Bảng 2.1 Cơ cấu dân số TP. Mỹ Tho giai đoạn 2000-2011
Năm
2000 2005 2009 2010 2011
Dân số (Người) 159.908 167.542 213.639 214.757 215.996 Phân theo giới tính (%)
. Nam 48.66 48.85 48.08 48.39 48.58
. Nữ 51.34 51.15 51.92 51.61 51.42
Phân theo khu vực (%)
. Thành thị 66.19 76.85 61.23 61.30 61.17 . Nông thôn 33.81 23.15 38.77 38.70 38.83 Tỉ lệ tăng tự nhiên (‰) 9,36 10,14 10,24 9,95 9,50
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2011 – Chi cục Thống kê TP. Mỹ Tho)
Dân số TP. Mỹ Tho tăng chậm, từ 159.908 người năm 2000 tăng lên 167.542
người năm 2005, đến 2009 tăng nhanh đột biến lên 213.639 sau đó lại tăng chậm lại 214.757 người năm 2010 và 215.996 người năm 2011. Vậy dân số trung bình TP. Mỹ Tho từ 2000-2011 tăng 56.088 người tương ứng 35%.
Trong đó, dân số phân theo giới tính tỉ lệ nữ luôn chiếm ưu thế hơn tỉ lệ nam. Sau 11 năm (2000-2011) dân số nam tăng 27.121 người tương ứng 34.9 % chậm hơn dân số nữ 28.967người tương ứng 35%. Về cơ cấu dân số nam giảm nhẹ dần không liên tục, năm 2000 dân số nam chiếm 48,66% đến năm 2005 dân số nam chiếm 48,85%, năm 2010 còn 48,39 % và đến năm 2011 còn 48,58% .
Dân số phân theo thành thị nông thôn: tỉ lệ dân số thành thị chiếm ưu thế nhưng dân số thành thị tăng chậm hơn dân số nông thôn. Cụ thể, dân số thành thị trong thời gian 2000 – 2011 tăng 24,8%; dân số nông thôn tăng 55,12% . Như vậy, tuy số lượng và tỉ lệ gia tăng dân số nông thôn cao hơn dân số thành thị từ 2000- 2011 nhưng dân số thành thị vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn, đại bộ phận dân số chủ yếu của thành phố TP. Mỹ Tho là dân số thành thị chiếm hơn 61.17 % dân số thành phố.
Đáng chú ý năm 2009 tỉ lệ dân số nói chung tăng lên là do gia tăng dân số nông thôn nhờ quá trình mở rộng diện tích từ 48,5880 km2 năm 2008 lên 81,5408 km2 năm 2009. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố cũng vì thế và có những thay đổi đáng kể giảm từ 3.310 người/ km2 năm 2000 xuống còn 2.620 người/ km2 năm 2009 và đến 2011 là 2.649 người/ km2
. Thời gian gần đây, dân số TP. Mỹ Tho gia tăng bên cạnh tỉ lệ gia tăng tự nhiên còn tiếp nhận một lượng dân số sơ học khoảng hơn 0,5% dân số, làm cho dân số trung bình gia tăng, nhất là ở các khu, cụm công nghiệp nằm trên địa bàn.
Với tốc độ gia tăng dân số nhanh trong 3 năm gần đây, mật độ dân số khu vực thành thị qui đổi năm 2005 là 12.231 người/km2 lên 13.086 người/km2 năm 2009 đây là tiêu chuẩn mật độ của một đô thị loại II (tiêu chuẩn từ 12.000 người/km2 trở lên), tuy nhiên có một số đơn vị phường có mật độ dân số khá cao lên đến 22.923 người/km2
và số liệu gần đây nhất năm 2011 mật độ dân số Phường 3 là 22.638 người/km2 cho thấy nhu cầu mở rộng diện tích đô thị hiện có để tránh tình trạng dân cư quá cao là rất cần thiết.
Lao động trong khu vực I giảm từ 25,3% năm 1995 còn 18,7% năm 2000 và
15% năm 2005; trong khi đó khu vực II tăng từ 14,2% lên 15,7% và 21,1%; khu vực III tăng từ 60,5% lên 65,6% và 63,9% lao động đang hoạt động trong các ngành nghề, cho thấy tiến độ chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang khu vực công nghiệp-dịch vụ khá nhanh, nhất là sang công nghiệp(hơn 45,92%), điều này cho thấy lực lượng lao động của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực.
Lao động xã hội đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân tăng nhanh hơn nhịp độ tăng của dân số (nhịp độ tăng bình quân hàng năm là 1,82% và chiếm trên 63,88% dân số).Cơ cấu lao động phi nông nghiệp/tổng số lao động nghề nghiệp đạt 85% vượt mức tiêu chuẩn một đô thị loại III (75%).
Dân số TP. Mỹ Tho có cơ cấu trẻ (từ 15 đến 29 tuổi) tăng dần từ 29,2% năm 1995 lên 33,4% năm 2005, nhưng đặc biệt là số trẻ dưới 14 tuổi lại giảm nhanh từ 27,1% dân số năm 1990 còn 18,6% năm 2005; trong khi đó tỉ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 61,9% lên 67,7% dân số, và lực lượng dân số ngoài độ tuổi lao động
tăng từ 9,1% lên 12% dân số. Hiện tượng trên cho thấy dân số TP. Mỹ Tho trong tình trạng đang đi vào cơ cấu già.
Hầu hết dân số trong tuổi lao động có công ăn việc làm, chỉ còn 10% đang có việc làm nhưng không ổn định. Mặt khác, lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm khoảng 37% là lực lượng trẻ năng động, nhảy bén trong tiếp thu khoa học kĩ thuật, thích nghi với cung cách làm ăn trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên trong qua trình công nghiệp hóa hiện đại hóa lực lượng lao động qua đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nền kinh tế, mặt khác do xu thế chung lao động được đào tạo đã chuyển dịch đi các nơi khác nhất là thành phố Hồ Chí Minh, đây là vấn đề đang được quan tâm của TP. Mỹ Tho.
Tuổi thọ trung bình của dân TP. Mỹ Tho đã tăng từ 70,5 năm 1999 (điều tra
cơ bản tháng 4/1999) lên 76,4 năm 2005.
Đa số lao động có chuyên môn tập trung về trung tâm thành phố, nhất là từ đại học trở lên. Một bộ phận lao động trong độ tuổi của thành phố hiện đang đi sang các tỉnh lân cận và TP Hồ Chí Minh làm việc, bên cạnh đó cũng có một số lao động ở các tỉnh lân cận đến TP. Mỹ Tho làm việc, tạo nên tình trạng giao lưu lao động có lợi, nhất là các lao động có tay nghề cao. Tỉ lệ lao động trong độ tuổi còn đi học tương đối cao (11,5% lao động trong độ tuổi) cho thấy điều kiện phát triển nguồn nhân lực phục vụ tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn nhiều tiềm năng.
Như vậy, dân số và nguồn lao động thay đổi trong quá trình đô thị hóa ảnh hưởng rất lớn đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế TP. Mỹ Tho