Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính (trên ngữ liệu tỉnh bà rịa vũng tàu) (Trang 118 - 123)

V 38T57T /v cử công chức đi học lớp Bồi dưỡng tiền công vụ

2.4.2. Một số kiến nghị

2.4.2.1. Kiến nghị với các cấp lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

24T

Văn bản hành chính là công cụ quan trọng để nắm thông tin và thực hiện việc quản lý, lãnh đạo, điều hành các hoạt động trong mọi lãnh vực của Nhà nước, của các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội. Văn bản hành chính còn là cơ sở pháp lý để làm chứng từ, lưu trữ trong mọi hoạt động. Do vậy, văn bản hành chính cần phải được xem trọng đúng mức.

24T

Để công tác soạn thảo văn bản hành chính tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sớm được ổn định nề nếp và có chất lượng, nhằm đáp ứng thiết thực, kịp thời cho yêu cầu thông tin, quản lý trong giai đoạn bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chúng tôi xin kiến nghị với các cấp lãnh đạo năm ý kiến sau:

- 24TCần chú ý tuyển chọn, đầu tư và ổn định công tác cho các cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản để có đủ trình độ, năng lực đáp ứng được yêu cầu soạn thảo văn bản trong giai đoạn mới. Được biết, hiện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học các ngành Xã hội - Nhân văn, đặc biệt là ngành Ngữ văn còn nhiều người chưa có việc làm, phải tạm làm những công việc không phù hợp với chuyên môn đã học; ngành Giáo dục - Đào tạo thừa giáo viên văn. Theo chúng tôi, Tỉnh nên mạnh dạn sử dụng lực lượng này vào các công việc hành chính, 24T45Tlưu 24T45Ttrữ, soạn thảo văn bản để thay thế một số cán bộ không đáp ứng được công việc.

- 24TCán bộ lãnh đạo các bộ phận hành chính, các bộ phận tham mưu cần nắm vững các thể thức, yêu cầu của văn bản hành chính, đồng thời cũng cần có những kiến thức nhất định về tiếng Việt để có thể thẩm định được văn bản đã được cấp dưới soạn thảo, có ý kiến chỉnh sửa trước khi trình ký và ban hành.

- 24TLãnh đạo ký ban hành văn bản cần thận trọng xem xét trước khi ký văn bản.

- 24TCần tạo điều kiện đầy đủ sách báo, tự điển để làm tư liệu cho các cán bộ soạn thảo tra cứu, tham khảo.

24T

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về tiếng Việt và soạn thảo văn bản cho các cán bộ làm công tác hành chính trong tỉnh.

- 24TCác kiến thức về hành chính nói chung, soạn thảo văn bản hành chính nói riêng, có thể coi như một tiêu chí tham khảo khi bổ nhiệm, đề bạt cán bộ hành chính.

2.4.2.2. Kiến nghị với các cán bộ làm công tác soạn thảo văn bản của tỉnh

24T

Để có thể soạn thảo văn bản hành chính đạt yêu cầu, tránh được những lỗi như đã mắc phải, theo chúng tôi cần chú ý những vấn đề sau:

- 24TCần chú ý rèn luyện về kỹ năng viết đúng chính tả tiếng Việt: sử dụng đúng hỏi, ngã; không viết theo cách phát âm địa phương, mà phải sử dụng đúng chính âm được thể hiện trên chữ viết, khi cần thiết phải sử dụng tự điển chính tả để tra cứu; tránh việc viết tắt và viết hoa tùy tiện.

- 24TCân nhắc khi sử dụng từ ngữ nhất là các từ Việt - Hán, các thuật ngữ; tăng cường đọc sách báo để nâng cao vốn từ, khi chưa rõ phải sử dụng tự điển để tra cứu, tránh dùng các từ địa phương, khẩu ngữ, từ lóng nghề nghiệp.

- 19TCần nắm chắc các vấn đề cơ bản về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là câu tiếng Việt và sử dụng dấu câu. Khi soạn văn bản phải cân nhắc kỹ để câu càng ngắn gọn càng tốt, tránh viết câu theo kiểu văn nói.

- 19TCần chú ý thực hiện có chất lượng việc cấu tạo văn bản như: tính khuôn mẫu của văn bản hành chính thể hiện qua các thể thức và đặc trưng thể loại văn bản; cấu trúc đoạn văn rõ ràng, rành mạch thể hiện được ý nghĩa và tính liên kết giữa các đoạn trong bố cục toàn văn bản.

19T

Hiện nay, các tài liệu về tiếng Việt, về văn bản hành chính xuất bản khá nhiều, Nhà nước cũng đã có những văn bản hướng dẫn nhằm từng bước thể chế hóa các văn bản hành chính đó là những điều kiện thuận lợi để người soạn thảo có thể làm tốt công tác soạn thảo của mình.

KẾT LUẬN

24T

Hiệu lực của một văn bản hành chính lệ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó ngôn ngữ diễn đạt chỉ là một trong những yếu tố hợp thành. Tuy nhiên, có thể nói được rằng, đây là yếu tố khá quan trọng làm nên giá tri của một văn bản.

24T

Việc xác định đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính nói chung, việc khảo sát đặc điểm ngôn ngữ hành chính trên một địa bàn hành chính cụ thể là một vấn đề tương đối phức tạp.

24T

Đối chiếu với những yêu cầu đặt ra ở phần dẫn luận, đến đây luận văn có thể rút ra một số nhận xét khái quát như sau:

1. 24TTrên cơ sở kế thừa các công trình phong cách học đi trước, luận văn đã khái quát được một số đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính. Điều cần lưu ý là, bên cạnh việc nêu lên các đặc điểm chung nhất, chúng tôi cũng rất chú ý đến các công việc có tính chất bếp núc của việc soạn thảo như các qui trình cơ bản, các yêu cầu về mặt ngôn ngữ, cũng như đã xác lập được một số đặc điểm của các thể loại cơ bản. Đây có thể coi như những tiền đề lý thuyết làm chỗ dựa cho những mô tả cụ thể.

2. 24TLuận văn cũng đã dành một số trang thích đáng cho việc mô tả đặc điểm của các cơ quan hành chính của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là những yếu tố thoạt nhìn có tính chất ngoại vi đối với đề tài đang khảo sát, nhưng quả nhiên để lý giải về thực trạng hành chính, cũng như đề xuất một số giải pháp, không thể không nhắc đến địa hạt này. Bởi vì, như đã lý giải, trong nhiều lĩnh vực, yếu tố con người, ở đây là cán bộ hành chính của cơ quan có ý nghĩa quyết định trong cải cách hành chính, trong đó có việc cải cách về soạn thảo, lưu trữ, xử lý văn bản hành chính.

3. 19TTrên ngữ liệu khảo sát 241 văn bản hành chính, bao gồm hai hệ thống văn bản pháp quy và văn bản hành chính thông thường, với hàng loạt thể loại thường dùng, luận văn đã tiến hành một số công việc sau:

3.1. 19TMiêu tả, phân loại, thống kê nhiều loại lỗi chính tả khác nhau. Qua ngữ liệu lỗi, chúng ta có thể ghi nhận, trong các loại lỗi, lỗi chính tả do phát âm địa phương có một ý nghĩa xã hội - văn hóa nhất định. Tại đây, nó phản ánh tính chất không thuần nhất về nguồn gốc của yếu tố con người, đó là kết quả của các cuộc di dân từ nhiều nguồn, nhiều địa phương của cán bộ hành chính trong tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

3.2. 22TVề 19T22Ttừ vựng, xuất phát từ đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính, luận văn đã xem xét một số lỗi về dùng từ như lỗi sai về phong cách, sai về cấu tạo, sai về nghĩa, sai về viết tắt v.v... rõ ràng là, hơn đâu hết, với yêu cầu đơn trị về mặt ngữ nghĩa, từ vựng trong phong cách hành chính phải là lớp từ ngữ chuẩn mực về cấu trúc, chức năng và cả dụng học. Tiếc rằng, văn bản hành chính ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong rất nhiều trường hợp chưa đáp ứng được yêu cầu này.

3.3. 22TVề 19T22Tmặt ngữ pháp, cũng như cách tiếp cận ở bình diện từ vựng, chúng tôi đã xem xét câu từ các bình diện cấu trúc, logich, dụng học, cũng như hệ thống dấu câu được sử dụng trong văn bản. Một lần nữa, có thể khẳng định được rằng, về mặt tổ chức câu, hệ thống văn bản hành chính ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn xa mới vươn tới được yêu cầu chuẩn mực về diễn đạt câu của văn bản hành chính.

3.4. 19TXem văn bản như một đơn vị giao tiếp lớn nhất, luận văn lần lượt khảo sát chúng ở các bình diện: bố cục văn bản, phân đoạn văn bản, mối liên kết giữa các yếu tố làm nên văn bản, trong đó yếu tố trích yếu nội dung văn bản được xem xét tương đối kỹ. Cũng như các bình diện đã khảo sát khác, ở đây chưa thể nói được là, việc đáp ứng nghiêm ngặt về tổ chức văn bản có tính chất khuôn mẫu như văn bản hành chính được thực hiện tốt. Đó là chưa kể, có khá nhiều trường hợp, xét riêng một cách cục bộ việc tổ chức ngôn ngữ trên bề mặt văn bản hầu như không có gì sai sót lớn, nhưng lại lẫn lộn về cấu tạo và chức năng về mặt thể loại. 19T29Tcần 19T29Tlưu ý là, nếu các sai sót từ cấp độ câu trở xuống, cùng lắm chỉ ảnh hưởng trong từng phán đoán có tính chất cục bộ, riêng lẻ, nhưng nếu sai sót về mặt văn bản, quả nhiên tác hại của nó là rất lớn.

4. 19TCông bằng mà nói, không phải các đơn vị hành chính ở tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, việc soạn thảo văn bản hành chính đều đồng đều như nhau. 19T62TỞ 19T62Tđây có một tỷ lệ giữa các cấp bậc hành chính với tỷ lệ sai sót, nói cụ thể đơn vị hành chính càng thấp thì sai sót càng nhiều. Do vậy, như ghi nhận của luận văn, các cấp, ban, ngành ở tỉnh ít sai sót hơn ở cấp huyện, huyện ít sai sót hơn 19T28Tở19T28Tcấp xã.

5. 19TLuận văn không chỉ dừng lại ở mức miêu tả khách quan, mà trong một chừng mực nhất định cố gắng giải thích bằng các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Công bằng mà nói, thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng đề cập trong luận văn này không chỉ dừng ở phạm vi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, mà có thể đúng ở bất cứ tỉnh nào khi khảo sát về việc sử dụng văn bản hành chính.

6. 19TCuối cùng từ ngữ liệu khảo sát, thông qua sự hiểu biết của mình, vận dụng các tiêu chí ngôn ngữ học và ngoài ngôn ngữ học, luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với thành tâm càng ngày càng nâng cao chất lượng của công tác hành chính tỉnh nhà, trong đó có chất lượng về văn bản hành chính. Tất cả những nỗ lực mà luận văn cố gắng đạt tới là góp phần nhỏ bé của mình vào việc làm cho việc soạn thảo văn bản hành chính ngày càng có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho công tác hiện đại hóa, công nghiệp hóa tỉnh nhà.

Một phần của tài liệu nhận xét về đặc điểm ngôn ngữ của văn bản hành chính (trên ngữ liệu tỉnh bà rịa vũng tàu) (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)