Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội và người dân trong việc thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)

hội và người dân trong việc thực hiện chính sách

Quá trình hoạch định và thực thi chính sách nói chung, chính sách NN, ND, NT nói riêng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tuy

nhiên, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội có vai trò rất quan trọng việc vận động cộng đồng dân cư ở địa phương đóng vai trò chủ thể, nghĩa là các hoạt động cụ thể trong hoạch định và thực thi chính sách phải do chính người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Có như vậy mới phát huy được tính năng động, chủ động, tạo được sự đồng thuận trong nhân dân; huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả chỉ xin nêu lên một số đánh giá về sự tham gia vào quá trình thực hiện chính sách NN, ND, NT của Mặt trận Tổ quốc và Hội Nông dân:

Mở rộng sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc: Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã luôn coi trọng việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, động viên nhân dân tham gia với các cấp ủy, chính quyền xây dựng các chủ trương, chính sách đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân với tư cách là người thụ hưởng chính sách. Mặt trận Tổ quốc đã tích cực tổ chức cho nhân dân tham gia ý kiến vào các chủ trương, chính sách. Nhiều ý kiến đóng góp của Mặt trận Tổ quốc và nhân dân đã được cấp ủy và chính quyền địa phương tiếp thu để bổ sung, chỉnh sửa chính sách.

Mặt trận Tổ quốc đã phối hợp với chính quyền và các cơ quan chuyên môn đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, phổ biến Quy chế dân chủ tới từng khu dân cư, hộ gia đình. Từ đó, đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần làm chủ và ý thức tự giác của nhân dân trong việc thực hiện chính sách. Hoạt động của Ban thanh tra nhân dân của các xã, thị trấn trong huyện được Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm chỉ đạo đạt hiệu quả. Các Ban thanh tra nhân dân ở nhiều nơi trong huyện đã thực sự trở thành công cụ quan trọng để nhân dân thực hiện quyền giám sát trực tiếp của mình trong quá trình ban hành và thực hiện các chính sách ở địa phương.

Bên cạnh đó, trong những năm qua Mặt trận Tổ quốc các cấp trong huyện đã tổ chức cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn

hoá ở khu dân cư” gắn với các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đã góp phần nâng cao dân trí, cải thiện dân sinh, phát huy dân chủ, thực hiện công bằng xã hội; đồng thời thúc đẩy phong trào thi đua lao động sản xuất, làm kinh tế giỏi, làm giàu chính đáng, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, v.v.. Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” do Mặt trận Tổ quốc chủ trì đã phát huy tốt sức mạnh toàn dân, cùng các cấp chính quyền giải quyết có hiệu quả chính sách an sinh xã hội, trong đó có có công tác xóa đói giảm nghèo được nhân dân trong huyện đồng tình, các hộ nghèo phấn khởi. Sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách trong những năm qua đã đóng góp cho sự thành công của chính sách phát triển NN, ND, NT. Đồng thời, đó sẽ là những động lực quan trọng để nhân dân các dân tộc huyện Thanh Thủy hướng tới một nông thôn mới phát triển toàn diện, bền vững.

Đẩy mạnh sự tham gia của Hội nông dân : Hội nông dân các cấp trong huyện với vai trò “đầu tàu” trong phát triển nông nghiệp, nông thôn ở địa phương đã tích cực tham gia vào quá trình hoạch định và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sự tham gia của Hội nông dân trong quá trình thực hiện chính sách thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục các hội viên. Trong những năm qua, Hội nông dân các cấp đã đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của huyện về phát triển nông nghiệp, nông thôn. giúp nông dân có nhận thức đúng và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, chính sách của huyện về phát triển nông nghiệp, nông thôn và những chủ trương, chính sách đối với nông dân, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới trong từng giai đoạn của huyện.

Hội nông dân đã phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong việc tham gia xây dựng chính sách nông nghiệp, nông thôn mới thông qua việc tham gia ý kiến vào các chương trình, đề án, chính sách. Hội nông dân đã tăng cường tổ chức các chương trình phối hợp với các ngành có liên quan đến xây dựng

nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp với ngành nông nghiệp đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao. Gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ. Thông qua các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, các mô hình trình diễn, tổ chức nông dân tham quan, hội nghị, hội thảo, hướng dẫn cách làm ăn mới, v.v. xây dựng, triển khai các chương trình, dự án do huyện quản lý có liên quan đến xây dựng nông thôn mới. Sự tham gia thực hiện chính sách của Hội nông dân còn được thông qua sự phối hợp với các cơ quan, ban ngành chức năng xây dựng các hình thức kinh tế tập thể, HTX nông nghiệp, câu lạc bộ khuyến nông, các chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp. Đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về liên kết “bốn nhà” hỗ trợ nông dân sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hội Nông dân phối hợp với ngành văn hóa, thông tin phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong hội viên Chương trình xây dựng nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW (Khóa X) về NN, ND, NT. Phối hợp vận động cán bộ, hội viên, nông dân gương mẫu tham gia đóng góp xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao như nhà văn hoá khu dân cư, tủ sách, khu vui chơi, công trình thể thao, v.v.. Phối hợp với ngành tài nguyên và môi trường tuyên truyền, vận động tham gia nông dân bảo vệ giữ gìn môi trường, cảnh quan khu vực nông thôn. Thông qua hoạt động truyền thông bảo vệ môi trường, tạo sự chuyển biến tích cực trong cán bộ, hội viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Phối hợp với ngành lao động, thương binh và xã hội tổ chức dạy nghề cho nông dân theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ ngày 27/11/2009, tham gia tích cực vào việc xoá hộ đói, giảm hộ nghèo đảm bảo bền vững.

Hội nông dân các cấp tổ chức các phong trào thi đua hành động trong nông dân; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tôn vinh, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong xây dựng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đẩy mạnh các phong trào thi đua của Hội như “Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói giảm nghèo và làm giàu” “Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới”, “Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh”, v.v..

Tổ chức các dịch vụ hỗ trợ nông dân và khai thác hiệu quả các nguồn vốn để giúp nông dân phát triển sản xuất. Trong những năm qua, các cấp hội trong huyện đã đẩy mạnh hoạt động liên kết “bốn nhà”; làm dịch vụ hàng trăm tấn giống, hàng vạn giống cây ăn quả; phối hợp với Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao làm dịch vụ trả chậm cho dân hơn 10.000 tấn phân NPK và Supe lân. Hội nông dân huyện đã tiến hành xây dựng Đề án “Hỗ trợ lãi suất trả mua phân bón trả chậm cho nông dân”; vận động “Quỹ hỗ trợ cho nông dân”; tham gia quản lý các dự án kinh tế có hiệu quả như dự án nông nghiệp hữu cơ, dự án khuyến nông, v.v.. Tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị 26/2001/CT - TTg ngày 09/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện cho Hội nông dân các cấp giải quyết khiếu nại tố cáo và vận động nông dân thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 45 - 49)