Hạn chế xuất khẩu qua trung gian

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 80)

- Hiện nay, Công ty và doanh nghiệp nhập khẩu gạo ở Châu Phi chưa có cơ hội làm việc trực tiếp với nhau, gạo của công ty xuất sang Châu Phi chủ yếu qua các tổ chức trung gian. Việc giao dịch mua bán qua khâu trung gian nên giá gạo xuất khẩu vào thị trường này bị đẩy lên cao, trong khi giá gạo cùng chủng loại không xuất khẩu qua trung gian có giá thấp hơn.

- Xuất khẩu sang các thị trường Châu Phi cũng như các doanh nghiệp khác thì Công ty gặp nhiều khó khăn trong phần thanh toán. Vì đa số các hợp đồng đều không xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Châu Phi mà phải thông qua một nước trung gian ở Châu Âu, Hồng Kông hoặc các nước Ả rập thống nhất, sau đó mới xuất vào thị trường Châu Phi. Như vậy thì sẽ làm cho giá bán tăng do phải trả thêm chi phí trung gian và gặp phải nhiều rủi ro về thanh toán do nguy cơ không thanh toán tiền từ các nước Châu Phi do đa số các nước này không mở L/C và thanh toán tiền chậm 30-90 ngày

- Để khắc phục tình trạng này thì Việt Nam đã thành lập Vụ châu Phi, Tây Á - Nam Á. Đây là tổ chức nhằm hỗ trợ, tư vấn cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Do đó, để giảm thiểu rủi ro khi xuất khẩu vào Châu Phi không cần qua trung gian thì Công ty có thể liên hệ với các thương vụ Việt Nam tại châu Phi để nhờ thẩm tra và tư vấn. Hiện Việt Nam có 5 cơ quan đại diện thương mại tại Ai Cập, Algeria, Moroco, Nam Phi và Nigeria.

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)