Định hướng phát triển KT-XH TP.Mỹ Tho đến năm 2020

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 99 - 104)

- Huy động cao nhất các nguồn lực, trước hết là nội lực trong tỉnh, đẩy mạnh công nghiệp hóa, đô thị hóa, hiện đại hóa công nông nghiệp, xây dựng môi trường và nền tảng hạ tầng công nông nghiệp, thương mại dịch vụ để thu hút đầu tư, tạo ra một vùng sản xuất kinh doanh hàng hóa quan trọng của tỉnh, với tốc độ phát triển cao, hiệu quả, bền vững.

- Gắn phát triển KT-XH của TP. Mỹ Tho với các huyện thị trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực Bắc sông Tiền,tiếp tục phát triển các mặt văn hóa nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân ngay càng ngang bằng với các thành phố khác trong nước.

- Định hướng đầu tư chiến lược :

+ Mở rộng thành phố và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn quốc gia về đô thị loại II trước năm 2015,chuẩn bị tiến lên các tiêu chí của đô thị loại I sau năm 2020.

TP. Mỹ Tho sẽ là trung tâm của khu vực Bắc sông Tiền, là trọng tâm phát triển của tỉnh trong hội nhập vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là mũi đột phá phát triển KT-XH của tỉnh.

+ Phát triển TP. Mỹ Tho thành một trung tâm đầu tư, trung tâm công nghiệp, đầu mối thương mại dịch vụ, hội chợ - thông tin – triển lãm, du lịch sinh thái, trung tâm văn hóa, giáo dục đào tạo của khu vực Bắc sông Tiền.

+ Đầu tư hoàn chỉnh khu công nghiệp Mỹ Tho, mở rộng các cụm công nghiệp Trung An, đầu tư xây dựng khu công nghiệp Mỹ Phong, Tân Mỹ Chánh …

+ Thu hút đầu tư xây dựng khu đô thị trung tâm mới tại ngã ba Trung Lương với chức năng trung tâm tài chính - thương mại - dịch vụ của tỉnh. Từng bước xây dựng khu đô thị phía Tây tại Bình Tạo.

+ Xây dựng chợ đầu mối trái cây và hình thành sàn giao dịch nông sn3 tại ngã ba Trung Lương cặp sông Bảo Định.

+ Hình thành một số bệnh viện có khả năng chuẩn đoán và điều trị có kĩ thuật cao, làm vệ tinh cho các bệnh viện chuyên khoa của thành phố Hồ Chí Minh phục vụ cho nhân dân trong tỉnh và khu vực Bắc sông Tiền.

+ Xây dựng khu du lịch Thới Sơn, Tân Long và các di tích lịch sử, văn hóa, tạo thành một quần thể du lịch sống động.

+ Phát triển giao thông nội thành, tạo ra các khu dân cư mới, các điểm tập kết hàng hóa, trung tâm phân phối, cung ứng hàng hóa tiểu vùng.

+ Hình thành vành đai xanh nông nghiệp tại vùng ven nội thành phục vụ dân cư khu đô thị và khu công nghiệp, kết hợp tạo sinh thái cảnh quan.

+ Khu vực ngoại thành phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền rau màu thực phẩm, hoa kiểng, trái cây, chăn nuôi và các dịch vụ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, gắn liền với bảo quản, sơ chế nhỏ. Hoàn thiện điện khí hóa, mạng lưới giao thông, xây dựng cầu kiên cố, đạt giá trị vận tải hàng hóa, phát triển hệ thống cấp nước sạch, công nghệ thông tin, phát triển bưu chính viễn thông, nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích, tăng cường đào tạo tay nghề cho lao động để chuyển sang khu vực công nghiêp và dịch vụ phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, mạng lưới bảo quản, sơ chế cho công nghiệp.

- Mục tiêu kinh tế:

2010; 13,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,8%/năm trong giai đoạn 2016- 2020, bình quân 13,5%/năm trong 15 năm.

+ Riêng tốc độ tăng trưởng GDP của địa phương 10,6%/năm trong giai đoạn 2006-2010; từ 14,4%/năm trong giai đoạn 2011-2015 và 13,6%/năm trong giai đoạn 2016-2020, bình quân từ 12,8/năm trong 15 năm.

+ Về cơ cấu kinh tế: Đến năm 2015: Công nghiệp - xây dựng trong GDP tăng từ 57% lên 61% năm 2020; Nông lâm nghiệp giảm từ 12% năm 2015 xuống 7% năm 2020; thương mại - dịch vụ tăng từ 31% năm 2015 lên 32% năm 2020.

+ GDP bình quân đầu người của địa phương theo giá hiện hành tăng từ khoảng 33,7 triệu đồng lên 74,1 triệu đồng, tương đương với giá so sánh 1994 tăng từ 13,5 triệu đồng năm 2015 lên 23,8 triệu đồng năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 12,1%/năm.

+ Dân số TP. Mỹ Tho dự kiến sẽ tăng từ 213.619 người năm 2009 lên 235.408 người năm 2015 và 260.824 người năm 2020 bình quân tăng 2,67%/năm ở giai đoạn 2009-2015 và 2,79%/năm ở giai đoạn 2016-2020. Trong đó phát triển tự nhiên khoảng 1% và tăng cơ học khoảng 1,6-1,8%. Dân số cơ học đến TP. Mỹ Tho dự kiến khoảng trên dưới 5.000 người mỗi năm, hoạt động trong các lĩnh vực công, thương nghiệp.

+ Về cơ cấu: Dân số nội thành sẽ tăng từ 61,23% năm 2009 lên 71,11% năm 2015 và 88% năm 2020, chủ yếu do chuyển các xã hiện có các thành phường mới. Dân số phi nông nghiệp tăng nhanh từ 72,7% năm 2009 lên 90,4% năm 2015 và đạt khoảng 94,2% năm 2020 đa số là do chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp - thương mại - dịch vụ hoặc kết hợp hoạt động nông nghiệp - thương mại, dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp. Trong khi đó, dân số nông nghiệp giảm nhanh từ 27,3% năm 2009 còn 9,6% năm 2015 và ổn định khoảng 5,8% năm 2020.

+ Lao động trong độ tuổi cũng sẽ chuyển biến tích cực: Lao động khu vực I sẽ giảm tỉ lệ sử dụng từ 11,24% năm 2009, sau đó giảm nhanh còn 9,1% năm 2015 và 7,6% năm 2020. Lao động khu vực II tăng nhanh từ 19%, 22% và 27,7%. Lao

động khu vực III hiện nay từ 46,6%, sau đó tăng lên 53,3% và 56,6%.

Bảng 3.1 Quy hoạch dân số TP. Mỹ Tho - tỉnh Tiền Giang đến nam 2020

STT Đơn vị hành chính Dân số

Năm 2009 Giai đoạn 2016-2020

5,591 6238 2 Phường 2 13,530 15095 3 Phường 3 10,316 11509 4 Phường 4 16,283 18166 5 Phường 5 20,388 22746 6 Phường 6 23,105 25778 7 Phường 7 8,969 10006 8 Phừơng 8 11,812 13178 9 Phường 9 7,062 7879 10 Phường 10 8,402 8,806 11 Phường 11 8,017 11,616

12 Phường Tân Long 3,425 3821

13 Phường Bình Tạo 11935 17667

14 Phường an Trung 3678 5444

15 Phường TrungAn 5589 8273

16 Phường Trung Chánh 7602 11190

17 Phường Trung Lương 5756 8787

18 Phường Thạnh Phong 5465 6006 19 Phường Đạo Thạnh 6454 11023 20 Xã Thới Sơn 5,515 6095 21 Xã Lương Hòa 4544 7761 22 Xã Tân Mỹ Chánh 4601 5609 23 Xã Phước Thạnh 8190 9984 24 Xã Mỹ Phong 7410 8146 Thành phố 213639 260824

3.1.2 Lợi thế, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển KT-XH TP. Mỹ Tho

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)