Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA

2.1. Khái quát về huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ và vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ hiện nay

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ tỉnh Phú Thọ

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thanh Thuỷ là huyện miền núi khó khăn của tỉnh Phú Thọ, là huyện mới được tái lập (sau 22 năm sáp nhập) trên cơ sở chia tách từ huyện Tam Thanh theo Nghị định số 59/1999/NĐ - CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ về chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính và đi vào hoạt động từ 01/9/1999. Thanh Thuỷ nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ, là huyện giáp danh với huyện Ba Vì của Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 65 km về phía Tây, cách Thành phố Việt Trì - Trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ gần 50 km, phía Tây Bắc cách thành phố Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình 45 km. Trụ sở (trung tâm) huyện lỵ đóng tại Thị trấn Thanh Thuỷ (xã La Phù trước đây).

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Thanh Thủy là 12.510,042 ha, trong đó đất nông nghiệp là 5.050,25 ha; toàn huyện chạy dọc theo tả ngạn Sông Đà với chiều dài 32,5 km, có 11/15 xã, thị trấn nằm trên bờ sông Đà. Thanh Thủy là huyện có nhiều tiềm năng khoáng sản quý báu, như: quặng sắt, Cao lanh, Spenpat, Pirit, Nước khoáng nóng, cát đen xây dựng, đá vôi, đất trồng cây nông, lâm nghiệp và diện tích thủy sản; có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy thuận lợi lưu thông với tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái và thành phố Hà Nội.

2.1.1.2. Yếu tố về kinh tế- xã hội Thứ nhất, về kinh tế :

Xuất phát điểm Thanh Thuỷ là huyện nông thôn, miền núi lại mới được chia tách từ huyện Tam Thanh, tỉnh Phú Thọ. Do vậy, cơ sở vật chất, hạ tầng đều tập trung tại huyện Tam Nông; Thanh Thuỷ về vị trí mới phải bắt đầu lại từ đầu, lúc chia tách cả huyện Thanh Thủy chưa có một mét đường nhựa nào. Nhận thức được những khó khăn đó, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân Thanh Thủy đã không ngừng nỗ lực phát huy nội lực, tiềm năng vốn có của huyện và tranh thủ ngoại lực để phát triển KT- XH.

Là huyện thuần nông, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp so với mặt bằng chung cả nước (0,06 ha/khẩu so với 0,25 ha/khẩu đất nông nghiệp). Song, nhờ thâm canh tăng vụ, tích cực chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, không ngừng đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với phát triển ngành nghề phụ và phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hóa nông nghiệp và khuyến khích phát triển các loại hình dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh, nên đời sống nhân dân trong huyện tương đối ổn định và trong những năm gần đây đang có tốc độ tăng trưởng khá.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm (2010- 2015) đạt 9,1% /năm, (tăng 1,9% so với giai đoạn 2005-2010), riêng tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 6,4% /năm. Năm 2015: Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 32.077 tấn (tăng 4.842 tấn so với năm 2005). Bình quân lương thực đầu người đạt 413,4 kg/người/năm (tăng 53,4 kg/người/năm so với năm 2005). Giá trị sản phẩm bình quân trên một đơn vị diện tích canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 96,6 triệu đồng/ha (tăng 3,7 lần so với năm 2005). Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,3% (giảm 25,1% so với năm 2005). [Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Thanh Thủy].

Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng Thương mại- Dịch vụ, Công nghiệp- Xây dựng, giảm dần tỷ

trọng Nông, lâm nghiệp, thủy sản, hướng đến xây dựng huyện nông thôn mới, huyện thương mại, dịch vụ và du lịch. Cụ thể, năm 2015: Nông, lâm, thuỷ sản 38,5% (giảm 10,2% so với năm 2005); Công nghiệp- Xây dựng 17,1% (tăng 2,5% so với năm 2005); Thương mại- Dịch vụ 44,4% (tăng 7,8% so với năm 2005) [Nguồn : Chi cục Thống kê huyện Thanh Thủy].

Kinh tế tăng trưởng nhưng đóng góp chủ yếu vào sự tăng trưởng này vẫn là ngành nông nghiệp. Song song với việc nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời chuyển mạnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi hướng tới kinh tế hàng hóa- thị trường. Mặt khác, huyện Thanh Thủy xác định ngành kinh tế mũi nhọn tiềm năng hiện nay là dịch vụ du lịch, với hướng phát triển chiến lược là: du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng, du lịch nước khoáng nóng ở xã Bảo Yên và thị trấn Thanh Thủy và du lịch tâm linh (Động Lăng Sương thời đức Thánh mẫu Đinh Thị Đen- mẹ của Tản Viên Sơn thánh…), các di tích lịch sử (Tượng đài chiến thắng Tu Vũ, Vườn cây Bác Hồ ở Đồi Bạch Thạch ở Đào Xá, đền Nhà Bà ở xã Yến Mao…), toàn huyện hiện có 12 dự án kinh doanh lĩnh vực du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng đã và đang xây dựng, bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, huyện còn có tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản, kinh tế tiểu thủ tông nghiệp, làng nghề và làng có nghề, hiện nay đã có 1 Cụm công nghiệp- làng nghề Hoàng Xá với diện tích 30ha và 6 Làng nghề đã được công nhận; toàn huyện hiện có trên 100 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thứ hai, về Văn hoá - xã hội :

Cùng với việc phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền các cấp và nhân dân huyện Thanh Thuỷ cũng rất chú trọng, quan tâm giải quyết các vấn đề văn hóa- xã hội, coi đó là nhân tố quan trọng, tác động tích cực tới chất lượng quản lý Nhà nước của chính quyền từ huyện tới cơ sở.

Huyện Thanh Thuỷ có 14 xã và 1 thị trấn với 151 khu dân cư. Tính đến hết năm 2015, tổng số dân toàn huyện là 75.842 nhân khẩu, trong đó nữ có

37.812 người (49,85%). Trong 14 đơn vị hành chính cấp xã có 4 xã trung du, 10 xã miền núi thuộc khu vực I, II và 1 thị trấn miền núi.

Toàn huyện có 2 tôn giáo chính là Đạo giáo và Thiên chúa giáo (chiếm 31,5% dân số toàn huyện), dân tộc Kinh là chủ yếu (95,37%) và dân tộc Mường (3,6%), ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác như: Tày, Thái, Sán Dìu, Tà Ôi, Sán Chay, Ngái,... Mặc dù là huyện có nhiều dân tộc và hai tôn giáo lớn, song từ khi tái lập huyện (9/1999) đến nay, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn luôn đảm bảo ổn định, không xảy ra những vấn đề nổi cộm, phức tạp. Tư tưởng cán bộ và nhân dân cơ bản ổn định và có chuyển biến tích cực.

Thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển sự nghiệp giáo dục huyện Thanh Thủy giai đoạn 2003-2010 và Đề án phát triển sự nghiệp giáo dục- đào tạo huyện Thanh Thủy 2011-2015 và tầm nhìn 2020. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của huyện đã có bước phát triển khá, các cấp học phổ thông phát triển nhanh, dần cân đối về quy mô trường lớp. Toàn huyện hiện có 51 trường học từ bậc mầm non đến Trung học phổ thông (THPT) với tổng số 1.055 giáo viên, nhân viên trường học. Bên cạnh đó, huyện còn có 2 trung tâm nghề mới được thành lập (Trung tâm dạy nghề Thanh Thủy và Trung tâm dạy nghề Sông Đà Thanh Thủy), bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả. Qua đó, đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình học tập, chất lượng giáo dục có chuyển biến tốt. Số học sinh giỏi các cấp hàng năm tăng cao, đội ngũ giáo viên cơ bản được đào tạo chính quy, đã đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần trách nhiệm, gắn bó với trường lớp ; tỷ lệ học sinh giỏi toàn diện ngày càng đảm bảo chất lượng, đến nay cơ bản đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS, số học sinh giỏi các cấp và số học sinh tốt nghiệp THPT thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng. Riêng ‘‘Trường Trung học Phổ thông Thanh Thủy ba năm liền (từ 2012 đến 2015) đã vươn lên tốp 200 trường toàn quốc có tỷ lệ học sinh thi đỗ các trường Đại học, Cao đẳng với gần 80%”.

Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm. Các cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến xã được duy trì và thực hiện tốt. Toàn huyện hiện có 1 Bệnh viện Đa khoa, 1 Trung tâm y tế và 15 trạm y tế với tổng số định biên 215 cán bộ, viên chức làm công tác y tế; đến nay, 15/15 trạm y tế đã đạt chuẩn Quốc gia. Chính sách an sinh xã hội và việc làm được quan tâm thực hiện tốt, đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Đến năm 2005, tất cả 15/15 xã, thị trấn đã có điện lưới và đến năm 2015, 100% số hộ được dùng điện lưới, nhiều gia đình đã mua sắm tiện nghi sinh hoạt có giá trị cao. Phương tiện truyền thông nghe nhìn phát triển, trình độ dân trí không ngừng được cải thiện, số thuê bao Internet băng thông rộng đạt 51 máy/100 người dân.

Công tác quốc phòng an ninh luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện có hiệu quả, phát huy tốt truyền thống của huyện và 5 xã Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Công tác quốc phòng luôn đảm bảo duy trì tốt lực lượng dự bị động viên và nguồn nhập ngũ hàng năm đều hoàn thành tốt chỉ tiêu pháp lệnh, phong trào quốc phòng toàn dân phát triển khá vững mạnh; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nhìn chung ổn định, những năm gần đây không có vụ việc phức tạp xảy ra, số vụ án hình sự nghiêm trọng không tăng, tình hình an ninh nông thôn luôn đảm bảo.

Là huyện thuần nông, số nhân khẩu làm nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người thấp. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chậm. Sự phân hoá giữa giàu và nghèo ngày càng tăng. KT-XH phát triển chưa bền vững và chưa đồng đều giữa các xã trong huyện, nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất khó khăn; nhiều dự án, chương trình kinh tế triển khai trên địa bàn huyện chưa đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng; dịch vụ du lịch nghỉ dưỡng nước khoáng nóng và du lịch tâm linh phát triển chưa đúng tiến độ được duyệt và chưa tương xứng với tiềm năng; làng nghề và làng có nghề chưa phát huy

được những mặt hàng mũi nhọn, độc đáo; phong trào xây dựng nông thôn mới ở nhiều xã vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)