Các khía cạnh thể hiện của cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 25 - 26)

Cơ cấu kinh tế được thể hiện ở ba khía cạnh quan trọng sau:

Cơ cấu ngành kinh tế: Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện mối quan hệ gắn bó với nhau theo những tỉ lệ nhất định giữa các ngành sản xuất, trong nội bộ nền kinh tế quốc dân cũng như giữa các ngành nghề và các doanh nghiệp trong các ngành. Cơ cấu ngành là bộ phận then chốt trong cơ cấu kinh tế, vì cơ cấu ngành quyết định trạng thái chung và tỉ lệ đầu vào, đầu ra của nền kinh tế quốc dân.

Đối với nền kinh tế quốc dân chuyển dịch cơ cấu ngành có nghĩa là sự vận động và biến đổi của các ngành kinh tế thuộc khu vực I, II, III theo chiều hướng tăng tỉ lệ các ngành khu vực II, III, giảm tỉ lệ các ngành khu vực I trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội.

Trong công nghiệp xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành thể hiện bằng sự gia tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp có thiết bị tiên tiến, công nghệ hiện đại, tăng sản phẩm có hàm lượng chất xám, giảm tỉ trọng các ngành, các xí nghiệp có thiết bị và công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động.

Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế gắn với các loại hình sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Tùy theo phương thức sản xuất mà có các thành phần kinh tế chiếm địa vị chi phối hay chủ đạo và các thành phần kinh tế khác cùng tồn tại.

Nước ta chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, lấy kinh tế quốc doanh và nền kinh tế tập thể làm nền tảng, trong đó kinh tế quốc doanh

đóng vai trò chủ đạo. Kinh tế tư bản nhà nước được phát triển phổ biến và tồn tại dưới nhiều hình thức.

Cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ: Cơ cấu lãnh thổ là sự phân chia nền kinh tế quốc dân thành các vùng chuyên môn hóa khác nhau về chức năng (các vùng kinh tế và tập hợp trong một hệ thống nhất các mối quan hệ qua lại lẫn nhau).

Cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu vùng lãnh thổ có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, cơ cấu ngành đóng vai trò quyết định, cơ cấu ngành kinh tế phát triển, biến đổi ngày càng sâu sắc kéo theo sự phát triển và biến đổi cơ cấu kinh tế theo vùng vì nó được thể hiện theo quan hệ cung – cầu của thị trường. Còn cơ cấu thành phần kinh tế là những lực lượng kinh tế quan trọng để thực hiện cơ cấu ngành.

Cơ cấu thành phần kinh tế được hình thành và hoạt động có hiệu quả dựa trên khả năng và thế mạnh của mỗi thành phần kinh tế. Cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ, cho nên việc phân bố không gian lãnh thổ hợp lí để phát triển mạnh các ngành kinh tế và thành phần kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, kết hợp cơ cấu ngành và cơ cấu vùng lãnh thổ nhằm phát huy lợi thế so sánh của vùng trong việc phát triển ngành, kết hợp cơ cấu ngành với cơ cấu thành phần kinh tế nhằm huy động các thành phần tham gia phát triển các ngành kinh tế, phát triển các vùng lãnh thổ.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)