Thị hóa ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Mỹ Tho

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 57)

Với vị trí địa lí kinh tế thuận lợi, hệ thống đô thị và cơ sở hạ tầng phát triển khá đầy đủ và đồng bộ, từ lâu, nền kinh tế TP. Mỹ Tho đã đặt trọng tâm phát triển vào khu vực kinh tế công nghiệp và thương mại dịch vụ, hình thành được những nền tảng cho phát triển đô thị, làm điểm động lực lớn nhất của Tỉnh khi Tỉnh gia nhập vào vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Về lĩnh vực Thương mại, dịch vụ : Hoạt động thương mại, dịch vụ tăng trưởng khá; đảm bảo cân đối cung cầu và lưu thông hàng hóa, nhất là đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thị trường Tết Nguyên đán năm 2011, đảm bảo không sốt giá, không có tình trạng găm hàng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tiêu dùng xã hội năm 2011 đạt 10.164,28 tỷ đồng, tăng 19,29% so cùng kỳ. Trong năm, TP. Mỹ Tho đã đầu tư xây dựng mới, bố trí sắp xếp và đưa vào hoạt động ổn định chợ Đạo Thạnh - phường 10; các Chợ Phường 4, Phường 8, Chợ Trái cây phường 6 đang triển khai thực hiện theo kế hoạch.

Về lĩnh vực Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Hoạt động ổn định, giá trị sản xuất tăng so cùng kỳ, mức tăng trưởng chủ yếu ở ngành chế biến thủy hải sản, do giữ được thị trường truyền thống. Tổng giá trị sản xuất được 5.119,89 tỷ đồng, đạt 112,03% so kế hoạch và tăng 21,26% so cùng kỳ.

Về lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn:

- Tổng giá trị ngành trồng trọt được 128,76 tỷ đồng, đạt 100,34% kế hoạch, tăng 0,48% so cùng kỳ.

- Thực hiện giá trị ngành chăn nuôi 38,27 tỷ đồng, đạt 100,1% kế hoạch năm, giảm 13,7% so cùng kỳ. Tình hình chăn nuôi trên địa bàn trong những tháng đầu năm gặp nhiều khó khăn, do dịch bệnh lỡ mồm long móng trên đàn heo xảy ra ở 05 xã và 02 phường thuộc thành phố Mỹ Tho, với 1.106 heo và 03 bò bị bệnh, đã tiêu hủy 792 con (790 heo và 02 bò).

- Tổng giá trị ngành thủy sản được 419,34 tỷ đồng, đạt 100,9% so kế hoạch, tăng 2,91% so cùng kỳ.

Về lĩnh vực Tài chính - ngân sách:

- Thu ngân sách ước thực hiện 237,839 tỷ đồng, đạt 96,14%; Nếu không tính phần thu cấp quyền sử dụng đất thì thu ngân sách được 214,120 tỷ đồng, đạt 115,49% chỉ tiêu tỉnh giao. Trong đó: thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 127,54% kế hoach và các khoản thu khác đều đạt và vượt kế hoạch. Riêng thu tiền sử dụng đất 23,719 tỷ đồng, đạt 39,53% chỉ tiêu tỉnh giao, nguyên nhân do người dân ghi nợ chuyển mục đích sử dụng đất và thị trường bất động sản của thành phố đóng băng [96,17]

2.3.2 Tốc độ tăng trưởng GDP

GDP theo giá hiện hành tăng từ 496 tỉ đồng năm 1995 lên đến 1.255,902 tỉ đồng năm 2000 lên 2.066,919 tỉ đồng năm 2005, 6.695,678 tỉ đồng năm 2010 và số liệu gần đây nhất là 8.084,378 năm 2011 tương đương với giá so sánh 1994 tăng từ 445 tỉ đồng năm 1995 lên đến 1.006,449 tỉ đồng năm 2000, 1.720,317 tỉ đồng năm 2005, 3.639,906 tỉ đồng năm 2010 và gần đây nhất là 4.097,006 năm 2011 bình quân tăng 11%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 11,4%/năm, trong giai đoạn 2001-2005, trong giai đoạn 2006-2011 là %/năm.

Các chỉ số trên cho thấy nền kinh tế Thành phố phát triển khá nhanh và đều đặn trong các năm qua, so với bình quân toàn tỉnh Tiền Giang, tốc độ tăng trưởng bằng 1,35 lần trong giai đoạn 1996-2000 và 1,27 lần trong giai đoạn 2001-2005 (11% và 11,4% so với 8,1% và 9%); 2,04 lần trong giai đoạn 2006-2011.

Trong động thái phát triển, nền kinh tế Thành phố tăng chậm trong những năm 1997 - 1999 do tình hình biến động tài chính khu vực Đông Nam Á, năm 2004, 2005 do tình hình dịch bệnh gia cầm, nhưng tăng khá nhanh và đều đặn trong suốt thời kỳ 1996-2005, chủ yếu là do ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ phát triển nhanh, và kinh tế Thành phố bắt đầu tiếp nhận các doanh nghiệp có vốn nước ngoài vào 2004-2005, đến giai đoạn 2006-2011 tổng sản phẩm trên địa bàn tăng một phần do mở rộng diện tích trong quá trình đô thị hóa.

- Khu vực I tăng trưởng khá, bình quân tăng 11,7%/năm trong giai đoạn 1996-2000; riêng trong giai đoạn 2001-2005 chỉ tăng 0,72%/năm, do ngành chăn

nuôi bị thiệt hại nặng và đất nông nghiệp bị giảm nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực I trong toàn thời kỳ 1996-2005 là 6,1%/năm, tỉ trọng trong cơ cấu GDP tăng từ 25% năm 1995 lên 30,0% năm 2000 và giảm nhanh còn 14,7% năm 2005, và gần đây nhất giảm mạnh chỉ còn 8,58% năm 2011.

- Khu vực II tăng trưởng chậm trong giai đoạn 1996-2000, bình quân

6,8%/năm, riêng trong 5 năm gần đây tăng đến 20,7%/năm, chủ yếu là do cả công nghiệp lẫn xây dựng đều phát triển. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực II trong toàn thời kỳ 1996-2005 là 13,5%/năm, tỉ trọng trong cơ cấu GDP giảm từ 32,8% năm 1995 còn 29,5% năm 2000 và tăng nhanh lên 46,9% năm 2005 do đầu tư mạnh vào công nghiệp, năm 2011 chiếm chủ yếu tỉ trọng với 62,84%.

- Khu vực III tăng trưởng khá và đều do thu nhập và đời sống người dân

được nâng lên, bình quân 13,0%/năm trong giai đoạn 1996-2000, chủ yếu là do ngành vận tải, bưu điện và dịch vụ khác tăng nhanh; riêng trong giai đoạn 2001- 2005 đạt 11,6%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khu vực III trong toàn thời kỳ 1996-2005 là 12,3%/năm; tuy nhiên tỉ trọng giảm nhẹ, đều trong cơ cấu GDP, từ 42,2% năm 1995 còn 40,5% năm 2000; 38,4% năm 2005; 29,49% năm 2010 và gần đây nhất năm 2011 là 28,58%.

Thực trạng nêu trên cho thấy nền kinh tế TP. Mỹ Tho tuy phát triển khá nhanh, đã có những mũi đột phá về công thương nghiệp nhưng còn chịu nhiều biến động do tình hình kinh tế trong cả nước và khu vực, cũng như chưa chủ động trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Trong quá trình đô thị hóa, với những chiến lược nhằm tăng tốc độ tăng trưởng GDP, TP. Mỹ Tho đã đồng thời đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo phân bố không gian, lãnh thổ.

2.3.2.1 Đô thị hóa ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Đô thị hóa phát triển tạo ra những thuận lợi về mặt chính sách; hạ tầng cơ sở và khoa học kĩ thuật cũng như đề ra nhu cầu phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ và nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp làm động lực CDCCKT theo ngành nghề. Cơ cấu ngành kinh tế TP. Mỹ Tho có sự chuyển dịch khá rõ rệt theo

xu hướng: giảm tỉ trọng khu vực I, tăng dần tỉ trọng của khu vực II và khu vực III. Thời kì 1995 – 2005 -2011, tỉ trọng GDP của khu vực I giảm mạnh từ 26,52% (năm 1995) xuống còn 18,22% (năm 2005) và 2011 chỉ còn 8,58%, khu vực II tăng mạnh từ 28,64% (năm 1995) lên 34,27% (năm 2005) và 2011 lên 62,84%, khu vực III tăng từ 44,84% (năm 1995) lên 47,51% (năm 2005) và giảm xuống còn 28,58 năm 2011.

BIỂU ĐỒ CƠ CẤU GDP KHU VỰC KINH TẾ TP. MỸ THO 1995-2010

Bảng 2.4 Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế TP. Mỹ Tho thời kì 1995 - 2011

(Đơn vị: % )

1995 2000 2005 2007 2009 2010 2011

Khu vực I 26,52 33,07 14,76 10,7 11,21 10,27 8,58 Khu vực II 28,64 22,17 38,85 49,24 59,97 60,24 62,84 Khu vực III 44,84 44,76 46,38 40,6 28,82 29,49 28,58

Nguồn: Niên giám Thống kê TP. Mỹ Tho

Nền kinh tế phát triển theo hướng hiện đại, tăng tỉ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng nông nghiệp, giữ vai trò đầu tàu trong nền kinh tế.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy cơ cấu kinh tế của thành phố đã có những chuyển dịch rõ rệt, phản ánh xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực,

mang lại hiệu quả cao cho từng ngành, từng khu vực kinh tế, phát huy lợi thế từng khu vực kinh tế, từng ngành. Sự chuyển dịch không chỉ bao gồm cách thức sản xuất mà cả phương thức quản lí kinh tế, từ đó thúc đẩy sản xuất, tăng giá trị GDP. Tuy nhiên, nền kinh tế TP. Mỹ Tho vẫn còn nặng về các ngành khai thác. Quá trình chuyển dịch diễn ra chậm, năng suất lao động xã hội chưa cao, thấp nhất là khu vực I; đồng thời khu vực II và khu vực III có tốc độ tăng trưởng khá nhưng chưa bền vững. Với định hướng chiến lược đô thị hóa và nâng cấp lên đô thị loại I vào năm 2015 thì xu hướng chuyển dịch này là phù hợp.

Trong nội bộ các ngành kinh tế cũng có sự chuyển dịch rõ rệt, xu hướng chung là giảm các ngành khai thác, sử dụng nhiều tài nguyên và tăng dần các ngành chế biến, công nghệ cao.

* Khu vực I (Nông - lâm - ngư nghiệp)

Khu vực I có tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 11,7%/năm trong giai đoạn 1996-2000; riêng trong giai đoạn 2001-2005 chỉ tăng 0,72%/năm do ngành chăn nuôi bị thiệt hại nặng; giai đoạn 2006-2011 giá trị sản xuất toàn ngành giảm bình quân 2,39%/năm do đất nông nghiệp bị giảm nhanh trong quá trình đô thị hóa quy hoạch đô thị theo hướng tăng tỉ lệ diện tích đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

Bảng 2.5 Ttình hình sử dụng đất nông nghiệp Đơn vị tính : ha 2000 2005 2010 Tổng diện tích 4831.41 4858.78 8154.08 A. Đất nông nghiệp 3212.72 3113.09 5127.07 1. Đất SX nông nghiệp 3212.72 3110.41 5119.26 a. Đất trồng cây hàng năm 918.03 781.97 998.38 _Đất trồng lúa, màu 892.97 682.03 651.07

b. Đất trồng cây lâu năm 2294.69 2328.44 4120.88

Nguồn: Niên giám Thống kê 2011 – Chi cục Thống kê TP. Mỹ Tho

Như vậy, tốc độ tăng trưởng bình quân khu vực I trong toàn thời kỳ 1996- 2005 là 6,1%/năm, tỉ trọng trong cơ cấu GDP tăng từ 25% năm 1995 lên 29,9% năm 2000 và giảm nhanh còn 14,7% năm 2005; 11,2% năm 2009 và đến năm 2011

chỉ còn 8,58%.

Trong cơ cấu giá trị sản xuất khu vực I, nông nghiệp và ngư nghiệp chiếm tỉ lệ rất cao, gần như tuyệt đối. Năm 1995, tỉ lệ giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp là 47,5%, ngư nghiệp là 51,9%, còn lâm nghiệp chiếm tỉ lệ không đáng kể chỉ 0,7%. Đến năm 2005, tỉ lệ này là: nông nghiệp: 47,2%, ngư nghiệp: 52,3% và lâm nghiệp là 0,5%. Điều này cho thấy quá trình chuyển dịch của khu vực I diễn ra rất chậm, và ít có sự biến động về cơ cấu trong nội bộ các ngành của khu vực, giảm rất nhẹ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và tăng nhẹ ngành ngư nghiệp.

Trong quá trình đô thị hóa, ngành nông nghiệp chịu tác động rất lớn. Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2006 là 2.835 ha, đến cuối năm 2009 chỉ còn 2.686ha (giảm 149 ha) và đầu năm 2010 do được mở rộng diện tích nên diện tích nông nghiệp có được là 5.286 ha. Giá trị sản xuất của ngành năm 2005 là 181,5 tỉ đồng, năm 2010 đạt 217,9 tỉ đồng, tăng 20% so với năm 2005. Nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của đô thị hóa vào sự chuyển dịch kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, tác giả thấy được một số kết quả như sau:

Bảng 2.6 Giá trị sản xuất Nông nghiệp TP. Mỹ Tho thời kì 2000 - 2011

(Đơn vị: Triệu đồng ) 2000 2005 2007 2009 2010 2011 GDP giá HH 178.967 220.690 228.264 390.363 427.102 554.975 - Trồng trọt 97.428 120.489 135.195 241.793 252.910 339.033 - Chăn nuôi 80.076 98.445 90.899 146.437 171.961 213.083 - Dịch vụ 1.463 1.756 2.170 2.133 2.231 2.859 GDP giá SS94 187.539 181.494 166.498 168.459 163.253 171.631 - Trồng trọt 132.088 121.947 124.352 124.907 119.910 129.120 - Chăn nuôi 53.919 57.793 40.890 42.455 42.290 41.496 - Dịch vụ 1.532 1.754 1.256 1.097 1.053 1.015

Nguồn: Niên giám Thống kê 2011 – Chi cục Thống kê TP. Mỹ Tho

- Ngành trồng trọt: Trong cơ cấu của ngành nông nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn chiếm vai trò chủ đạo và có xu hướng tăng nhẹ trong suốt thời kì 1995-

2005 từ 72,9% lên 73,3% và giảm xuống còn 59,22% năm 2010 và gần đây nhất là 61,09% năm 2011 trong giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

Trong cơ cấu diện tích gieo trồng, cây lương thực chiếm ưu thế vào năm 1995, nhưng có xu hướng giảm mạnh vào năm 2005, từ 3.844ha (năm 1995) xuống còn 1.800ha (năm 2005), năm 2010 có tăng lên còn 1.879 nhưng đến năm 2011 lại giảm nhẹ còn 1.845; rau đậu các loại và cây ăn quả có xu hướng tăng mạnh. (Phụ lục bảng biểu diện tích các loại cây trồng). Quá trình đô thị hóa đã dẫn đến sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng, phù hợp với sự tăng lên về số lượng dân số đô thị và nhu cầu của người dân đô thị.

Bảng 2.7 Ccác chỉ tiêu ngành trồng trọt

1 995 2 000 2 005 2010 2011

I. Diện tích (ha)

1. Lương thực 3 844 2 833 1 800 1879 1845

- Lúa 3 844 2 833 1 783 1859 1845

- Cây hoa màu - - 17 20 44

2. Rau đậu các loại 255 150 380 1.116 1.103

4. Cây CN dài ngày (dừa) 240 330 330 360 658

5. Cây ăn quả 1 478 1 489 2 035 1.790 1.906

II. Sản lượng (tấn)

1. Lương thực có hạt 16 790 11 854 8 521 9200 9267

- Lúa 16 790 11 854 8466 9140 9134

- Bắp - - 55 60 133

2. Rau đậu các loại 1 988 2 720 6 932 18.905 19.838

3. Cây CN dài ngày 2 200 2 500 3 650 2.560 5.227

4. Cây ăn quả 18 207 24 200 22 921 18.898 16.724

Cây khác 8 307 12 200 4 782 - -

Ngoài các số liệu trong bảng trên, năm 2006 đất lúa là 572 ha, rau màu 60 ha, cây ăn trái 2.203 ha, từ cuối năm 2009 đến nay do được mở rộng diện tích nên đất lúa là 635 ha, cây rau màu là 320 ha và cây lâu năm khoảng 3.300 ha.

Cây lúa: Diện tích gieo trồng cây lúa năm 2010 đạt 244.019 ha, bằng 99% so với năm 2009; sản lượng đạt 1,32 triệu tấn, đạt 104,8% với kế hoạch, tăng 1%. Diện tích cây màu thực phẩm ước đạt 36.357 ha, sản lượng đạt 591,7 ngàn tấn, tăng 6,5%. Diện tích cây ăn trái ước đạt 67.552 ha, bằng 99,9% so với năm 2009, sản lượng thu hoạch 976 nghìn tấn, tăng 1,9% so năm 2009. Năm 2010 sản lượng lúa đạt 6.876 tấn, (so với năm 2005 sản lượng lúa là 8.466 tấn) bằng 81,2%.

Công tác trọng tâm là tập trung đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật canh tác và phòng trừ sâu bệnh, khuyến cáo nông dân sử dụng các giống lúa có năng suất, chất lượng và tính kháng bệnh tốt.

Về cơ cấu các giống lúa đang canh tác đã có trên 90% diện tích dùng các loại giống lúa chất lượng cao đã được ngành nông nghiệp tuyển chọn như VNĐ 95-20 hay các giống lúa đạt tiêu chuẩn của Viện lúa ĐBSCL như MTL 110; OM495; OM 4498. Số diện tích gieo sạ còn lại cũng sử dụng các giống địa phương được tuyển chọn lưu trồng như Nếp Bè.

Đối với các diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả tiếp tục được chuyển sang cây trồng khác như rau màu, cây ăn trái hay mô hình chăn nuôi.

Cây rau màu và hoa kiểng: năm 2010 do diện tích trồng tăng nên sản lượng

rau màu thực phẩm đạt khoảng 9.289 tấn , tăng 34% so với năm 2005 (sản lượng rau là 6.932 tấn).

Về công tác kĩ thuật, tiếp tục đẩy mạnh công tác khuyến nông lựa chọn đưa vào sản xuất các loại rau màu thực phẩm, hoa tươi cây cảnh đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ.

Sản xuất rau thực phẩm an toàn: trên cơ sở các bước đã thực hiện trong năm 2006 đến nay các đơn vị đã tham gia mô hình sản xuất rau an toàn tiếp tục từng bước thực hiện qui trình sản xuất rau an toàn, trong đó nội dung chủ yếu là phối hợp các nhành chức năng như Bảo vệ thực vật, Khuyến nông, Sở Nông nghiệp tiến hành

tập huấn kĩ thuật sản xuất và áp dụng kĩ thuật sản xuất đã được tập huấn vào thực tế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)