Cơ sở hạ tầng kĩ thuật

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 46 - 49)

Giao thông vận tải

Về giao thông bộ, trên địa bàn Thành phố có bến xe trung tâm (loại 1) có

diện tích 18.386 m2

, phục vụ khoảng 2.500 hành khách, 95 xe đò mỗi ngày, hiện đã được đầu tư nhựa hóa. Ngoài ra còn có 2 bãi xe tải tại phường 6 và 7, tổng diện tích 4.000 m2

Về giao thông thủy,ngoài bến phà Rạch Miễu sẽ chấm dứt hoạt động sau khi

phương tiện (trong đó riêng bến du lịch 30/4 có trên 90 phương tiện phục vụ du lịch); 19 bến thủy nội địa.

Thủy lợi

Địa bàn TP. Mỹ Tho thuộc hệ thống thủy lợi Bảo Định, nhìn chung đã hoàn thành các công trình đầu mối, chủ yếu là đê bao ngăn mặn, phục vụ trên 95 % diện tích canh tác.

Tuy nhiên do kinh tế vườn chiếm ưu thế, chỉ số đất thủy lợi/đất nông nghiệp hóa trên toàn Thành phố còn thấp (2,4%). Phần lớn các công trình nội đồng trên khu vực kinh tế vườn vẫn chưa hoàn chỉnh và phụ thuộc vào điều tiết tự phát của nhà vườn. Một số diện tích trồng lúa và hoa màu cũng thường bị ngập trong thời điểm triều cường tháng XII.

Điện

TP. Mỹ Tho được cấp điện từ trạm Mỹ Tho 110/15 kv – 13,8 mva và trạm 110/22-15 kv (40+63) mva Mỹ Tho 2.

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành tăng từ 42,4 tỉ đồng năm 1996 lên 47,5 tỉ đồng năm 2000 và 96,6 tỉ đồng năm 2005, tương đương với giá so sánh 1994 từ 32,5 tỉ đồng lên 41,9 tỉ đồng và 77,4 tỉ đồng, tăng bình quân 6,6%/năm trong giai đoạn 1996-2000 và 13,1%/năm trong giai đoạn 2001-2005.

Cấp nước, thoát nước Cấp nước

Nguồn nước sinh hoạt cung ứng trên địa bàn Thành phố chủ yếu từ các nhà máy nước của Tỉnh và trạm cấp nước tại các xã. Số hộ sử dụng nước từ sông rạch rất ít, chủ yếu cho tắm giặt.

Trên địa bàn Thành phố hiện có hệ thống cấp nước của - Nhà máy nước Mỹ Tho: công suất 20.000 m3

/ngày - Hệ thống nước ngầm Mỹ Tho: công suất 20.000 m3/ngày

- Nhà máy nước Bình Đức (Châu Thành): công suất 30.000 m3/ngày.

Ngoài ra còn có các trạm cấp nước tại Tân Long, Đạo Thạnh, Trung An, Mỹ Phong và Tân Mỹ Chánh. Về nguồn nước,

- Nước mặt: nhà máy nước Mỹ Tho và Bình Đức; nguồn nước từ sông Tiền. Do vị trí hiện trạng bị nhiễm mặn vào mùa khô nên nhà máy nước Mỹ Tho chỉ hoạt động khoảng 10% công suất vào thời kỳ cao điểm mùa khô.

- Nước ngầm: tổng cộng 19 giếng, độ sâu khai thác 300-500 m, lưu lượng

bình quân 75 m3/giờ

Tổng lưu lượng nước cấp cho khu vực dân cư hiện là 3.180 m3/ngày đêm (không kể công suất cho khu công nghiệp Mỹ Tho). Các trạm cấp xã trung bình mỗi trạm 10-20 m3/giờ phục vụ các cụm dân cư 50 -100 hộ. Thực trạng là có một số trạm đã quá tải và còn một số khó khăn hạn chế sau:

- Tỉ lệ thất thoát còn cao (20-25%)

- Năng lực quản lí vận hành các trạm còn yếu kém

Tổng chiều dài mạng đường ống cấp nước khoảng 60 km, trong đó chỉ có khoảng >1 km đường ống Ư500, 15,2 km đường ống Ư200, 34,5 km đường ống Ư150. Nhìn chung, hộ sử dụng nước sạch toàn TP. Mỹ Tho năm 2005 khoảng 98%, trong đó nội thành đạt 100%, ngoại thành khoảng 96%.

Thoát nước

Hệ thống thoát nước đô thị là hệ thống cống chung (nước mưa và nước thải) với tổng chiều dài 71,6 km, trong đó có 75% đường ống mới cải tạo với Ư600-1200 dạng bê tông tròn, tập trung phần lớn tại phường 1, 2, 7; các miệng xả tập trung ra rạch Bảo Định và sông Tiền. Ngoài ra tại khu vực chợ và phố nội ô còn một số cống lộ thiên.

Nhìn chung, hệ thống thoát nước tại khu vực nội thị hiện trạng vẫn chưa hoàn chỉnh mặc dù đã được tích cực cải tạo. Trong điều kiện phát triển nhà ở tự phát, một số kênh rạch bị chặn đường tiêu gây ngập úng cục bộ trong giai đoạn mưa lớn kết hợp với triều cường và bắt đầu phát sinh một số vấn đề về môi trường nước mặt trên sông Bảo Định và các chi lưu..

Tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xây dựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ; phần lớn nước mưa đều chảy tràn.

Phần lớn các cơ sở công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp trong khu công nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống xử lí nước thải riêng; tuy nhiên phần lớn các xí

nghiệp quy mô nhỏ đều không xử lí nước thải.

Thông tin liên lạc

Trong quá trình đô thị hóa, chất lượng cuộc sống người dân được nâng cao thể hiện một phần qua sự thay đổi tích cực hệ thống bưu chính viễn thông của TP. Mỹ Tho ngày càng được trang bị hiện đại, công nghệ cao và chất lượng đồng bộ, nối mạng hoàn chỉnh đến tất cả các tỉnh trong nước và quốc tế.

Bảng2.2 Các chỉ tiêu ngành thông tin liên lạc năm 2000-2010

2000 2005 2010

- Tổng số máy điện thoại 14.200 28.550 57.774 - Mật độ (máy/100 người) 8,9 17,0 26,0

- Số thuê bao Internet - - 14.828

Nguồn: Niên giám Thống kê Tiền Giang năm 2010 Số lượng máy điện thoại bàn tăng nhanh trong giai đoạn 2000-2010 từ 14.200 thuê bao lên 57.774 thuê bao. Số thuê bao internet cũng chiếm tỉ lệ 36% so với toàn tỉnh năm 2010.

Giá trị sản xuất ngành bưu chính viễn thông tăng rất nhanh, từ 38 tỉ đồng

năm 1995 lên 146 tỉ đồng năm 2000, tăng 22,9%/năm, và 276 tỉ đồng năm 2005 tăng 13,6%/năm.

Giá trị tăng thêm cũng tăng nhanh, từ 29 tỉ đồng năm 1995 lên 95 tỉ đồng

năm 2000 tăng 19,3%/năm, và 152 tỉ đồng năm 2005 tăng 9,9%/năm, cho thấy hiệu quả rất cao.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)