Quan hệ kinh tế Việt Nam – Châu Phi

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 44 - 47)

Việt Nam đã kí hiệp định song phương với một số nước Châu Phi như Guinea (1961), Algeria (1994), Guinea (1977), Mozambique (1978), Angola (1978), Libi (1983), Tunisia (1994), Cộng Hòa Nam Phi ( 2000), Nigeria (2000), Morocco (2001), Zimbabue ( 2001), Congo (2002), Namibia (2003), Sudan (2003), Sierra Leone (2003),… Trong đó hầu hết các hiệp định đều có quy chế Tối huệ quốc về thuế quan. Đây là hành lang pháp lý cơ bản để doanh nghiệp hai phía xúc tiến hoạt động thương mại. Việt Nam đã có quan hệ với 55 quốc gia tại châu Phi (Sudan tách ra), vì vậy tiềm năng giữa hai bên là rất lớn. Việt Nam đã ký một số Bản ghi nhớ liên chính phủ về xuất khẩu gạo sang một số nước Châu Phi, Ghi-nê, Gana, Cameroon… nhằm bảo đảm cho gạo Việt Nam có đầu ra ổn định và tránh được sự cạnh tranh trực tiếp với gạo của các nước xuất khẩu khác.

34

Bảng 4.8: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sang châu Phi giai đoạn năm 2011-2013 ĐVT: tỷ USD Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Tuyệt đối % Tuyệt đối % Xuất khẩu 1,24 2,47 2,87 1,23 99,19 0,4 16,19 Nhập khẩu 1,14 1,03 1,42 (0,11) (9,65) 0,39 37,86 Xuất nhập khẩu 2,38 3,5 4,29 1,12 47,06 0,79 22,57

Nguồn: Tổng cục hải quan

Năm 2013, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi đạt 4,29 tỷ USD, tăng 22,57% tương đương 0,79 tỷ USD so với năm 2012. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,87 tỷ USD, tăng 16,19% tương đương 0,4 tỷ USD, chiếm 2% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu từ Châu Phi là 1,42 tỷ USD, tăng 37,86% tương đương 0,39 tỷ USD so với năm 2012. Nguyên nhân của việc gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Châu Phi là do Châu Phi có nhu cầu lớn đối với hàng nông sản, công nghiệp mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, cà phê, hạt tiêu, dệt may, da giày, thủy sản, điện thoại, linh kiện điện tử, máy móc thiết bị phụ tùng, linh kiện xe gắn máy… Ngược lại, Việt Nam cần nhập khẩu những mặt hàng nguyên liệu đầu vào quan trọng như hạt điều, bông, gỗ, dầu thô, khoáng sản, sắt thép phế liệu… từ Châu Phi để phục vụ ngành công nghiệp chế biến trong nước.

Với quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Châu Phi ngày càng phát triển thì thị trường xuất khẩu của Việt Nam tại châu lục này không ngừng được mở rộng.

35

Bảng 4.9: 10 thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam sang Châu Phi năm 2013

Thị trường Trị giá (triệu USD) Nam Phi 764,80 Bờ Biển Ngà 247,14 Ghana 247,00 Ai Cập 220,00 Angieri 177,00 Nigieria 147,82 Ca-mơ-run 130,00 Anggola 124,60 Ma-rốc 110,00 Mô-dăm-bích 92,00

Nguồn: Tổng cục hải quan

Các thị trường xuất khẩu này chiếm khoảng 79% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi trong năm 2013. Trong năm 2013, Nam Phi là nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi với 764,8 triệu USD. Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nam Phi, Algieri, Ai Cập, Nigeria và Ghana vẫn duy trì được đà tăng trưởng trong khi xuất khẩu sang Bờ Biển Ngà, Angola, Mô-dăm-bích và Senegal lại giảm mạnh. Nam Phi tiếp tục là thị trường xuất khẩu số một với kim ngạch đạt 448 triệu USD, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2013.

Hiện tại gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Châu Phi chiếm 30% kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này và sẽ là mặt hàng xuất khẩu số một của nước ta trong thời gian tới do nhu cầu của Châu Phi về gạo cao trong khi nguồn cung hạn chế. Mỗi năm Châu Phi phải nhập khẩu hơn một tỷ USD mặt hàng gạo, như vậy giá trị gạo xuất khẩu của Việt Nam chiếm xấp xỉ 1/5 lượng gạo nhập khẩu của Châu Phi.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu gạo Việt Nam tại châu Phi đã bị sụt giảm do sự cạnh tranh gay gắt của gạo Thái Lan, Ấn Độ và do tác động của dịch bệnh Ebola ở Tây Phi làm việc vận chuyển gạo sang khu vực này bị hạn chế hơn.

36

Một phần của tài liệu các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường châu phi của công ty cổ phần lương thực thực phẩm vĩnh long (Trang 44 - 47)