Khái quát về Thành phố Mỹ Tho

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 38)

TP. Mỹ Tho là một trong 9 đơn vị hành chính cấp thành phố, huyện thị của tỉnh Tiền Giang và giữ vai trò trung tâm hành chính tỉnh, tổng diện tích tự nhiên là 81,5 km2, dân số năm 2011 là 215.996 người, mật độ dân số 2.649 người/km2

. Theo phân loại đô thị Việt Nam, hiện nay TP. Mỹ Tho là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh.

* Ranh giới hành chính của TP. Mỹ Tho:

Phía Bắc và phía Nam giáp huyện Châu Thành và phía Nam giáp tỉnh Bến Tre qua ranh giới tự nhiên là sông Tiền, phía Đông giáp huyện Chợ Gạo, phía Tây giáp huyện Châu Thành

* Tọa độ địa lí của TP. Mỹ Tho: 106o19'03"-106o24'49" kinh độ Đông. 10o20'11"- 10o24'13" vĩ độ Bắc.

TP. Mỹ Tho nằm tại vị trí trung tâm của thành phố Tiền Giang, cách TP. Hồ Chí Minh 73 km, Thành phố Bến Tre 13 km, Tân An 26 km, Thành phố Cao Lãnh 94 km, Thành phố Vĩnh Long 65 km và Thành phố Cần Thơ 97 km.

Trên địa bàn TP. Mỹ Tho có các trục giao thông thủy bộ quan trọng:

- Về đường bộ: Trục quốc lộ 1A từ Trung tâm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đi về vùng ĐBSCL ngang qua địa bàn TP. Mỹ Tho tại ngã ba Trung Lương, từ đây có tuyến nối QL50 về các huyện phía Đông và quay về Thành phố Hồ Chí Minh qua phà Mỹ Lợi. Ngoài ra, TP. Mỹ Tho còn là khởi điểm của tuyến QL60 đi Bến Tre và các thành phố ven biển vùng ĐBSCL qua cầu Rạch Miễu, tuyến đường thành phố 864 chạy cặp sông Tiền hướng về các huyện phía Tây.

- Về đường thủy: TP. Mỹ Tho là đô thị đầu tiên trên trục sông Tiền đi từ cửa Tiểu đến Phnom Penh. Ngoài ra trên địa bàn còn có kênh Bảo Định trước đây là

tuyến đường thủy nội địa từ TP. Mỹ Tho đến Thị xã Tân An nhưng đến nay không còn thông tuyến do quá trình hình hành của các đập ngăn mặn.

Vị trí địa lí kinh tế đối nội, ngoài chức năng là trung tâm về hành chính, chính trị và kinh tế của thành phố Tiền Giang, TP. Mỹ Tho được xem như là đô thị trung tâm trung chuyển quan trọng của 4 huyện phía Tây (Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước) và nhất là 5 huyện thị phía Đông (Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Thị xã Gò Công, Tân Phú Đông). Ngoài ra, do vị trí nằm ven bờ sông Tiền và là đầu mối giao lưu thủy bộ trên trục sông này, TP. Mỹ Tho còn là nơi quy tụ các tàu thuyền đánh bắt vào hàng đầu của thành phố.

Về vị trí đối ngoại: TP. Mỹ Tho là đô thị nằm trung gian giữa 2 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL, được xem như là điểm trung chuyển về giao lưu kinh tế quan trọng giữa 2 vùng kinh tế trên với 2 tuyến giao thông thủy bộ quan trọng là QL1A và sông Cửa Tiểu. Ngoài ra, TP. Mỹ Tho còn được xem là cửa ngõ đối ngoại quan trọng nhất của thành phố Bến Tre nói riêng và vùng duyên hải Bắc sông Tiền nói chung hướng về vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Với đặc trưng phát triển kinh tế vườn và các cù lao trên sông Tiền, TP. Mỹ Tho còn là nơi tập kết và phát triển các tuyến du lịch sinh thái sông nước cho các thành phố Bắc sông Tiền với quy mô cấp vùng.

Như vậy, vị trí địa lí TP. Mỹ Tho tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế giao thông vận tải, dịch vụ trung chuyển hàng hóa và tiếp cận học hỏi kinh nghiệm phát triển kinh tế chuyển giao khoa học công nghệ, kĩ thuật từ thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh ĐBSCL. Với thuận lợi về vị trí như trên cũng góp phần tạo động lực cho quá trình đô thị hóa và đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa và dịch vụ thương mại cũng như nông nghiệp đô thị hàng hóa.

2.1.2 Đặc diểm tự nhiên

2.1.2.1 Khí hậu

Điều kiện khí hậu, thời tiết của TP. Mỹ Tho mang các đặc điểm chung: nền nhiệt cao, biên độ nhiệt ngày đêm nhỏ, khí hậu phân hóa thành 2 mùa tương phản

(mùa mưa từ tháng V đến tháng XI trùng với mùa gió Tây Nam và mùa khô từ tháng XII đến tháng IV trùng với mùa gió Đông Bắc). Các chỉ số chung như sau:

- Nhiệt độ trung bình 27o

9C, chênh lệch giữa các tháng khoảng 3-4o C;

- Tổng bức xạ năm cao (khoảng 9.700 - 9.900oC).- Lượng mưa thuộc vào loại trung bình thấp (1.400-1.500mm/năm, năm mưa nhiều nhất 1.922 mm, năm mưa ít nhất 867 mm), ẩm độ không khí bình quân 79,2% và thay đổi theo mùa (70-88%), lượng bốc hơi trung bình 3,3mm/ngày (biến thiên theo mùa từ 2,4-4,5 mm/ngày).

- Số giờ nắng cao (2.300-2.500 giờ) và phân hóa theo mùa.

- Vào mùa mưa, gió mùa Tây Nam mang theo nhiều hơi nước với hướng gió thịnh hành là Nam, Tây Nam (tháng V-IX, tốc độ trung bình 1-5m/s) và Tây (tháng VIII, tốc độ trung bình (5-6 m/s); vào mùa khô, hướng gió thịnh hành là Đông Nam và Đông, tốc độ gió trung bình 1 -4 m/s.

2.1.2.2 Hệ thống thủy văn

TP. Mỹ Tho có mật độ dòng chảy khá dày với tổng chiều dài 150 km, mật độ 3,09 km/km2,trong đó, các kênh rạch chính (sông Tiền, sông Bảo Định, rạch Xoài Hột, rạch Kỳ Hôn...) có tổng chiều dài 73 km, mật độ 1,50 km/km2

. Sông Tiền dài 7,6 km, có cao trình đáy sông bình quân -9m, độ dốc đáy 0,07%, chiều rộng đến cù lao Tân Long khoảng 270 m, đến cù lao Thới Sơn khoảng 550 m, đến bờ Bến Tre là 2.300 m, tiết diện ướt vào khoảng 12.000-17.000 m2

; chịu ảnh hưởng chế độ bán nhật triều không đều, mực nước tối đa tại cửa sông là 1,53 m (với tần suất p=10%) và thấp nhất là –3,08 m, biên độ triều bình quân khoảng 2,5 m, thuận lợi cho việc tưới tiêu tự chảy; lưu lượng mùa kiệt (tháng IV) khoảng 190 m3/s, lưu lượng mùa lũ (tháng IX-X) khoảng 1.600 m3/s và bị nhiễm mặn >4g/l vào khoảng 1-2 tháng vào cuối mùa khô. Các kênh rạch nội đồng được chia ra làm 2 hệ thống: Sông Bảo Định

Rạch Kỳ Hôn.

Hệ thống thủy văn như vậy tạo điều kiện đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp, cung cấp nước cho hoạt động công nghiệp và thuận lợi cho giao thông thủy trong trung chuyển hàng hóa, du lịch sinh thái sông nước. Đồng thời hệ thống thủy văn cũng gây ra một số bất lợi về quá trình xâm nhập mặn cần chú ý trong quá

trình phát triển đô thị hóa chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện của địa phương.

2.1.2.3 Địa hình

Về địa chất, địa bàn được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 m có 2 loại trầm tích:

Holocene (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).

Về địa mạo, TP. Mỹ Tho nằm trong vùng đồng bằng tam giác châu, địa hình

bằng phẳng xen lẫn với một ít giồng cát, mật độ sông rạch khá dày với trục sông chính là rạch Bảo Định.

Định hình tương đối bằng phẳng và nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Cao

trình khu vực nội thành phổ biến từ 1,5-2,0 m, tại khu vực ngoại thành, cao trình

biến thiên trong khoảng 1,0-1,5 m.

Về địa chất công trình, có thể chia thành 3 khu vực:

- Khu vực phía Nam sông Bảo Định từ Trung An đến Tân Mỹ Chánh: cường độ chịu nén đất bình quân 1,2-3,0 kg/cm2.

- Khu vực phía Bắc sông Bảo Định: cường độ chịu nén đất khá cao, bình quân 3,0-3,5 kg/cm2.

- Khu vực phía Đông Bắc thành phố: cường độ chịu nén đất khá cao do địa chất thuộc vào nhóm cát giồng.

Như vậy, với các đặc điểm về địa hình như vậy sẽ chi phối việc hình thành phân khu chức năng phù hợp với việc phát triển nông nghiệp, xây dựng khu, cụm công nghiệp và khu dân cư. Đồng thời với quá trình này cũng làm cho cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo lãnh thổ không gian ngày càng phù hợp hơn với nền địa hình.

2.1.2.4 Thổ nhưỡng

Trên địa bàn Thành phố TP. Mỹ Tho có 3 nhóm đất chính:

- Nhóm đất phù sa phân bố chủ yếu phía Bắc và phía Đông của địa bàn. Đây

là nhóm đất có độ phì khá cao, thích nghi canh tác lúa và có thể lên liếp canh tác vườn, thành phần cơ giới giàu sét, kết cấu chặt.

- Nhóm đất cát giồng phân bố chủ yếu tại phía Đông Bắc với diện tích nhỏ, địa hình từ trung bình đến cao, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì kém nhưng thoát nước tốt, chủ yếu sử dụng làm thổ cư và canh tác cây ăn trái, rau màu.

- Nhóm đất xáo trộn chiếm phần lớn diện tích bao gồm đất lên liếp (loại đất phù sa được nâng nền để trồng dừa, cây ăn trái) và đất san lắp nền phục vụ xây dựng đô thị.

Tóm lại, đặc điểm thổ những với ba nhóm đất chính như trên ảnh hưởng đến hoạt động của các ngành kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp. Vì vậy, trong quá trình đô thị hóa cần chuyển dịch mục đích sử dụng đất sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.

2.1.2.5 Khoáng sản

Trên địa bàn TP. Mỹ Tho không có tài nguyên khoáng sản quan trọng. Nguồn nước ngầm ngọt có khả năng khai thác khá phong phú trên 2 tầng Pleistocene và Miocen. Chính vì vậy, trong cơ cấu kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng thiếu hẳn hoạt động kinh tế khai khoáng nhưng bù lại lượng nước ngọt cung cấp cho các hoạt động kinh tế được đảm bảo.

2.1.2.6 Sinh vật

Ngoài các loại cây kinh tế do con người canh tác, trên địa bàn ven sông tồn tại một ít thảm thực vật nước pha ngọt lợ. Tài nguyên động vật hoang dã không tồn tại dưới tác động của quá trình thâm canh; các loài thủy sinh vật trong các kênh rạch nội đồng cũng có khuynh hướng thay đổi thành phần loài theo hướng phú hóa môi trường nước dưới tác động của đô thị hóa và thâm canh nông nghiệp.

Nhìn chung, vị trí địa lí TP. Mỹ Tho như là đô thị trung chuyển quan trọng giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng ĐBSCL, là cửa ngõ của tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh phía Bắc sông Tiền nói chung. Do đó có nhiều tiềm năng mở rộng đô thị và phát triển nhanh KT-XH. Các điều kiện tự nhiên cơ bản là tạo nhiều thuận lợi cho TP. Mỹ Tho phát triển kinh tế và từng bước đô thị hóa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ - thương mại đẩy mạnh gia tăng giá trị nông nghiệp.

2.1.3 Đặc điểm KT-XH

2.1.3.1 Dân số và nguồn nhân lực

Bảng 2.1 Cơ cấu dân số TP. Mỹ Tho giai đoạn 2000-2011

Năm

2000 2005 2009 2010 2011

Dân số (Người) 159.908 167.542 213.639 214.757 215.996 Phân theo giới tính (%)

. Nam 48.66 48.85 48.08 48.39 48.58

. Nữ 51.34 51.15 51.92 51.61 51.42

Phân theo khu vực (%)

. Thành thị 66.19 76.85 61.23 61.30 61.17 . Nông thôn 33.81 23.15 38.77 38.70 38.83 Tỉ lệ tăng tự nhiên (‰) 9,36 10,14 10,24 9,95 9,50

(Nguồn: Niên giám Thống kê 2011 – Chi cục Thống kê TP. Mỹ Tho)

Dân số TP. Mỹ Tho tăng chậm, từ 159.908 người năm 2000 tăng lên 167.542

người năm 2005, đến 2009 tăng nhanh đột biến lên 213.639 sau đó lại tăng chậm lại 214.757 người năm 2010 và 215.996 người năm 2011. Vậy dân số trung bình TP. Mỹ Tho từ 2000-2011 tăng 56.088 người tương ứng 35%.

Trong đó, dân số phân theo giới tính tỉ lệ nữ luôn chiếm ưu thế hơn tỉ lệ nam. Sau 11 năm (2000-2011) dân số nam tăng 27.121 người tương ứng 34.9 % chậm hơn dân số nữ 28.967người tương ứng 35%. Về cơ cấu dân số nam giảm nhẹ dần không liên tục, năm 2000 dân số nam chiếm 48,66% đến năm 2005 dân số nam chiếm 48,85%, năm 2010 còn 48,39 % và đến năm 2011 còn 48,58% .

Dân số phân theo thành thị nông thôn: tỉ lệ dân số thành thị chiếm ưu thế nhưng dân số thành thị tăng chậm hơn dân số nông thôn. Cụ thể, dân số thành thị trong thời gian 2000 – 2011 tăng 24,8%; dân số nông thôn tăng 55,12% . Như vậy, tuy số lượng và tỉ lệ gia tăng dân số nông thôn cao hơn dân số thành thị từ 2000- 2011 nhưng dân số thành thị vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn, đại bộ phận dân số chủ yếu của thành phố TP. Mỹ Tho là dân số thành thị chiếm hơn 61.17 % dân số thành phố.

Đáng chú ý năm 2009 tỉ lệ dân số nói chung tăng lên là do gia tăng dân số nông thôn nhờ quá trình mở rộng diện tích từ 48,5880 km2 năm 2008 lên 81,5408 km2 năm 2009. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố cũng vì thế và có những thay đổi đáng kể giảm từ 3.310 người/ km2 năm 2000 xuống còn 2.620 người/ km2 năm 2009 và đến 2011 là 2.649 người/ km2

. Thời gian gần đây, dân số TP. Mỹ Tho gia tăng bên cạnh tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn tiếp nhận một lượng dân số sơ học khoảng hơn 0,5% dân số, làm cho dân số trung bình gia tăng, nhất là ở các khu, cụm công nghiệp nằm trên địa bàn.

Với tốc độ gia tăng dân số nhanh trong 3 năm gần đây, mật độ dân số khu vực thành thị qui đổi năm 2005 là 12.231 người/km2 lên 13.086 người/km2 năm 2009 đây là tiêu chuẩn mật độ của một đô thị loại II (tiêu chuẩn từ 12.000 người/km2 trở lên), tuy nhiên có một số đơn vị phường có mật độ dân số khá cao lên đến 22.923 người/km2

và số liệu gần đây nhất năm 2011 mật độ dân số Phường 3 là 22.638 người/km2 cho thấy nhu cầu mở rộng diện tích đô thị hiện có để tránh tình trạng dân cư quá cao là rất cần thiết.

Lao động trong khu vực I giảm từ 25,3% năm 1995 còn 18,7% năm 2000 và

15% năm 2005; trong khi đó khu vực II tăng từ 14,2% lên 15,7% và 21,1%; khu vực III tăng từ 60,5% lên 65,6% và 63,9% lao động đang hoạt động trong các ngành nghề, cho thấy tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-dịch vụ khá nhanh, nhất là sang công nghiệp(hơn 45,92%), điều này cho thấy lực lượng lao động của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực.

Lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng nhanh hơn nhịp độ tăng của dân số (nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 1,82% và chiếm trên 63,88% dân số).Cơ cấu lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động nghề nghiệp đạt 85% vượt mức tiêu chuẩn một đô thị loại III (75%).

Dân số TP. Mỹ Tho có cơ cấu trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) tăng dần từ 29,2% năm 1995 lên 33,4% năm 2005, nhưng đặc biệt là số trẻ dưới 14 tuổi lại giảm nhanh từ 27,1% dân số năm 1990 còn 18,6% năm 2005; trong khi đó tỉ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 61,9% lên 67,7% dân số, và lực lượng dân số ngoài độ tuổi lao động

tăng từ 9,1% lên 12% dân số. Hiện tượng trên cho thấy dân số TP. Mỹ Tho trong tình trạng đang đi vào cơ cấu già.

Hầu hết dân số trong tuổi lao động có công ăn việc làm, chỉ còn 10% đang có việc làm nhưng không ổn định. Mặt khác, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 37% là lực lượng trẻ năng động, nhảy bén trong tiếp thu khoa học kĩ thuật, thích nghi với cung cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong qua trình công nghiệp hóa hiện đại hóa lực lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế, mặt khác do xu thế chung lao động được đào tạo đã chuyển dịch đi các nơi khác nhất là thành phố Hồ Chí Minh, đây là vấn đề đang được quan tâm của TP. Mỹ Tho.

Tuổi thọ trung bình của dân TP. Mỹ Tho đã tăng từ 70,5 năm 1999 (điều tra

cơ bản tháng 4/1999) lên 76,4 năm 2005.

Đa số lao động có chuyên môn tập trung về trung tâm thành phố, nhất là từ đại học trở lên. Một bộ phận lao động trong độ tuổi của thành phố hiện đang đi sang

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)