nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Đặc điểm cơ bản của nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ (NN, ND, NT Thanh Thủy) đều có đặc điểm chung giống với nông nghiệp, nông dân và nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ và dân tộc Việt Nam đó là vùng tập hợp con người lao động cần cù, sáng tạo, có tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, sống thành cộng đồng làng xã; có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất chống giặc ngoại sâm. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu và mang tính tự cung tự cấp; tư duy kinh tế tiểu nông bị chi phối trong thời gian dài… Song gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và sự chuyển biến trong giai đoạn hiện nay cho thấy, nông nghiệp, nông dân và nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ có một số đặc điểm sau:
Một là, nông dân tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước, có ý thức đảm bảo sự ổn định về chính trị - xã hội trên địa bàn.
Hai là, trong khó khăn thường xuất hiện những nhân tố vận dụng nông thôn linh hoạt, sáng tạo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước để xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Ba là, NN, ND, NT Thanh Thủy có vùng văn hoá dân gian đặc sắc; sản xuất nông nghiệp gắn với nhiều nghề thủ công truyền thống. Thanh Thủy có nhiều dấu ấn cội nguồn dân tộc biểu hiện tập trung, đậm đà trên các hình thái văn hoá dân gian. Với các hình thức sinh hoạt, phong tục tập quán lễ hội của làng xã liên quan đến Vua Hùng; thờ mẫu Đinh Thị Đen- thân mẫu Thánh Sơn Tinh…. Ở nông thôn, nông dân không chỉ tập trung sản xuất nông nghiệp mà còn xuất hiện rất nhiều làng nghề truyền thống gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp như: ngành tiểu thủ công nghiệp sản xuất sản phẩm công cụ phục vụ nông nghiệp, ngành chế biến nông sản sử dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra, nghề nuôi trồng các loại cây, con nông nghiệp...
Bốn là, NN, ND, NT Thanh Thủy hình thành ở đơn vị hành chính có diện tích không lớn (bình quân diện tích canh tác khoảng 600m2/người) trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt từ năm 2010 đến nay sự phát triển thương mại, dịch vụ đan xen với phát triển NN, ND, NT trên cùng 1 địa bàn. Do vậy, chính sách hỗ trợ tài chính đối với NN, ND, NT được triển khai và lồng ghép toàn diện trong các chính sách của huyện. 100% chính sách của huyện đều có cơ chế và chính sách sử dụng nguồn ngân sách để thực thi.
Song song với các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, khu vực kinh tế tập thể (kinh tế HTX) cũng đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm chỉ đạo. Đến nay, toàn huyện có tổng số 28 hợp tác xã (trong đó: 16 HTX dịch vụ nông nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản; 06 HTX dịch vụ điện năng; 01 HTX tiểu thủ công nghiệp; 05 HTX dịch vụ thương mại, vận tải, xây dựng, vệ sinh môi trường). Các HTX cũ được chuyển đổi cơ bản ổn định; nhiều HTX mới được thành lập. Những mô hình HTX mới, điển hình như loại hình HTX dịch vụ môi trường trong nông thôn đã và đang có chiều hướng phát triển bền vững.
Trong xu thế hiện nay khi đất nước đang chuyển mình với quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương, nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất đã tạo nên năng xuất ngày càng cao và thu được nhiều lợi nhuận hơn nên đời sống của họ được nâng lên rõ rệt. Mối giao lưu qua lại về mọi mặt của dân cư nông thôn với môi trường đô thị ngày càng mở rộng. Ảnh hưởng của lối sống đô thị đã để lại cho nông dân dấu ấn nhất định vào việc ứng dụng trong kinh tế và sinh hoạt của họ. Họ khá nhạy bén tiếp thu kỹ thuật mới đưa vào sản xuất, biến đổi điều kiện và môi trường sống ở nông thôn.
Đặc điểm nổi bật của nông dân Thanh Thủy là dám nghĩ, dám làm, nhạy bén với thị trường, làm ăn biết tính toán hiệu quả kinh tế. Nhiều người nông dân dám đầu tư phát triển sản xuất để làm giàu, có những nông dân đã thành lập doanh nghiệp và không ít nông dân đã trở thành những nông dân sản xuất giỏi, nông dân điển hình tiên tiến.
và xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay của đất nước, với chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm đã hình thành trong tư tưởng của người nông dân Thanh Thủy là cùng chung vai sát cánh với Đảng, Nhà nước vượt qua khó khăn xây dựng quê hương đất nước ngày càng to đẹp. Nông dân Thanh Thủy đã cùng với chính quyền các cấp xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn: Xây dựng kết cấu hạ tầng như giao thông nông thôn, hiến đất xây dựng trường học, chăm lo đầu tư cho thế hệ mai sau để trở thành những con người hữu ích cho xã hội. Cùng với xu thế đó người nông dân cũng ngày càng nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt để bắt kịp đà phát triển của thời đại, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị, pháp luật và có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển chung của xã hội.
Bên cạnh những ảnh hưởng tốt, đặc điểm NN, ND, NT Thanh Thủy có những điểm gây cản trở khó khăn trong việc thực hiện chính sách NN, ND, NT, cụ thể:
Đối tượng triển khai chính sách rộng bao gồm nhiều ngành, lĩnh vực, trình độ dân trí chưa đồng đều; tập quán sinh hoạt, lao động ở các địa phương khác nhau gây khó khăn trong việc triển khai chính sách, lựa chọn nội dung thực thi chính sách trên địa bàn.
Con người Thanh Thủy ảnh hưởng văn hoá dân gian đặc sắc, tín ngưỡng của nhân dân nên việc triển khai và thực thi chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn không chỉ đơn thuần chú trọng tính khoa học, dân chủ, tiên tiến mà phải chú ý, vận dụng linh hoạt đặc điểm văn hoá, tâm lý, thói quen của người dân trong vùng trong việc điều chỉnh chính sách, vận động nhân dân thực hiện chính sách phải chú ý tới tín ngưỡng và văn hóa của vùng.