Câu sai về cấu trúc

Một phần của tài liệu nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính (trên ngữ liệu tỉnh bà rịa vũng tàu) (Trang 69 - 73)

III. 24T NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2 4T75T 6 Bảng tổng hợp tình hình sử dụng từng 75T75T ữ

2.2.3.1. Câu sai về cấu trúc

19T

Trước khi trình bày câu sai về cấu trúc, luận văn xét thấy cần thiết phải nêu lên mấy vấn đề về dấu câu, vì chính việc sử dụng dấu câu đúng hay không đúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của câu viết trong văn bản.

19T

Dấu câu, một thành phần rất quan trọng của câu, một loại ký hiệu đặc biệt của chữ viết, được dùng để biểu thị ngữ điệu của lời nói, vì vậy, quan hệ giữa ngữ điệu và dấu câu là một dạng của mối quan hệ giữa lời nói và chữ viết, nhờ có dấu câu xuất hiện trên chữ viết mà ngữ điệu của lời nói được thể hiện. Ngoài ý nghĩa trên, dấu câu liên quan mật thiết đến ngữ nghĩa và cấu trúc của câu.

19T

Trong tiếng Việt có hai loại dấu câu cơ bản:

- 19TDấu giữa câu gồm dấu phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, hai chấm.

- 19TDấu cuối câu gồm: dấu chấm, dấu cảm, chấm hỏi, dấu chấm lửng (nhiều chấm).

24T

Việc sử dụng đúng dấu câu sẽ làm cho ngôn ngữ viết trở nên rõ ràng, minh bạch hơn. Dùng sai dấu câu hoặc không dùng dấu câu trong những trường hợp bắt buộc phải dùng sẽ làm cho câu văn lủng củng, tối nghĩa hoặc sai ngữ pháp, làm cho người tiếp nhận không hiểu hoặc hiểu nhầm sang một ý khác.

39T

a) Câu thiếu nồng cốt câu (thiếu chủ ngữ - vị ngữ)

24T

Khảo sát các văn bản ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi thấy phần lớn các câu sai về thiếu nòng cốt là do hai trường hợp, thiếu nòng cốt do sử dụng đấu câu tùy tiện và thiếu vế câu trong nòng cốt câu ghép.

39T

* Thiếu nòng cốt câu đo sử đụng dấu câu tùy tiện

24T

Ví dụ 1: "Căn cứ vào quyết định thành lập công ty số.... 24T

Theo đề nghị của phòng Tổ chức cán bộ". 24T

Trong câu trên chỉ có các thành phần phụ, thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. Loại câu sai này xuất hiện khá phổ biến trong văn bản quyết định. Phải thay bằng dấu Uchấm phẩyUở cuối các căn cứ và Udấu phẩyUở đề nghị ra quyết định. (Theo đề nghị của....,).

24T

Ví dụ 2: "Xét tờ tình số 211/TT - CĐCĐ ngày 24/12/2002 của Trường 24T

Cao đẳng Cộng Đồng về việc xin duyệt nhân sự và kinh phí đi khảo sát tại 24T

Trung Quốc và một số nước ASEAN. Ủy ban Nhân dân Tỉnh có ý kiến như sa24T53Tu:...”. 24T

Dấu chấm của câu trên cần thay bằng dấu phẩy vì thành phần trước dấu chấm chỉ là trạng ngữ, thiếu nòng cốt câu, phải thay dấu chấm bằng dấu phẩy.

24T

Ví dụ 3: "Trong quá trình kiểm tra công tác cải cách hành chính tại các 24T

sở, ngành, các huyện, thị, thành phố 09 tháng đầu năm 2003 (trong đó, có 24T

các cơ quan trực thuộc ngành thuế tỉnh). Thường trực Ban chỉ đạo CCHC 24T

tỉnh đã ... ". 24T

Phần đầu của câu trên thiếu nòng cốt câu, chỉ là trạng ngữ, cần thay dấu chấm bằng dấu phẩy.

24T

Ví dụ 4: "Trong báo cáo tổng kết việc triển khai công tác giáo dục phòng chống AIDS mười năm (1993 - 2003) cần theo 7 nội dung của Chỉ thị số 10/GD - ĐT ngày 30/6/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo". 24T26T(Cổng văn của Sở Giáo dục và Đào tạo).

24T

Câu trên cần sử dụng Udấu phẩyUđể xác định thành phần phụ và tạo nòng cốt câu (nòng cốt tĩnh lược chủ ngữ), viết lại câu như sau:

24T

Trong báo cáo tổng kết việc triển khai công tác giáo dục phòng chống AIDS 10 năm (1993-2003), cần báo cáo theo bảy nội dung của Chỉ thị số 10/GD-ĐT ngày 30/6/1995 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

24T

Ví dụ 5: "Để thiết thực kỷ niệm nhân ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2001, đồng thời nhằm nâng cao truyền thống đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn.

24T

UBND huyện đề nghị ... ". 24T26T(Tờ trình của UBND huyện Long Đất).

24T

Cụm từ "Để thiết thực ... nhớ nguồn" không thể đứng một mình để thành câu vì không có nòng cốt câu, cần chuyển sửa như sau:

24T

Để thiết thực kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ 27/7/2001, nhằm nâng 24T

cao truyền thống "đền ơn đáp nghĩa", "uống nước nhớ nguồn", UBND 24T

huyện Long Đất đề nghị UBND tỉnh ... 39T

* Thiếu vế câu trong nòng cốt câu ghép

24T

Loại câu sai do thiếu vế câu trong nòng cốt câu ghép rất phổ biến trong các văn bản ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Xin trích dẫn ví dụ tiêu biểu sau:

19T

"Do kinh 19T22Tphí 19T22TĐT - BD CB - 19T22TCCVC 19T22Tnăm 19T22T2003 19T22Tđược UBND tỉnh 19T22Tphê 19T22Tduyệt có hạn, chưa đáp ứng tất cả nhu cầu mở lớp ĐT - BD CB – 19T22TCCVC 19T22Tnhư đề nghị của các cơ quan, đơn vị. Trước mắt Ban tổ chức chính quyền phê duyệt để mở 1 số lớp đào tạo, bồi dưỡng". 19T28T(Thông báo của Ban tổ chức chính quyền tỉnh).

19T

Câu trên thiếu vế chính trong nòng cốt câu do dấu chấm cuối vế "Do... đơn vị". Cấu trúc loại câu này gồm hai vế: Do... (cho) nên... . Có thể chữa lại câu trên bằng cách sửa dấu chấm cuối vế thứ nhất bằng dấu phẩy để câu có đủ hai vế chính - phụ.

19T

Do kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ - công chức, viên chức năm 2003 được duyệt cấp hạn chế, không đáp ứng đủ nhu cầu mở các lớp ĐT -BD như đề nghị của các cơ quan, đơn vị, (nên) trước mắt Ban tổ chức chính quyền chỉ phê duyệt để mở trước một số lớp có nhu cầu cấp thiết.

26T

b) Câu thiếu chủ ngữ

19T

Ví dụ 19T45T1: 19T45T"Qua các báo cáo [?] cho thấy rằng công tác phòng cháy, chưa được các phường chú ý đúng mức". 19T28T(Công văn PCCC của Công an tĩnh)

19T

Câu trên chỉ có thành phần trạng ngữ và vị ngữ, thiếu chủ ngữ, là loại câu sai do nhầm lẫn trạng ngữ với chủ ngữ. Đây là trường hợp rất phổ biến trong các văn bản công văn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Có thể sửa lại như sau:

19T

Qua các báo cáo, chúng tôi nhận thấy rằng công tác phòng cháy, chưa được các phường chú ý đúng mức.

19T

Ví dụ 2: "Về nguyên tắc, đồng ý với đề nghị của Trường Cao đẳng Cộng Đồng về việc thanh toán tiền dạy vượt giờ của giảng viên". 19T28T(Công văn trả lời của UBND Tỉnh).

19T

Ai đồng ý với đề nghị của Trường Cao đẳng Cộng Đồng? Câu trên cần sửa như sau: 19T

"Về nguyên tắc, UBND Tỉnh đồng ý với đề nghị của Trường Cao đẳng Cộng Đồng về việc thanh toán tiền vượt giờ của giảng viên".

19T

Ví dụ 3: "Tăng cường quản lý thị trường trên toàn địa bàn". 19T28T(Kếhoạch tháng 5/2001 của UBND Thị xã Bà Rịa).

19T

Ai tăng cường quản lý? Thiếu chủ ngữ. Có thể sửa lại là: UBND Thị xã cần tăng cường chỉ đạo công tác quản lý thị trường trên toàn địa bàn.

19T

Ví dụ 4: "Việc mở rộng đoạn đường từ bãi trước vòng quanh núi lớn tuy có khó khăn về địa hình nhưng thuận lợi về việc giải tỏa vì rất ít hộ dân. Trên cơ sở đó [?] đã đẩy nhanh được tiến độ thi công và hoàn thành trước thời gian qui định".

19T

Câu trên cần thay dấu chấm bằng dấu phẩy và thêm chủ nghĩa "Ban quản lý công trình". Câu được viết lại như sau:

19T

Việc mở rộng đoạn đường từ bãi trước vòng quanh núi lớn tuy có khó khăn về địa hình nhưng thuận lợi về việc giải tỏa vì rất ít hộ dân, trên cơ sở đó, Ban quản lý công trình đã đẩy nhanh được tiến độ thi công và hoàn thành trước thời gian qui định.

Một phần của tài liệu nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính (trên ngữ liệu tỉnh bà rịa vũng tàu) (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)