Các khó khăn, hạn chế

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 105 - 106)

Cơ cấu kinh tế của Thành phố hiện nay là công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, trong đó công nghiệp đóng vai trò chủ lực và thương mại dịch vụ đóng vai trò hỗ trợ tích cực.

Tốc độ phát triển trong 5 năm qua tương đối cao so với các huyện thị trong Tỉnh, nhưng còn thấp so với một số thành phố trong cả nước, chưa ổn định do nông nghiệp còn nhiều chịu ảnh hưởng của thời tiết và dịch bệnh, chưa bền vững do vốn ít và thị trường - giá cả còn bấp bênh, các ngành công nghiệp có hiệu quả cao (tỉ lệ giá trị tăng thêm/giá trị sản xuất lớn) còn ít, hoặc làm gia công. Trong một chừng mực, ngành thương mại dịch vụ phát triển đã tạo cho Thành phố một nền sản xuất kinh doanh đa dạng, năng động, nhưng chưa phát huy hết sức mạnh do các điều kiện hạ tầng kĩ thuật còn kém.

Thực trạng kinh tế trên thể hiện cụ thể như sau :

- Khu vực nông nghiệp phát triển với tốc độ khá 6,1%/năm nhưng trong quá trình đô thị hóa, quỹ đất nông nghiệp có khuynh hướng giảm nhanh và ngành đánh bắt có khuynh hướng chựng lại; tình hình dịch bệnh và giá cả thị trường chưa ổn định đối với ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản.

- Khu vực kinh tế công nghiệp xây dựng tuy có phát triển, nhưng còn chậm, do lực lượng ngoài quốc doanh đang chiếm giữ vai trò nòng cốt hầu hết là các cơ sở được đầu tư ít, kĩ thuật và trang bị kém, công nghệ chưa được cải tiến dẫn đến thiếu lợi thế so sánh trên thương trường;

- Khu vực thương mại dịch vụ bao gồm các ngành thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa thể dục thể thao, ... tuy có nhiều nỗ lực trong đầu tư nhưng chưa đạt quy mô và chất lượng cao, chưa hình thành được các điểm kinh doanh lớn làm động lực cho phát triển toàn nền kinh tế.

Kinh tế phát triển khiến mức sống của đại bộ phận dân cư tăng đáng kể, nhất là tại khu vực nông thôn. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận dân cư nông thôn gặp khó khăn, sự phân hóa giàu nghèo tăng giảm tùy theo tình hình sản xuất, thị trường và giá cả nông sản, nhất là khi nông súc sản bị thiệt hại do dịch bệnh. Công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo tuy có được tập trung giải quyết nhưng chưa thật sự bền vững.

Hệ thống kết cấu hạ tầng kĩ thuật (đường sá, cầu, bến cảng, bến bãi, điện, nước sạch, thủy lợi) nhìn chung tuy được quan tâm đầu tư nhưng còn thiếu và một số mặt còn yếu. Các hệ thống hậu cần công nghiệp (khu cụm công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, điện nước công nghiệp, thoát nước thải rác công nghiệp), hệ thống cơ sở dịch vụ và phục vụ (chợ, trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải …) chưa được đầu tư có quy mô.

Hạ tầng xã hội một số mặt còn yếu, nhất là mặt văn xã tại các xã, đời sống văn hóa chưa sôi động; số phường xã văn hóa còn ít.

Tiến trình phát triển đô thị còn chậm và có quy mô nhỏ so với đô thị loại II.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)