ngoài biên giới quốc gia.

Nhằm đạt được điều này, Công ty cần phải tìm ra những yếu tố giống nhau giữa những người tiêu dùng trong cùng một phân đoạn thị trường. Những điểm giống nhau như giá trị, tuổi tác, sự lựa chọn phong cách sống giúp hình thành những hành vi mua hàng giống nhau. Khi mà những điểm giống nhau được tìm ra, công ty có thể đưa ra một thị trường toàn cầu như là một tổng thể hợp nhất và bán các sản phẩm được tiêu chuẩn hóa dựa trên nền tảng nghiên cứu chung của marketing mix giúp Công ty xác định đúng vị trí và bản thân sản phẩm trong thị trường các nước đa dạng và phong phú.

Bước 5: Đưa ra quyết định quảng cáo.

Sự khác nhau về nền văn hóa khiến quảng cáo khó thành công hơn khi tiếp thị ra toàn cầu. Luật pháp ở các nước khác nhau, cho nên mặc dù những quy định về quảng cáo có thể được chấp nhận ở nước này nhưng lại bị ngăn cấm ở nước khác. Do đó, Công ty cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa các nước trước khi tiến hành tiếp thị ra toàn thế giới.

72

- Ngoài ra thì việc tham gia những hội chợ thương mại, các diễn đàn hay hội thảo về gạo kể cả ở nước ta và Châu Phi không chỉ giúp ích cho việc tìm kiếm khách hàng mới mà còn khẳng định tính thường xuyên, ổn định trong kinh doanh. Tuy nhiên, chi phí bỏ ra khi tham dự các hội chợ, hội thảo tại Châu Phi là không ít.

- Bên cạnh chiến lược quảng bá thương hiệu thì Công ty cần tham gia các tổ chức xúc tiến thương mại sang các nước Châu Phi của nước ta. Đây là cơ hội để Công ty có thể tìm kiếm đối tác, quảng bá thương hiệu Công ty và tìm kiếm nhiều hợp đồng thương mại.

Tóm lại, để có thể cạnh tranh cũng như nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi nói riêng và thế giới nói chung thì Công ty phải có những điều chỉnh trong chiến lược marketing. Cụ thể hơn là Công ty nên chú trọng xây dựng hình ảnh của công ty trên thị trường gạo quốc tế, tìm cho mình một vị trí phù hợp với những tiềm năng vốn có.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 81 - 83)