Tăng cường nguồn vốn, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quá trình thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 105)

cho quá trình thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nguồn vốn và nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện chính sách nói chung và chính sách NN, ND, NT nói riêng. Tuy nhiên, thực hiện chính sách NN, ND, NT nói riêng ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua thiếu vốn và nhân lực dẫn đến hạn chế trong quá trình thực hiện. Chính vì vậy cần phải có giải pháp huy động nguồn vốn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình hiện thực hóa chính sách.

Trước hết cần tiếp tục ưu tiên vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Vốn đầu tư gồm vốn ngân sách địa phương, vốn Trung ương hỗ trợ, vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia, vốn tài trợ của các tổ chức, vốn vay, vốn huy động hợp pháp khác. Bố trí ngân sách bảo đảm cho công tác quy hoạch sử dụng đất nói chung và sử dụng đất nông nghiệp nói riêng cho giai đoạn 2016 - 2020. Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng về thuỷ lợi, giao thông nông thôn, các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đặc biệt, ưu tiên đầu tư cho khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ giống cây trồng, vật nuôi để tạo ra giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, năng suất cao, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh.

Ưu tiên lồng ghép nguồn vốn từ các chương trình, mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án của Tỉnh, huyện để đầu tư phát triển cho 14 xã nông thôn mới và 01 thị trấn. Ngoài nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của Tỉnh, UBND huyện, UBND các xã, thị trấn ưu tiên bố trí bổ sung vốn đầu tư để sớm hoàn thành các công trình cấp bách ở địa phương.

Ngoài ra, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư vào danh mục các công trình, dự án cụ thể để có phương án tổ chức thực hiện (vốn ngân sách nhà nước, vốn đóng góp của nhân dân, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp…). Triển khai thực hiện tốt các chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; tranh thủ các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển sản xuất, chế biến nông, thủy sản, phát triển làng nghề nông thôn; huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào các công trình công ích.

Bên cạnh việc tăng cường nguồn vốn phải chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Cần quan tâm bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở, đào tạo nông dân để tiếp cận nắm bắt khoa học kỹ thuật mới; mở rộng các hình thức dạy nghề cho lao động nông thôn; gắn kết vừa đào tạo nghề và giải quyết việc làm để chuyển dịch lao động trong nông nghiệp sang lĩnh vực khác nhằm cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân. Lựa chọn đội ngũ cán bộ chủ chốt của hội, nhất là cấp xã, đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, công chức xã theo hướng chuẩn hoá, có đạo đức cách mạng, am hiểu nông dân và nông thôn, có khả năng thuyết phục nông dân thực hiện chính sách NN, ND, NT.

Nâng cao chất lượng hoạt động của các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể cơ sở. Bổ sung cán bộ trẻ, có năng lực, có trình độ đại học cho các xã xây dựng nông thôn mới. Phấn đấu mỗi xã xây dựng nông thôn mới có ít nhất một cán bộ nông nghiệp chuyên trách có trình độ đại học. Tiếp tục đào tạo bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp, thuỷ lợi và các ngành nghề khác.

Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Đối với cấp huyện và cấp xã cần từng bước nâng cao trình độ kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ về chuyên môn, về phẩm chất chính trị; có chiến lược đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ cán bộ, làm tốt công tác luân chuyển cán bộ, trẻ hoá đội ngũ cán bộ. Đối với các

xã, thị trấn cán bộ phụ trách nông nghiệp cần phải tốt nghiệp đại học (trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản) và duy trì tốt tổ chức khuyến nông ở xã, khu dân cư.

Đi đôi với giải pháp tăng cường đào tạo cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý nhà nước đến cơ sở, cần tăng cường tập huấn, mở các lớp huấn luyện cho nông dân thông qua chương trình khuyến nông, khuyến ngư, các trung tâm giáo dục cộng đồng để hướng nghiệp, nâng cao trình độ lao động cho nông dân. Xây dựng các điểm thông tin khoa học công nghệ ở các xã, giúp người dân tiếp cận nhanh thông tin khoa học, kỹ thuật, thị trường.

Triển khai có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, chú trọng đào tạo chuyển đổi ngành nghề và dạy nghề cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp, giúp nông dân tiếp cận với nền sản xuất nông nghiệp hiện đại. Đẩy nhanh quá trình chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, khuyến khích áp dụng kỹ thuật canh tác, quy trình trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao, sử dụng giống mới, chế phẩm sinh học, tạo đột phá về năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Hướng dẫn và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân xây dựng thương hiệu cho những loại cây trồng, vật nuôi chủ lực có hiệu quả kinh tế cao. Chỉ đạo, thực hiện tốt thí điểm bảo hiểm nông nghiệp đối với cây lúa, từng bước mở rộng sang các loại sản phẩm nông nghiệp khác.

Tiểu kết Chƣơng 3

Những quan điểm, phương hướng và giải pháp nêu ra trên đây dựa trên các cơ sở lý luận và thực tiễn chung cũng như thực tế và kinh nghiệm của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nói riêng. Những quan điểm và giải pháp này được cân nhắc và sắp xếp theo thứ tự tầm quan trọng, sự cần thiết và tính khả thi cho từng vấn đề nêu ra.

Hệ thống các giải pháp nêu trên khó có thể bao quát đầy đủ các vấn đề của thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, để thật sự phát huy tác dụng trên thực tế, mỗi giải pháp cần được

cụ thể hóa ở nhiều biện pháp, gắn với tình hình địa phương và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể.

Mục tiêu của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người nông dân thông qua sự phát triển bền vững nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá lớn có hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, xây dựng nông thôn mới văn minh, kinh tế phát triển, chính trị ổn định, kết cấu hạ tầng hiện đại, môi trường sinh thái cân bằng, bản sắc dân tộc phong phú là mục tiêu chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.

KẾT LUẬN

NN, ND, NT có vị trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. NN, ND, NT có mối quan hệ biện chứng với nhau. Xuất phát từ vai trò, mối quan hệ và yêu cầu phát triển NN, ND, NT, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống quan điểm, chính sách phát triển NN, ND, NT đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. Chính sách NN, ND, NT là tổng thể các biện pháp kinh tế và những biện pháp khác của Nhà nước tác động đến NN, ND, NT nhằm đạt được những mục tiêu nhất định, với những điều kiện thực hiện nhất định và trong một thời gian xác định.

Huyện Thanh Thủy là một huyện nông nghiệp của tỉnh Phú Thọ. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là một bộ phận quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Sản xuất nông nghiệp là nguồn thu nhập chính cho đại đa số người dân nông thôn, sản phẩm nông nghiệp là nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho công nghiệp chế biến và tiêu dùng xã hội.

Thực hiện chính sách NN, ND, NT nói chung và huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ nói riêng là vấn đề vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn. Từ việc phân tích thực trạng thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ hiện nay đã cho thấy những thành công và hạn chế trong thực hiện chính sách. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy là sự vận dụng đầy đủ các bước trong quy trình thực hiện; Thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy đã phát huy được vai trò của cả hệ thống chính trị và tinh thần dân chủ của nhân dân. Thời gian qua, thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy đã đạt được những thành công nhất định.

Bên cạnh những thành công nêu trên, thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy còn bộc lộ một số hạn chế như công tác quản lý nhà nước nhất là trong việc tổ chức chỉ đạo thực hiện trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn

còn bất cập, yếu kém; Công tác phối hợp tổ chức thực hiện có phần còn hạn chế; Cơ chế kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng... Sự hạn chế của việc thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên.

Ngoài ra, NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy hiện nay đang đặt ra những thuận lợi, thời cơ cũng như những khó khăn, thử thách. Qua việc tìm hiểu những thành công, hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện chính sách NN, ND, NT giúp các cấp, các ngành có cơ sở đánh giá một cách đầy đủ hơn về tính hiệu quả của chính sách, trên cơ sở đó có sự điều chỉnh phù hợp, tìm kiếm những chính sách và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy trong thời gian tới.

Hệ thống các giải pháp nêu trên khó có thể bao quát đầy đủ các vấn đề của thực hiện chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Như vậy, để thực hiện chính sách NN, ND, NT có hiệu quả, huyện Thanh Thủy cần phải phát huy những thành tựu đã đạt được, tiếp tục thực hiện mục tiêu đã xác định, áp dụng đồng bộ các giải pháp đồng thời đổi mới mọi mặt trong triển khai và tổ chức thực hiện chính sách trong thời gian tới.

Quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị cần phải có những giải pháp đồng bộ hữu hiệu hơn nữa, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ NN, ND, NT nhiều hơn nữa, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân đạt tới những mục tiêu đã hoạch định.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 99 - 105)