Đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự CDCCKT. Có thể nói CDCCKT vừa là nguyên nhân, vừa là sản phẩm, vừa là kết quả của quá trình ĐTH . Vì vậy khi phân tích cơ cấu kinh tế và sự CDCCKT sẽ thấy rõ ảnh hưởng của ĐTH trên các mặt, đồng thời thấy rõ mối quan hệ đó để thông qua quá trình xác định mô hình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xác định đúng hướng cho quá trình ĐTH.
Trong quá trình đô thị hóa, kinh tế đô thị tăng trưởng với tốc độ cao vì mức tập trung lực lượng sản xuất cao, khắc phục được tác phong sản xuất nhỏ, trì trệ, manh mún, hình thành tác phong công nghiệp hiện đại, tạo năng suất lao động cao, vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế càng thể hiện rõ. Đô thị là nơi tập trung các trường đại học, các nhà khoa học, đồng thời có sự hấp dẫn lớn với các nguồn lao động có kĩ thuật và đây chính là lợi thế đặc biệt của đô thị trong việc phát triển kinh tế.
Quy mô việc làm ở đô thị tăng là do sự hình thành mới các khu công nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất các doanh nghiệp hiện có. Quá trình đó vừa tăng việc làm vừa làm CDCCKT trong kinh tế đô thị. Đồng thời, việc CDCCKT đô thị còn làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều sâu, tăng năng suất lao động xã hội, tăng GDP bình quân đầu người ở đô thị.
Dưới sự tác động của ĐTH đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm tỉ trọng các ngành nông nghiệp. Đã có sự tương đồng giữa tốc độ đô thị hóa với tốc độ CDCCKT. ĐTH diễn ra với tốc độ nhanh thì cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh và ngược lại.
Chính quá trình ĐTH đã làm cho tốc độ phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ tăng của các ngành nông nghiệp.
Sự tác động của quá trình ĐTH còn hình thành nên các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra ĐTH còn làm thay đổi cơ cấu lao động trong các lĩnh vực sản xuất.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Đô thị hóa là một quá trình tất yếu trong phát triển đô thị thể hiện rõ nhất là việc dân số tập trung đông vào các đô thị, lãnh thổ đô thị được mở rộng, lối sống công nghiệp đô thị được phổ biến cũng là một trong những động lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quá trình đô thị hóa cũng đồng thời với quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất hình thành các khu, cụm công nghiệp, thu hút lao động sang ngành công nghiệp đẩy mạnh phát triển công nghiệp. Đồng thời với quá trình này, diện tích đất nông nghiệp và lực lượng lao động giảm đi làm giảm tỉ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Ngoài ra, quá trình đô thị hóa cũng hình thành nên các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, làm thay đổi cơ cấu lao động trong các lĩnh vực sản xuất, các thành phần kinh tế cũng thay đổi theo phương thức sản xuất.
Như vậy, quá trình đô thị hóa có mối liên hệ chặt chẽ qua lại với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên các khía cạnh cơ cấu ngành kinh tế, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ thông qua sự thay đổi cơ cấu GDP, cơ cấu lao động và cơ cấu hàng xuất khẩu. Đô thị hóa diễn ra với tốc độ nhanh thì cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch nhanh và ngược lại.
Chương 2: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ MỸ THO - TỈNH
TIỀN GIANG
2.1 Khái quát về Thành phố Mỹ Tho 2.1.1 Vị trí địa lí