Đổi mới nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và nhân dân về chính sách và triển khai thực hiện chính

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 91)

chính trị - xã hội và nhân dân về chính sách và triển khai thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Nâng cao vai trò lãnh đạo, quản lý của các cấp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ theo hướng bền vững để đảm bảo thực thi chính sách đạt hiệu quả cao. Cùng với quá trình đổi mới của đất nước, trên cơ sở đổi mới tư duy lý luận, chính sách của tỉnh Phú Thọ, của huyện Thanh Thủy được bắt đầu từ nông nghiệp, nông dân và nông thôn, và chính lĩnh vực này đã mở đường cho các chính sách đổi mới khác. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với vấn đề NN, ND, NT chưa thực sự theo kịp những đòi hỏi của thực tiễn đời sống đặt ra. Thực tiễn bức xúc trong khu vực NN, ND, NT hiện nay và những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính, khủng hoảng lương thực trên thế giới nổ ra giai đoạn vừa qua cho thấy việc đổi mới nhận thức về NN, ND, NT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng hiện nay.

Nội dung của đổi mới nhận thức của các cấp ủy và chính quyền trong huyện về nông nghiệp, nông dân và nông thôn hiện nay tập trung ở hai vấn đề chính:

Một là, nhận thức mới về mục tiêu phát triển nông nghiệp trong điều kiện sự biến đổi về môi trường sống trên hành tinh đang diễn ra hết sức phức tạp, đe doạ sự sống của con người, nhất là đối với các nước còn nghèo như Việt Nam. Do vậy, sự phát triển của nông nghiệp trong điều kiện như vậy phải đáp được ứng mục tiêu và các yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Sự phát triển nông nghiệp bền vững phải đảm bảo: bền vững về sinh thái; lợi ích về kinh tế; lợi ích xã hội đối với nông dân và cộng đồng.

Hai là, tư duy về NN, ND, NT phải đổi mới theo hướng nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, vị trí của mỗi thực thể đó. Ở khía cạnh này, nông nghiệp phải được coi là nền tảng để ổn định phát triển kinh tế xã hội, và vấn đề chính sách đối nông dân phải được coi là trung tâm trong hệ thống chính sách của huyện. Biểu hiện của nhận thức đó phải được thể hiện bằng các biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, thu hẹp cả về khoảng cách và cả về tốc độ sự phát triển giữa khu vực nông dân nông thôn, đời sống nông dân so với khu vực thị tứ, thị trấn và đời sống công nhân, dịch vụ. Trong hoạch định chính sách phát triển của huyện, xác định bước đi, cách làm, cũng như lộ trình thực hiện nhất định phải đặt nó trong mối quan hệ với vấn đề NN, ND, NT để có những quyết sách đúng đắn. Mọi chính sách, bước đi, cách làm gây hiệu ứng tiêu cực theo hướng để NN, ND, NT tụt hậu, “hy sinh” sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn, cho dù đó chỉ là sự tụt hậu, sự hy sinh tạm thời, cần được coi là không phù hợp với nhận thức mới đối với khu vực chiến lược này trong điều kiện hiện nay của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Hiện nay, với tỷ lệ nông dân chiếm 65% dân số của huyện, trong khi tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế của huyện là 38,5%, thì NN, ND, NT lại càng quan trọng đối với huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Là một huyện đang có tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ mạnh so với các

huyện khác trong tỉnh; nếu nông nghiệp, nông thôn phát triển gắn với quá trình phát triển công nghiệp, dịch vụ sẽ có ý nghĩa nhiều hơn trong việc góp phần phát triển cân đối, hài hoà, giảm chệnh lệch về thu nhập và đời sống của nông dân với công nhân và dịch vụ; bảo vệ môi trường sinh thái để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững v.v.. Nếu quá tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ mà lơ là, chủ quan, xem nhẹ phát triển NN, ND, NT sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Một trong những bài học thành công của huyện Thanh Thủy từ khi tái lập huyện (1999) đến nay, là phát huy cao nhất trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền trong huyện dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong việc đề ra các chủ trương, chính sách phát triển huyện Thanh Thủy. nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan lãnh đạo, quản lý của huyện với những nội dung mới phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững. Trước hết, phải nâng cao năng lực đề ra chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của huyện trong giai đoạn mới; để làm được điều này, Huyện ủy và các cấp ủy đảng phải nắm vững và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn, như quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới các chính sách phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; giữa tập trung phát triển kết cấu hạ tầng với phát triển sản xuất kinh doanh, cân đối các nguồn thu, chi theo yêu cầu phát triển bền vững. Cần lựa chọn chính xác bước đi, xác định đúng trọng tâm, trọng điểm trong từng lĩnh vực phát triển; lấy phát triển kinh tế làm nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng làm nhiệm vụ then chốt, xây dựng văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội. Trên cơ sở đó, đưa ra các định hướng chiến lược, các chủ trương, chính sách lớn về phát triển kinh tế-xã hội-môi trường và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các chủ trương, chính sách đó của các cấp ủy đảng cấp dưới và chính quyền các cấp.

Huyện ủy và các tổ chức cơ sở đảng có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ đảng, chính quyền và đoàn thể các cấp vững mạnh, có năng lực phẩm chất và trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng huyện Thanh Thủy

trong thời kỳ mới - kể cả quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng và đãi ngộ. Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đối với đảng viên, cán bộ và nhân dân, tạo sự thống nhất trong đảng bộ và sự đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của huyện theo hướng phát triển bền vững. Các cấp ủy đảng giới thiệu những cán bộ có đức, có tài, trung thành tuyệt đối với Đảng, với tổ quốc và nhân dân; tận tâm, tận lực với công việc và có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị của huyện.

Xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn huyện thực sự vững mạnh, tạo thành lực lượng nòng cốt trong việc thực hiện các chủ trương của Đảng và nhà nước nói chung, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện nói riêng, làm cầu nối gắn Đảng với dân trên địa bàn huyện. Để đảm đương được vai trò lãnh đạo, đảng bộ phải thường xuyên tự đổi mới, chỉnh đốn, nâng cao trình độ trí tuệ, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình, nhất là trên lĩnh vực kinh tế - xã hội. Giữ vững truyền thống đoàn kết thống nhất trong Đảng. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, nhưng không làm thay vai trò của các tổ chức trong hệ thống đó, trái lại phải phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Cần nhận thức rõ và thực hiện tốt vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp của huyện đối với việc phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự trị an, bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện theo đúng chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ do Luật tổ chức HĐND và UBND (nay là Luật Tổ chức chính quyền địa phương) quy định. Các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các dự án (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) của chính quyền các cấp phải đưa ra được các giải pháp hợp lý, nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng và nhà nước cũng như của Huyện ủy về phát triển kinh tế- xã hội, bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh quốc phòng trên địa bàn. Chủ động huy động mọi nguồn lực ở trong và ngoài địa phương, cũng như chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn tổ chức, động viên mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần kinh tế phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ phát triển đã đề ra trong từng giai đoạn nhất định.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 87 - 91)