Sau 5 năm được công nhận là đô thị loại II, thành phố Mỹ Tho đã có những bước phát triển quan trọng và đã đạt được kết quả khả quan trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị.
Thành phố Mỹ Tho hiện là đô thị trung tâm tổng hợp cấp tỉnh, có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, hành chính, giáo dục - đào tạo, du lịch, dịch vụ của tỉnh, là nơi tập trung đầu mối giao thông quan trọng cả đường bộ lẫn đường thủy, là cửa ngõ ra vào của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nối liền với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ, đặc biệt thành phố Mỹ Tho nằm giữa hai địa bàn kinh tế của cả nước là vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Bắc sông Tiền. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa - khoa học kỹ thuật của thành phố với bên ngoài. Đồng thời giữ vai trò quan trọng về quốc phòng - an ninh và có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả tỉnh và vùng lân cận.
Cơ cấu ngành kinh tế thành phố Mỹ Tho chịu sự tác động của nhiều nhân tố, trong đó có quá trình đô thị hóa. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh kéo theo cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch.
Cơ cấu các ngành kinh tế chuyển dịch nhanh và đúng hướng: Trong 5 năm qua, kinh tế của Thành phố có sự CDCCKT theo hướng tăng dần tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỉ trọng nông nghiệp. Tỉ trọng khu vực I từ 29,1% giảm còn 14,7%; khu vực II từ 26,3% tăng lên 46,9% và khu vực III từ 44,6% giảm còn 38,4%. Nét nổi bật của CDCCKT thời gian qua là các ngành công nghiệp công nghiệp thực phẩm, nhựa và vật liệu xây dựng có tốc độ phát triển rất cao và các ngành dịch vụ được chú trọng đầu tư và tăng dần trong cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đồng đều giữa các khu đô thị. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn còn gặp những khó khăn nhất định: vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng đô thị, chính sách phát triển, thị trường…
Cơ cấu sản xuất ngành nông ngư nghiệp đã có sự chuyển dịch theo hướng
khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của nông nghiệp đô thị, với hai thế mạnh là kinh tế vườn và đánh bắt thủy sản, được tập trung đầu tư và khai thác có hiệu quả. Kinh tế vườn cung ứng ngày càng nhiều thương phẩm cho thị trường và nguyên liệu cho chế biến, tăng nhanh giá trị xuất khẩu của Tỉnh. Ngành đánh bắt thủy sản và các cơ sở hậu cần nghề cá hiện đứng vào hàng đầu của tỉnh. Giá trị tăng thêm ngành nông ngư nghiệp tăng bình quân 6,1%/năm.
Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng gắn
sản xuất với thị trường tiêu thụ, tăng dần tỉ trọng công nghiệp chế biến, tập trung chế biến các sản phẩm từ thế mạnh của Tỉnh là nông thủy sản và sử dụng lao động có tay nghề dồi dào của Thành phố. Ngành xây dựng cũng tăng trưởng nhanh tương ứng với việc cải thiện đời sống dân cư, nhà ở và các kết cấu hạ tầng KT-XH. Giá trị tăng thêm công nghiệp và xây dựng giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 13,5%/năm.
Cơ cấu các ngành dịch vụcó bước chuyển dịch tích cực theo hướng đáp ứng
tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư như dịch vụ thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm.... Sức mua của dân Thành phố năm 2005 đạt 6,9 triệu đồng/người,
mật độ dân sử dụng điện thoại đạt 16,8 máy/100 dân. Giá trị tăng thêm của khu vực III bình quân 5 năm (2001-2005) tăng 11,6%/năm.
Bên cạnh những thành tựu nói trên, trong quá trình phát triển KT-XH của Thành phố, ngành và địa phương, tính bền vững của sự phát triển chưa được quan tâm đúng mức và vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:
- TP. Mỹ Tho được nâng lên đô thị loại 2 nhưng diện tích còn bó hẹp trong không gian của đô thị loại 3, do đó không gian phát triển kinh tế còn bất cập so với yêu cầu bố trí sản xuất, kinh doanh.
- Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào các nhân tố phát triển theo chiều rộng, chủ yếu khai thác tài nguyên và vốn, chưa sử dụng nhiều tri thức, hiệu quả của các sản phẩm còn thấp.
Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, ngoại trừ các cơ sở quốc doanh và đầu tư nước ngoài, đều có năng suất, chất lượng và hiệu quả chưa cao, sức cạnh tranh thấp, quy mô nhỏ. Đa số hàng nông sản chế biến của Thành phố có hàm lượng công nghệ thấp nên hiệu quả không cao.
Các ngành thương mại - dịch vụ nhìn chung có quy mô nhỏ và phân tán, tỉ trọng các loại hình dịch vụ cao cấp (tài chính tín dụng, vốn, tư vấn, khoa học công nghệ) và các loại hình thương mại trung chuyển chưa cao.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng nhưng vẫn còn chậm, giá trị tăng thêm của công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh nhưng quy mô còn nhỏ; trong khi của các ngành thương mại dịch tăng trưởng nhưng không nhanh, của khu vực nông thủy sản tăng trưởng khá nhưng còn phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên, nên chưa mang tính bền vững cao, chưa hướng thị mạnh. Chênh lệch thu nhập đầu người giữa khu vực phi nông nghiệp và nông nghiệp có khuynh hướng tăng từ 1,09 năm 2000 lên 1,42 năm 2005.
- Tuy nguồn lực của Thành phố được huy động khá cao, nhưng đầu tư trong các năm qua chủ yếu tập trung cho những dự án, công trình mang lợi ích trực tiếp trước mắt về kinh tế; do đó kết cấu hạ tầng kĩ thuật và phúc lợi xã hội tuy cũng được quan tâm đầu tư, nhưng chưa đồng bộ, làm chậm sự phát triển KT-XH.
- Cơ chế, chính sách phát triển các thành phần kinh tế chưa được triển khai thực hiện đầy đủ. Kinh tế tập thể tuy được quan tâm chỉ đạo nhưng chưa đạt yêu cầu, tỉ trọng trong nền kinh tế còn nhỏ bé. Kinh tế tư nhân và cá thể tuy được khuyến khích phát triển, nhưng vẫn còn hạn chế về mức đầu tư và tiềm lực chưa được khai thác đầy đủ.
- Quan điểm phát triển bền vững chưa được thể hiện, còn thiên về tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định xã hội, mà chưa quan tâm đến tính bền vững khi khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Công tác phát triển KT-XH và công tác kiểm tra, quản lí, bảo vệ môi trường chưa được kết hợp chặt chẽ, lồng ghép hợp lí với nhau.
Đáng chú ý, khi xét đến mối quan hệ giữa đô thị hóa ảnh hưởng đến CDCCKT TP. Mỹ Tho không thể không đề cập đến vấn đề quy hoạch và sử dụng đất. Trong giai đoạn gần đây 2006-2010 diện tích tự nhiên có nhiều biến động trong quá trình đô thị hóa: năm 2005 diện tích tự nhiên TP. Mỹ Tho là 4.858,78 ha, đến năm 2010 có sự biến động tăng 3.259,30 ha, trong đó tăng 0,02 ha do điều chỉnh lại diện tích tự nhiên theo Công văn số 759/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 28/02/2007 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều chỉnh diện tích tự nhiên các xã, phường, thị trấn; đồng thời tăng 3.295,28 ha do thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 29/06/2009 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Châu Thành, huyện Chợ Gạo để mở rộng địa giới hành chính TP. Mỹ Tho.
Sau khi điều chỉnh đại giới hành chính, tổng diện tích tự nhiên của TP. Mỹ Tho là 8.154,08 ha. Trong đó, đất nông nghiệp diện tích năm 2006 là 3.152,76 ha. Giai đoạn này diện tích đất nông nghiệp giảm 260,59 ha; đồng thời tăng 2.235,54 ha; diện tích đất nông nghiệp thực tăng 1.974,95 ha. Diện tích đất nông nghiệp năm 2010 là 5.127,7 ha. Nguyên nhân đất nông nghiệp giảm do chuyển sang các loại đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất chuyên dùng và đất ở … Bên cạnh đó, diện tích đất nông nghiệp tăng do mở rộng địa giới hành chính TP. Mỹ Tho.
Đất phi nông nghiệp: diện tích đất phi nông nghiệp năm 2005 của TP. Mỹ Tho là 1.706,02 ha. Giai đoạn này diện tích đất phi nông nghiệp năm 2010 là
3.026,38 ha. Nguyên nhân đất phi nông nghiệp tăng do nhu cầu phát triển dân số ở địa phương, nhu cầu đất phát triển các cơ sở hạ tầng đặc biệt đất giao thông và các công trình công cộng khác. Đồng thời do thực hiện mở rộng TP. Mỹ Tho đã nhập thêm một phần diện tích của huyện Châu Thành và Chợ Gạo.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Với vị trí địa lí thuận lợi, những điều kiện tự nhiên sẵn có và quan trọng là chính quyền địa phương Tỉnh Tiền Giang nói chung, TP. Mỹ Tho nói riêng đã có định hướng chiến lược phát triển đô thị trong quá trình đô thị hóa đúng hướng dần dần CDCCKT địa phương phát huy được nguồn lực một cách tối ưu, nâng cao hơn nữa đời sống người dân. Với xu thế chuyển dịch hiện nay là đầu tư phát triển tỉ trọng khu vực II, phát huy khu vực III và khu vực I nhưng tất cả các khu vực kinh tế đều cần tăng về giá trị.
Trong nội bộ từng khu vực cũng có những chương trình kinh tế trọng điểm tập trung vào lĩnh vực đem lại hiệu quả cao. Trong nội bộ ngành Nông nghiệp thì lĩnh vực trồng trọt chuyển từ các khu vực trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu, cây kiểng, cây ăn trái và mô hình chăn nuôi mới áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật; ngành thủy sản ngoài việc trang bị phương tiện tàu thuyền đánh bắt xa bờ còn đầu tư phát triển các mô hình nuôi các bè hay ao và nuôi các thủy sản đặc sản.
Trong nội bộ ngành công nghiệp thì các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có xu hướng phát triển tốt như ngành cơ khí, ngành chế biến lương thực – thực phẩm, ngành nghề may – dệt may; đồng thời cũng chú ý phát triển các ngành nghề nông thôn tạo việc làm thường xuyên cho người lao động và đóng góp đáng kể nhất vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất của TP. Mỹ Tho nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung là việc phát triển hoạt động các khu, cụm công nghiệp.
Trong nội bộ lĩnh vực dịch vụ thì chuyển dịch theo hướng phát triển hệ thống chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng, trạm kinh doanh xăng dầu và các lại hình dịch vụ khác.
Về CDCCKT theo thành phần thì kinh tế tư nhân và cá thể ngày càng chiếm ưu thế trong công nghiệp và nông nghiệp cũng như dịc vụ thương mại.
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ GIẢI PHÁP
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THÀNH PHỐ MỸ THO