Huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 58)

sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nguồn vốn cho các hoạt động xây dựng nông thôn mới của huyện Thanh Thủy đã được bố trí với sự tham gia của các bên, dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều kiện của cộng đồng. Các bên tham gia có mức độ

đóng góp khác nhau, cụ thể là sự hỗ trợ của nhà nước có mức đóng góp lớn nhất, người dân địa phương tham gia đóng góp với mức độ, hình thức khác nhau trên cơ sở huy động nguồn lực sẵn có.

Việc xây dựng và ban hành các văn bản chỉ đạo để huy động các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới được triển khai kịp thời. Tính đến hết năm 2015, kết quả huy động đầu tư phát triển NN, ND, NT thuộc nguồn ngân sách Nhà nước đạt 533.608 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch, trong đó:

- Nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia là 103.533 triệu đồng (Chương trình 135 giai đoạn II, Chương trình giảm nghèo bền vững, Chương trình 134). Các nguồn vốn này được đầu tư hạ tầng cơ sở cho các xã, thôn bản ĐBKK như: đường giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi nhỏ, nhà sinh hoạt cộng đồng khu dân cư, trường học và các hạng mục phụ trợ (riêng nguồn vốn thuộc Chương trình 135 có một phần hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ dân thuộc đối tượng nghèo trên địa bàn xã, thôn ĐBKK); Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa được đầu tư cho các công trình di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn; Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo hỗ trợ đầu tư cho một số trường học trên địa bàn; Chương trình xây dựng nông thôn mới đầu tư xây dựng hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, đổi mới hình thức sản xuất cho người dân thuộc vùng nông thôn.

- Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương là 12.168 triệu đồng (hỗ trợ xây dựng một số trụ sở xã trên địa bàn).

- Vốn trái phiếu Chính phủ là 34.970 triệu đồng, đầu tư kiên cố hóa hệ thống trường, lớp học và nhà công vụ giáo viên, góp phần cải thiện điều kiện dạy và học của các trường.

- Vốn tín dụng Nhà nước (nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước) là 72.500 triệu đồng, hỗ trợ đầu tư một số công trình đường giao thông nông thôn bằng bê tông xi măng.

- Vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện và xã) là 310.437 triệu đồng. Việc huy động đầu tư từ ngân sách địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn đạt khá như: kiên cố hóa kênh mương, cải tạo hệ thống hồ, đập phục vụ sản xuất nông nghiệp, cải tạo nâng cấp đường giao thông nông thôn, xây dựng trường học, trụ sở làm việc.... Một số dự án trọng điểm của huyện đã được đầu tư như: Dự án thủy lợi 4 xã phía Bắc; Dự án thủy lợi 3 xã Hoàng Xá, Sơn Thủy, Trung Thịnh; Hệ thống điện chiếu sáng công cộng dọc đường tỉnh 316, đường tỉnh 317 từ xã Xuân Lộc đi xã Đoan Hạ; Khu xử lý rác thải trung tâm huyện Thanh Thủy; Khu di tích Đền Lăng Sương xã Trung Nghĩa; Dự án tôn tạo Đền Ngọc Sơn xã Thạch Đồng, Dự án Đền Tam Công xã Đào Xá, dự án Vườn cây Bác Hồ xã Đào Xá....

Trong 7 năm thực hiện Chương trình nông nghiệp của tỉnh, Ban thường vụ Huyện uỷ và HĐND huyện đã ban hành các nghị quyết chuyên đề, cụ thể hoá bằng các đề án, dự án như: phát triển đàn bò lai sind sinh sản hướng thịt; quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản; đề án tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, làng có nghề và Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy về chính sách đầu tư cho nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2011- 2015 với 2 loại hình sản xuất cây trồng chính là cây ăn quả và vùng rau sạch, với tổng số kinh phí đầu tư giai đoạn 2009 - 2015 là: 465,403 triệu đồng.

Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách nhà nước, gồm nguồn vốn từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã, nguồn huy động được từ nhân dân và các nguồn khác được sử dụng cho việc làm đường giao thông trục thôn, xóm (83.500 triệu đồng trong tổng số 155.000 triệu đồng huy động được chiếm 53,8%). Nguồn vốn huy động được từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã chủ yếu được dùng để đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, các trạm điện, xây chợ nông thôn và trung tâm thương mại (95.600 triệu đồng trong tổng số 107.300 triệu đồng), vốn để phát triển sản xuất huy động được từ phía các doanh nghiệp, hợp tác xã là 10.500 triệu đồng, chiếm tỷ lệ nhỏ so với tổng số vốn huy động được. Trong tổng số vốn huy động được từ các

doanh nghiệp, hợp tác xã có 27.100 triệu đồng tiền mặt, còn lại 80.200 triệu đồng được quy thành tiền từ các công trình và hiện vật khác.

Trong tổng số vốn do dân đóng góp (quy thành tiền), số vốn đầu tư làm đường ngõ xóm là 34.200 triệu đồng (bằng 71,6% tổng số vốn dân đóng góp), số vốn để thực hiện các dự án liên quan đến lĩnh vực văn hóa, xây dựng chợ là 7.300 triệu đồng (bằng 15,3%), còn lại 6.200 triệu đồng đầu tư cho giáo dục và cho cấp nước sinh hoạt. Nguồn vốn huy động được từ người dân bao gồm tiền mặt, ngày công lao động, đất thổ cư, đất nông nghiệp và các công trình, hiện vật khác.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 58)