Một số đánh giá việc thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 77)

dân, nông thôn của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ

2.3.5.1. Kết quả đạt được

Việc triển khai thực hiện chính sách NN, ND, NT của huyện Thanh Thủy được thực hiện khá bài bản và đồng bộ từ huyện đến cơ sở, đạt được những kết quả quan trọng; cán bộ, đảng viên, nhân dân đã nhận thức rõ hơn về mục tiêu, ý nghĩa và tầm quan trọng của chính sách phát triển NN, ND, NT và chương trình xây dựng nông thôn mới. Tập trung tối đa mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, quan tâm việc tổ chức sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Diện mạo nông thôn đã có nhiều đổi thay, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng được nâng cấp, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân từng bước được cải thiện. Tổ chức bộ máy

thực hiện chính sách NN, ND, NT được thành lập từ huyện đến cơ sở, đã hoạt động khá hiệu quả. Hoạt động giám sát việc thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới được quan tâm. Kết quả cụ thể là:

- Xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ nông thôn:

Đối với Chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2008- 2015: Ngay sau khi có Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 29/11/2006 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006- 2010, Huyện ủy Thanh Thủy đã giao UBND huyện xây dựng đề án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò lai sind sinh sản hướng thịt giai đoạn 2006 - 2010 và đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng Kế hoạch số 72/KH- UBND ngày 14/12/2006 về việc tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện và giao kế hoạch hàng năm cho dự án đầu tư phát triển cây chè sử dụng nguồn vốn AFD trên địa bàn huyện. Ban Thường vụ Huyện ủy đã ra Nghị quyết số 03; 04-NQ/HU ngày 23/6/2006. HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 33/2006/HĐND về kế hoạch phát triển thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2008, Nghị quyết số 32/2006/NQ-HĐND, ngày 26/7/2006 về việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò lai sind sinh sản hướng thịt 2006 - 2010. Ngoài các Nghị quyết chuyên đề cho 4 chương trình nông nghiệp trọng điểm chính gồm: Chương trình cây lương thực, phát triển đàn bò, phát triển thủy sản, đầu tư phát triển cây chè, Huyện ủy Thanh Thủy đã có các văn bản chỉ đạo để định hướng quy hoạch và phát triển 2 chương trình khuyến khích (chương trình trồng rừng sản xuất và chương trình cây ăn quả). Từ các nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy và HĐND huyện, kết quả sau 7 năm thực hiện xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả như sau:

Chương trình sản xuất lương thực: Mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thuỷ lần thứ XXIII là: sản lượng lương thực có hạt đạt 29.475 tấn; bình quân lương thực đầu người năm

2010 là 380 kg/người/năm. Thực tế, sản lượng lương thực cây có hạt năm 2010 đạt 30.085 tấn = 102,06% kế hoạch; vượt 2,06% mục tiêu đề ra, tăng 6,9% so với năm 2008. Bình quân lương thực đầu người năm 2010 đạt 389 kg/người/năm, vượt 1,02% so với mục tiêu. Năm 2015, sản lượng lương thực đạt 32.077 tấn, tăng 13,9% so với năm 2008; bình quân lương thực đầu người đạt 413kg/người/năm, tăng 44kg/người/năm, tăng 11,9% so với năm 2008.

Chương trình phát triển cây chè: Diện tích chè trồng mới, trồng lại thực hiện qua các năm 2008-2015 là 150 ha, tổng số diện tích chè toàn huyện đạt 320ha, trong đó diện tích chè giống mới là 279,7ha, chủ yếu bằng các giống chè mới LDP1 và LDP2; số diện tích còn lại 40,3ha là các giống chè cũ ở vườn nhỏ lẻ của các hộ dân. Năng suất chè búp tươi bình quân đạt 70 tạ/ha, tổng sản lượng chè búp tươi năm 2015 đạt 2.240 tấn.

Chương trình phát triển đàn bò lai sind, lợn thịt chất lượng cao

Chương trình phát triển đàn bò lai sind: Mục tiêu phấn đấu đến 2015 theo Đề án thì tổng đàn trâu, bò đạt 13.000 con; trong đó đàn trâu 2.300 con, đàn bò 10.700 con, tỷ lệ đàn bò lai Sind chiếm trên 70%. Kết quả thực hiện đề án đến năm 2015 đạt: tổng đàn trâu 1.650 con, tổng đàn bò 9.800 con; tỷ lệ bò lai sind đạt 90% = 128,5% so với kế hoạch lai sind hóa đàn bò.

Chương trình chăn nuôi lợn thịt chất lượng cao: Mục tiêu phấn đấu đến 2015, tổng đàn lợn duy trì ổn định là 58.000 con, trong đó tỷ lệ phát triển đàn lợn thịt thương phẩm hướng nạc chiếm trên 90%. Kết quả của chương trình phát triển chăn nuôi lợn thịt năm 2015 đạt 64.500 con = 111% so với mục tiêu đề ra.

Chương trình phát triển thủy sản: Mục tiêu phấn đấu đến 2015 tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản duy trì ổn định ở mức 1.200ha; trong đó diện tích chuyên nuôi trồng thuỷ sản đạt 425ha; tăng diện tích chuyển đổi từ 319ha lên 425ha (chưa tính diện tích của dự án nuôi trồng thủy sản thuộc xã Hoàng Xá đang được đầu tư). Sản lượng phấn đấu đạt: 1.900 tấn. Kết quả đạt được năm 2015: tổng diện tích đạt 1.260ha = 105% so với mục tiêu; trong đó diện

tích nuôi chuyên đạt 470ha = 110,6% so với mục tiêu; sản lượng đạt 3.692 tấn = 194,3% so với mục tiêu đề ra.

Chương trình trồng rừng sản xuất: Mục tiêu phấn đấu đến 2015 là 3.377,4ha = 100% diện tích rừng; độ che phủ đạt: 27%. Tính đến thời điểm năm 2015, tổng diện tích trồng rừng sản xuất, rừng phòng hộ đã đạt: 3.246,9ha = 96,13% kế hoạch, mật độ che phủ đã đạt 26% = 96,3% so với kế hoạch.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn

Trong giai đoạn năm từ 2009 đến 2015, việc huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển NN, ND, NT trên địa bàn huyện được chú trọng và đa dạng hóa với mức độ ngày càng tăng. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn huy động qua ngân sách Nhà nước trong 7 năm là 533.608 triệu đồng, tăng 244,6% so với số vốn huy động đầu tư giai đoạn 2001- 2008; trong đó, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nông nghiệp là 518.981 triệu đồng, vốn sự nghiệp hỗ trợ phát triển sản xuất nông dân, nông nghiệp là 14.627 triệu đồng. Bao gồm: Nguồn vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia: 103.533 triệu đồng (Chương trình 135 giai đoạn II là 18.702 triệu đồng; Chương trình giảm nghèo bền vững là 21.940 triệu đồng, Chương trình 134: 1.291 triệu đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa 6.903 triệu đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo là 1.700 triệu đồng và Chương trình xây dựng nông thôn mới 52.997 triệu đồng); Nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương: 12.168 triệu đồng; Vốn trái phiếu Chính phủ: 34.970 triệu đồng; Vốn tín dụng Nhà nước (vay ưu đãi của Nhà nước): 72.500 triệu đồng; Vốn ngân sách địa phương (tỉnh, huyện và xã): 310.437 triệu đồng. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực tương đối hiệu quả, đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Các nguồn vốn trên được thực hiện trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn, nông dân như sau:

Về lĩnh vực giao thông, thủy lợi, cụm công nghiệp - làng nghề

Kết cấu hạ tầng giao thông được phát triển đồng đều, tính đến năm 2015 cơ bản có đường giao thông (Ô tô) đi đến được khu hành chính ở các xã. Trong giai đoạn 2009- 2015, đã đầu tư xây dựng mới hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông với tổng kinh phí là 210.600 triệu đồng, gồm: đường giao thông làm mới: 36,5 km, trong đó: bê tông nhựa 6km; đường tránh lũ 73km. Làm mới cầu Đồng Quang bắc qua Sông Đà (đã bàn giao đưa vào sử dụng vào ngày 22/12/2015). Cải tạo, nâng cấp 445,7km đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn, giao thông nội đồng. Làm mới 02 cầu: Cầu Ngòi Táo xã Đoan Hạ, Cầu Máng xã Sơn Thủy. Làm mới 350 chiếc cống các loại với tổng chiều dài là 2.014 m.

Tính từ năm 2009 - 2015, đầu tư xây dựng nâng cấp 03 hồ; 47,266km kênh mương cấp I, II, III thuộc công trình thủy lợi 4 xã phía Bắc và 3 xã phía Nam Thanh Thủy với tổng giá trị đầu tư 81,1 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng Bến xe khách huyện Thanh Thủy (thị trấn Thanh Thủy). Giải phóng 30ha để đầu tư xây dựng hạ tầng, bước đầu thu hút 12 doanh nghiệp vào đầu tư hoạt động sản xuất tại cụm công nghiêp - làng nghề Hoàng Xá.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng hệ thống điện: Việc đầu tư xây dựng hạ tầng lưới điện luôn được quan tâm. Từ năm 2009 đến 2015, vốn đầu tư cho phát triển điện đạt 56,110 tỷ đồng (Các xã hưởng Dự án REII, xây dựng lưới điện hạ áp nông thôn tại các xã Trung Thịnh, Đoan Hạ, Đồng Luận, Thạch Đồng, Hoàng Xá, Đào Xá là 17.100 triệu đồng, vốn đầu tư của ngành điện chương trình AiVO, KFW, REII đường trung áp,... là 39.100 triệu đồng). Số hộ sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.

Về phát triển hệ thống chợ, dịch vụ thương mại: Đến nay toàn huyện có 14/15 xã, thị trấn đã có chợ, trong đó có 06 chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới (Chợ Trung tâm xã Hoàng Xá, Chợ đầu mối xã Thạch Đồng, chợ các xã Đồng Luận, Trung Nghĩa, Xuân Lộc và chợ thị trấn Thanh Thủy). Hệ thống thương mại dịch vụ bán buôn, bán lẻ phát triển đều ở các xã, đáp ứng

nhu cầu đời sống và phát triển kinh tế- xã hội trong huyện. Toàn huyện đã có 12 cửa hàng xăng dầu, trong đó xây dựng mới 06 cửa hàng (tại các xã Thạch Đồng, Xuân Lộc, Bảo Yên, Hoàng Xá, Đồng Luận và Yến Mao).

Về xây dựng nhà ở dân cư: Trong giai đoạn từ 2009 đến 2015, các xã, thị trấn trong huyện đã đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 4.370 nhà ở (bình quân 627 nhà/năm), cơ bản đã xóa được nhà tạm.

- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân cư nông thôn nhất là vùng khó khăn

Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 (tiêu chí cũ) là 13,48% giảm 4,83 % so với năm 2008; năm 2010 (tiêu chí mới) là 13,96% (2.735 hộ nghèo); năm 2011 là 10,52% (2.140 hộ); năm 2012 là 8,8% (1.849 hộ); năm 2013 là 7,3% (1.500 hộ); năm 2014 là 5,51% (1.212 hộ); năm 2015 (tiêu chí nghèo đa chiều) là 6,55% (1.448 hộ).

Huyện đã tập trung chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước; tăng cường tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 02/5/2007 của BCH Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đến nay, tỷ lệ lao động được đào tạo trên các lĩnh vực nghề đạt khoảng 13% trên tổng số lao động toàn huyện (6.240 người). Số lao động có việc làm đạt khoảng 98% trên tổng số lao động (thu nhập bình quân 3- 4 triệu đồng/người/tháng).

Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, Huyện đã chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, bố trí bác sỹ cho các trạm y tế xã. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng tích cực tuyên truyền vận động mọi người dân tham gia tự nguyện mua thẻ bảo hiểm y tế, đến năm 2015 người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm tỷ lệ 62,5%.

Song song với thực hiện nâng cao mức thu nhập của nhân dân, mua BHYT đối với các hộ chính sách, hộ nghèo vùng khó khăn, Huyện đã tăng cường chỉ đạo các giải pháp về chính sách giải quyết đời sống, việc làm cho

người dân bị thu hồi đất (trong 7 năm qua, trên địa bàn huyện có nhiều dự án được Nhà nước thu hồi và giao đất với số nhân khẩu bị thu hồi đất là 6.368 người). Đã đào tạo nghề cho khoảng 1.200 người, cung cấp nguồn nhân lực cho các công ty, các doanh nghiệp trong và ngoài huyện. Qua đó góp phần giải quyết khó khăn, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.

Chương trình hỗ trợ người nghèo về cấp thẻ Bảo hiểm y tế: từ năm 2009 đến năm 2015 đã cấp khoảng 35.000 thẻ BHYT cho người nghèo để người nghèo có thẻ đi khám chữa bệnh miễn phí.

Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục: đã thực hiện chế độ miễn giảm học phí, tiền xây dựng trường, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh thuộc hộ gia đình nghèo mỗi năm từ 400 đến 700 em. Trong đó hỗ trợ sách giáo khoa mỗi năm từ 40 - 70 học sinh.

Chính sách hỗ trợ của Nhà nước về miễn thuế đất ở cho hộ nghèo: đã miễn thuế đất ở cho khoảng 22.500 lượt hộ.

Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể huyện đã hỗ trợ từ nhiều nguồn kinh phí và đã xóa được hàng trăm nhà tạm cho người nghèo. Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ kinh phí để xóa 30 nhà tạm trị giá trên 1 tỷ đồng.

Chính sách an sinh xã hội: Hàng năm, UBND huyện trợ cấp đột xuất cho các gia đình nghèo, gia đình gặp khó khăn, đặc biệt là vào dịp tết Nguyên đán giúp các gia đình giảm bớt khó khăn, ổn định cuộc sống, không để nhà nào không có Tết.

Chương trình xuất khẩu lao động được đẩy mạnh, hàng năm có trên 200 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và có thu nhập bình quân từ 10-12 triệu đồng/người/tháng. Nhờ đó, đã góp phần giảm nghèo, làm giàu chính đáng.

Thông qua dự án giải quyết việc làm (vốn 120/CP) do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện đã giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động thông qua các dự án trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi bò, lợn, kinh doanh dịch vụ.

Ngay sau khi có Nghị quyết 12 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" và Hướng dẫn số 02/2000/HDMT của Uỷ ban MTTQ tỉnh Phú Thọ, Huyện ủy đã chỉ đạo UBND huyện ra Quyết định thành lập Ban chỉ đạo cuộc vận động; chỉ đạo các cơ sở và các khu dân cư tiến hành thành lập Ban chỉ đạo theo thành phần như của cấp huyện. Đã tổ chức triển khai phổ biến toàn bộ những nội dung của cuộc vận động tới 151/151 khu dân cư để nhân dân tổ chức thực hiện có hiệu quả cuộc vận động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các Thông tư, Chỉ thị về việc thực hiện cuộc vận động như Thông tư liên tịch số 01/2006/TTLT/MTTW- BVHTT ngày 23/6/2006 của MTTQ Việt Nam và Bộ Văn hóa Thông tin; Kế hoạch số 08 của Uỷ ban MTTQ tỉnh Phú Thọ về triển khai chỉ đạo cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Qua thực hiện cuộc vận động, tinh thần tương thân tương ái ngày càng được nhân rộng, tình làng nghĩa xóm ngày càng đầm ấm thể hiện đức tính tốt đẹp và phát huy đầy đủ bản sắc của dân tộc. MTTQ cơ sở nhất là Ban công tác mặt trận khu đã làm tốt các cuộc vận động từ thiện, động viên nhân dân đóng góp ủng hộ các loại quỹ như: Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ chất độc màu da cam, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, xây dựng nhà đại đoàn kết. Chỉ tính từ năm 2009 đến 2015 đã vận động được 2.160.000.000 đồng để đầu tư xóa được 2.080 nhà tạm trên địa bàn huyện.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, giữ gìn phát

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 60 - 77)