Nguyên nhân chính của những khuyết điểm

Một phần của tài liệu nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính (trên ngữ liệu tỉnh bà rịa vũng tàu) (Trang 117 - 118)

V 38T57T /v cử công chức đi học lớp Bồi dưỡng tiền công vụ

2.4.1.3.Nguyên nhân chính của những khuyết điểm

24T

Qua kết quả khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ toong các văn bản hành chính tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, chúng tôi nhận thấy những sai sót, tồn tại đã mắc phải do những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

38T

a) 38T67TVề 39T67Tnguyên nhân khách quan

24T

Theo chúng tôi, có 3 nguyên nhân khách quan cơ bản sau:

- 24TTỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chưa chú ý nhiều đến việc tuyển chọn, đào tạo cán bộ làm công tác soạn thảo các văn bản hành chính, nhất là ở cấp huyện, các ban ngành, đoàn thể.

- 24TCác cấp lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đúng mức đến các văn bản hành chính, thể hiện ở chỗ có nhiều văn bản do không được xem xét cẩn thận, khi ban hành đã có nhiều sai sót như đã trình bày.

- 24TTrình độ của cán bộ quản lý hành chính, cán bộ tham mưu còn hạn chế, chưa nhận ra những sai sót của văn bản trước khi trình ký ban hành.

- 24TMột số cơ quan, đơn vị xem văn bản hành chính như là một thủ tục giấy tờ phải có, do vậy không quan tâm đến công tác soạn thảo văn bản.

24T

Đó là chưa kể tình trạng lưu trữ văn bản hành chính ở các đơn vị cấp huyện, xã cũng rất kém. Đây cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về công tác hành chính nói chung, công tác soạn thảo văn bản hành chính nói riêng.

39T

b) Những nguyên nhân chủ quan

24T

Nguyên nhân chủ quan là nguyên nhân trực tiếp thuộc về người soạn thảo văn bản. Qua công tác khảo sát trên đây, chúng tôi ghi nhận trình độ, năng lực của một số cán bộ soạn thảo văn bản còn những hạn chế nhất định như sau:

- 24TKiến thức về tiếng Việt chưa đáp ứng được yêu cầu soạn thảo văn bản nói chung, văn bản hành chính nói riêng, cụ thể là, vốn từ còn hạn chế, chưa hiểu đúng nghĩa từ vựng nhất là các từ Hán Việt, thuật ngữ, chưa nắm hết những vấn đề cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt.

- 24TMột số cán bộ soạn thảo chưa thể hiện hết trách nhiệm của mình, cụ thể là thiếu thận trọng, thiếu cân nhắc khi viết câu, sử dụng chính tả, dùng từ ngữ và tổ chức văn bản.

- 24TNgười soạn thảo văn bản chưa nắm vững đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính, đặc trưng của các loại văn bản, chưa nắm hết các qui định về thể thức, về công tác soạn thảo văn bản và" các văn bản Nhà nước đã ban hành phải tuân thủ.

- 24TCác cán bộ có trách nhiệm thiếu sự kiểm tra các văn bản do cấp dưới soạn thảo trước khi ban hành.

- 24TNhận thức về vai trò và chức năng của người soạn thảo văn bản hành chính chưa thật sự chính xác. Có một quan niệm rất phổ biến hiện nay là, một cán bộ hành chính vững vàng về mặt chính trị, có tri thức luật pháp là có thể soạn thảo bất kỳ loại văn bản hành chính nào.

Một phần của tài liệu nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính (trên ngữ liệu tỉnh bà rịa vũng tàu) (Trang 117 - 118)