Định hướng phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang tác động đến

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 95 - 99)

đến năm 2020

3.1.1.1 Định hướng phát triển KT-XH tỉnh Tiền Giang tác động đến nền KT-XH TP. Mỹ Tho TP. Mỹ Tho

Trên cơ sở điểm xuất phát của tỉnh Tiền Giang và mục tiêu phát triển KT- XH của cả nước cũng như của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 xác định các khâu đột phá như sau :

-Tập trung phát triển nhanh công nghiệp dựa trên phát triển mạnh các Khu

công nghiệp tập trung gắn với hệ thống khu công nghiệp tập trung của vùng KTTĐ

phía Nam và với vùng Đồng bằng sông Cửu Long trở thành những hạt nhân thu hút công nghiệp bên ngoài vào Tỉnh, đồng thời đẩy mạnh phát triển các cụm công nghiệp và các làng nghề góp phần tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động cho khu vực nông thôn.

- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên cơ sở hình thành và phát triển hệ thống đô thị ở khu vực nông thôn để tạo ra các hạt nhân phát triển kinh tế của Tỉnh. Xây dựng hoàn chỉnh đô thị loại II cho TP. Mỹ Tho và đô thị loại III cho thị xã Gò Công, đồng thời xây dựng các khu đô thị mới theo hướng hiện đại nhằm chuyển nhanh cơ cấu lao động của Tỉnh. Xây dựng đô thị mới Cai Lậy đến năm 2010 trở thành đô thị loại III, thị trấn Cái Bè trở thành đô thị loại IV, các thị trấn - huyện lỵ khác là đô thị loại V với quy mô dân số khoảng 15-30 ngàn người vào năm 2020. Đẩy mạnh vai trò trung tâm kinh tế, chính trị, thương mại và giao dịch, đầu mối trung chuyển của TP. Mỹ Tho với 2 cực đối trọng là thị xã Gò Công (phía Đông) và thị trấn Cai Lậy (phía Tây) để đảm nhận chức năng công nghiệp, dịch vụ thương mại và trung tâm du lịch của vùng đồng bằng Sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Tạo thêm việc làm phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa nông thôn. Bố trí lại cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng hiệu quả, thu hút nhiều lao động trên cơ sở đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và các hoạt động dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo hướng thâm canh gắn với điều kiện sinh thái. Sự phát triển nông thôn trong những năm tới đây phải là quá trình hòa nhập với các khu cụm công nghiệp và đô thị sẽ hình thành.

- Tổ chức lại không gian phát triển kinh tế và hạ tầng, hoàn thành việc xây dựng các công trình lớn về kết cấu hạ tầng để gắn kết Tiền Giang với các vùng lân cận, nhất là khu vực phía Đông Nam của tỉnh Tiền Giang gắn với Bến Tre, Vĩnh Long và TP Cần Thơ, khu vực phía Bắc gắn với Long An và TP Hồ Chí Minh.

- Đầu tư phát triển các ngành mà Tỉnh có lợi thế là công nghiệp công nghệ cao phát huy lợi thế về vị trí gần TP Hồ Chí Minh, công nghiệp chế biến; công nghiệp cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng và công nghệ thông tin; các ngành du lịch, dịch vụ gắn với du lịch, dịch vụ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và chất lượng caovà xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của Tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển các cơ sở đào tạo nghề cho cả vùng.

Các mục tiêu phát triển được đề ra như sau :

* Mục tiêu kinh tế

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 12% thời kỳ 2006- 2010, và khoảng 13%-14% thời kỳ 2011-2020. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.018 USD (giá thực tế), tăng hơn 3,0 lần so với năm 2000, đến năm 2020 đạt trên 4.009 USD/người.

- Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại. Tạo mọi điều kiện cho mục tiêu tăng nhanh xuất khẩu, thu hút vốn và công nghệ từ bên ngoài. Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu đạt 360-400 triệu USD năm 2010 và trên 1.500 triệu USD năm 2020, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu 16-18%/năm thời kỳ 2006-2010, và 16-

17%/năm thời kỳ 2011-2020, giá trị xuất khẩu bình quân đầu người đạt trên 800 USD năm 2020.

- Tích cực đầu tư tạo thêm nguồn thu mới cho ngân sách, quản lí và tổ chức tốt nguồn thu ngân sách trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đạt tỉ lệ thu ngân sách từ GDP chiếm khoảng 8-8,5% năm 2010 và trên 10% năm 2020. Thực hiện tiết kiệm chi, tăng chi hợp lí cho đầu tư phát triển.

* Những chính sách về hạ tầng xã hội

Tạo chuyển biến cơ bản về văn hóa, y tế, giáo dục, đào tạo, nâng cao dân trí và các vấn đề bức xúc về xã hội khác nhằm cải thiện một bước quan trọng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

- Tỉ lệ tăng dân số bình quân thời kỳ 2006- 2020 dưới 1,0%, giảm tỉ lệ sinh bình quân hàng năm 0,03%. Phấn đấu ổn định và từng bước giảm tỉ lệ lao động thất nghiệp khu vực thành thị xuống còn khoảng 4% năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020 và nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn lên khoảng 83% vào năm 2010 và trên 90% năm 2020. Bằng mọi nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư để tạo nhiều việc làm mới, hàng năm thu hút thêm 15- 20 ngàn lao động (2006- 2010) và 8-10 ngàn lao động (2011-2020). Tăng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 30,5% năm 2010 và khoảng 51% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỉ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) xuống còn 10% năm 2010 và dưới 3% vào năm 2020.

- Phấn đấu đến năm 2010, tỉ lệ học sinh huy động so với dân số trong độ tuổi ở các bậc học như sau: nhà trẻ trên 12%; mẫu giáo trên 70%; tiểu học 100%; trung học cơ sở trên 99% và phổ thông trung học là 62%. Đến năm 2010 không còn người mù chữ và toàn Tỉnh đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Đến năm 2020, tỉ lệ huy động học sinh so độ tuổi, nhà trẻ là 50%, mẫu giáo 99%, tiểu học 100%, trung học cơ sở 99,9%, trung học phổ thông đạt 75%.

- Đến năm 2010: 100% số hộ có điện sử dụng; 100% dân cư có nước sạch sử dụng; 100% xã có đường giao thông đến trung tâm xã và 20-30% được trải nhựa.

- Thực hiện các biện pháp đồng bộ để hạn chế và giảm đáng kể và tiến tới loại trừ các bệnh nhiễm vi rút HIV và AIDS và các bệnh dịch khác. Đến năm 2010,

100% trạm y tế xã có bác sĩ, đạt 5 bác sĩ/vạn dân và khoảng 6 bác sĩ/vạn dân vào năm 2020; nâng tỉ lệ giường bệnh trên vạn dân 22 giường (2010) lên 23,4 giường (2020); giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng (<5 tuổi) dưới 17% (2010) và 10% (2020), tỉ suất chết trẻ em (<5 tuổi) 2,2% (2010 và dưới 1,0% (2020) ...

- Nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn tỉnh. Nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, đưa các môn thể thao mũi nhọn và truyền thống của địa phương tiến kịp trình độ khu vực và cả nước.

*Mục tiêu về môi trường

- Bảo vệ môi trường các vùng sinh thái, tránh ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm, bảo vệ rừng ngập nước ven biển…

- Các đô thị, các khu công nghiệp tập trung phải được xử lí chất thải đạt tiêu chuẩn chất lượng môi trường Việt Nam.

- Phòng chống hạn chế đến mức tối đa sự suy kiệt và ô nhiễm các nguồn tài nguyên và các tác hại do thiên tai bão lụt... gây ra.

Để đạt các chỉ tiêu nêu trên, tỉnh Tiền Giang sẽ tiếp tục cải thiện môi trường

đầu tư và xây dựng một chiến lược xúc tiếncó ý nghĩa quyết định trong việc thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài và từ các tỉnh khác trong nước vào các công trình trọng điểm của Tỉnh trên toàn địa bàn.

Các khâu đột phá và mục tiêu phát triển của Tỉnh sẽ có tác động rất lớn đến các huyện thị, đặc biệt là TP. Mỹ Tho với vai trò là trung tâm lớn nhất của Tỉnh, đô thị loại 2, nơi tiếp cận quen thuộc nhất đối với đầu tư nước ngoài, với khu công nghiệp Mỹ Tho, cụm công nghiệp Phường 9, Tân Mỹ Chánh, Trung An, Bình Đức.

Trong tương lai, TP. Mỹ Tho cũng sẽ trở thành đầu mối thu hút đầu tư cho khu công nghiệp Tân Hương, khu công nghiệp Long Giang, cụm công nghiệp các huyện thị trong Tỉnh, sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, CDCCKT, và chất lượng phát triển KT-XH của toàn Tỉnh.

Là trung tâm trung chuyển cho cả khu vực, hiện nay TP. Mỹ Tho có khả năng quy tụ các mặt hàng chủ lực của Tỉnh đã được xác định là có khả năng cạnh

tranh trên thị trường trong và ngoài nước như gạo, nếp, rau hoa, trái cây và thủy hải sản, từ đó có khả năng phát triển thêm các sản phẩm :

- Chế biến với chất lượng cao nông sản, súc sản, thủy hải sản hướng về

xuất khẩu, thu hút nhiều lao động,

- Sản xuất các mặt hàng nước giải khát, bánh kẹo chất lượng cao phục vụ

trong Tỉnh, trong nước và xuất khẩu

- Sản xuất dược phẩmphục vụ trong Tỉnh, trong nước

- May mặc, giày da, lắp ráp điện - điện tử - cơ khí gia công: hướng về

xuất khẩu hoặc phục vụ trong Tỉnh, trong nước và thu hút nhiều lao động;

- Cơ khí chế tạo, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền:phục vụ nông nghiệp,

ngư nghiệp và gia dụng

- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ : hướng về xuất khẩu và thu hút

nhiều lao động.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng đô thị hóa đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố mỹ tho (tỉnh tiền giang) (Trang 95 - 99)