Các cơ sở hạ tầng đô thị tương đối hoàn chỉnh nhưng chưa

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 53 - 57)

phân bố không đều

- Giao thông: Phần lớn các tuyến đường đô thị quan trọng tập trung tại khu vực trung tâm, bố trí tương đối hợp lí với hệ thống đường trục, đường hành lang, đường nội thị, ít đường hẻm.

- Tại khu vực mở rộng và ngoại vi đô thị, hệ thống đường phát triển thành các tuyến hành lang và chưa hình thành các trục phụ, nhà ở dân cư vì thế lại phát triển theo tuyến và hệ thống đường hẻm phát triển nhiều.

- Cấp điện nước: Hệ thống cấp điện nội thị thông qua các tuyến 0,4KV tương đối hoàn chỉnh với 100% hộ dân có điện sử dụng. Tuy nhiên, hệ thống dây điện trên các đường hẻm cần được cải tạo lại. Nước sinh hoạt được cấp từ nhà máy nước Mỹ Tho, Bình Đức và hệ thống nước ngầm, nhìn chung đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện trạng.

- Thoát nước, thải rác: Hệ thống thoát nước hiện vẫn thoát chung nước mưa - nước thải; hệ thống cống khá hoàn chỉnh tại khu vực trung tâm nhưng vẫn chưa phân bố hợp lí tại khu vực mở rộng.

Rác thải tại khu vực trung tâm được thu gom hàng ngày qua Công ty Công trình Đô thị. Tại khu vực mở rộng và ngoại vi, một lượng lớn rác thải được chôn lấp tại vườn sau nhà.

Các công trình công cộng: Được tập trung tại khu hành chính tỉnh (phường1) và thành phố (phường 7), khu giếng nước (phường 4). Do quỹ đất tại khu vực trung tâm đã hết, hiện nay các công trình công cộng mới phát sinh chủ yếu bố trí tại khu vực mở rộng (phường 5, 6).

Dân số đô thị

Dân số nội thành tăng chậm trong giai đoạn 1996-2000 với 0,38%/năm,

nhưng trong giai đoạn 2001-2005 tốc độ này lên đến 4,91%/năm do lãnh thổ của một số xã được nâng thành phường và đa số dân nhập cư đều vào nội thành. Năm 2005 dân số đô thị bằng 1,27 lần năm 2000, đến giai đoạn 2006-2010 dân số đô thị giảm tỉ lệ 6,53% nhưng vẫn chiếm ưu thế và tăng về số lượng.

Dân số ngoại thànhtăng bình quân 0,80%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và giảm rất nhanh (-8,68%/năm) trong 5 năm gần đây do một số xã trở thành phường; năm 2005, dân số nông thôn chỉ còn bằng 63,52% so với năm 2000.

Cơ cấu dân số nội thành - ngoại thànhnăm 1995 là 67,3% - 32,7% đến năm

2000 là 66,8% - 33,2% cho thấy tốc độ đô thị hóa chậm lại, nhưng đến năm 2005 là 80,1% - 19,9% do chuyển đổi nhanh dân ngoại thành thành dân nội thành; điều này ít nhiều có ảnh hưởng đến chất lượng của dân đô thị.

Bảng 2. 3 Cơ cấu dân số TP. Mỹ Tho thời kì 1995-2010

Đơn vị : %

1995 2000 2005 2010

Dân số nội thành 67,30 66,84 80,13 73,6 Dân số ngoại thành 32,70 33,16 19,87 26,4 Dân số nông nghiệp 44,53 43,20 30,90 8.3 Dân số phi nông nghiệp 55,47 56,80 69,10 91,7

Cơ cấu dân số phi nông nghiệp - nông nghiệp năm 1995 là 55,5%-44,5%, năm 2000 là 56,8%-43,2% và năm 2005 là 69,1%-30,9% cho thấy dịch chuyển dân số từ nông nghiệp sang công thương nghiệp rất nhanh, đặc biệt trong 3 năm gần đây. Có đến 11% dân ngoại thành hoạt động phi nông nghiệp.

Dân số thường trú của 11 phường nội thành đến cuối năm 2010 là 131.918 người, dân số của 06 xã ven là 83.282 người, tổng cộng toàn thành phố có 215.200 người thường trú. Theo quy định về quy đổi dân số tạm trú quy về dân số đô thị tính trong 11 phường nội ô là 99.962 người. Như vậy tính đến cuối năm 2010 quy mô dân số toàn thành phố có 315.162 người, Nội thành có 231.880 người, Tỉ lệ đô thị hoá đạt 73,42%.

Mật độ dân số nội thành: Với diện tích 11 phường nội thành là 17,6895 km2, mật độ dân số nội thành đạt 13.108 người/km2. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp: Với cơ cấu kinh tế chuyển dịch tăng nhanh ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, trong những năm qua các công trình hạ tầng của thành phố được tập trung đầu tư, đã đẩy nhanh quá trình đô thị hoá tỉ lệ thuận với lực lượng lao động phi nông nghiệp, đến cuối năm 2010 tỉ lệ lao động phi nông nghiệp của thành phố đạt 91,69% so với dân số.

Mật độ dân số trung bình tăng từ 3.134 người/km2 năm 1995 lên 3.326 người/km2 năm 2000 và 3.448 người/km2 năm 2005, trong đó mật độ nội thành là 8.353 người/km2

, ngoại thành là 1.267 người/km2

, cho thấy dân số TP. Mỹ Tho tăng chậm và khu vực ngoại thành tương đối còn thưa thớt.

Nếu so sánh với toàn tỉnh Tiền Giang, TP. Mỹ Tho chiếm diện tích nhỏ nhất với 1,96%, nhưng dân số chiếm 9,87%, có mật độ dân số bình quân hơn 5 lần.

Từ 1995 đến 2005, dân số TP. Mỹ Tho chỉ tăng có 13.723 người, bình quân tăng 1.372 người/năm, riêng năm 2005 tăng 2.855 người do tăng cơ học. Năm 2005, dân số và mật độ dân số TP. Mỹ Tho vượt mức tiêu chuẩn đô thị loại III (dân số trên 100.000 dân, mật độ nội thành trên 8.000 dân/km2), được Chính phủ công nhận là đô thị loại II thuộc tỉnh Tiền Giang (Quyết định số 248/2005/QĐ-TTg ngày

07/10/2005). Hiện nay TP. Mỹ Tho đang phấn đấu đạt chỉ tiêu về dân số và mật độ

2.3 Đô thị hóa ảnh hưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thành phố Mỹ Tho 2.3.1 Khái quát về kinh tế Mỹ Tho

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)