1.3.2.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách NN, ND, NT
Tuyên truyền, phổ biến chính sách là một hoạt động quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với cơ quan nhà nước và các đối tượng thực thi chính sách. Tuyên truyền, phổ biến chính sách NN, ND, NT là giúp cho các đối tượng liên quan đến chính sách và mọi người dân tham gia thực hiện chính sách hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách; về tính đúng đắn của chính sách trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định và về tính khả thi của chính sách, nội dung của chính sách, các nhiệm vụ, giải pháp, nguyên tắc và các bước trong tổ chức thực hiện chính sách... để họ tự giác thực hiện theo yêu cầu quản lý của nhà nước. Đồng thời còn giúp cho mỗi cán bộ, công chức có trách nhiệm tổ chức thực thi chính sách nhận thức được đầy đủ tính chất, trình độ, quy mô của chính sách với đời sống xã hội để chủ động, tích cực tìm kiếm các giải pháp thích hợp cho việc thực hiện mục tiêu chính sách và triển khai thực thi có hiệu quả kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách.
1.3.2.2. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân và nông thôn
Muốn tổ chức thực hiện chính sách công nói chung và chính sách NN, ND, NT nói riêng cần phải có tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách và sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý nhà nước, các cấp chính quyền và cán bộ được phân công thực hiện chính sách. Đối với chính sách NN, ND, NT, cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo huyện có trách nhiệm chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các nội dung của chương trình NN,
ND, NT trên phạm vi địa bàn. Ban chỉ đạo thành lập Tổ công tác giúp việc, đây là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo, là cầu nối, phối hợp, trao đổi thông tin giữa Ban chỉ đạo huyện và xã; thành viên của Tổ công tác giúp việc là đại diện các phòng, ban chức năng của UBND huyện. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) huyện là cơ quan thường trực điều phối, giúp Ban chỉ đạo huyện thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Cấp xã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; Ban quản lý xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, thành viên Ban quản lý xã chủ yếu hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ giúp Đảng uỷ, HĐND, UBND xã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới có nhiệm vụ giúp UBND xã quản lý, điều hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; làm chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất.
Cấp thôn, bản (gọi chung là thôn): mỗi thôn thành lập một Ban phát triển thôn. Thành viên là những người có uy tín, trách nhiệm và năng lực tổ chức triển khai do cộng đồng thôn trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận. Nhiệm vụ của Ban phát triển thôn là động viên, khuyến khích nhân dân tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát các quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
1.3.2.3. Huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực thực hiện chính sách NN, ND, NT
Đây được coi là yếu tố có vị trí quan trọng trong việc góp phần thực hiện thắng lợi chính sách NN, ND, NT. Để thực hiện chính sách NN, ND, NT trong điều kiện nền kinh tế thị trường hội nhập như hiện nay, Nhà nước luôn phải tăng cường các nguồn lực vật chất và nhân sự, trong đó nguồn lực vật chất cần tăng nhanh cả về chất lượng và số lượng. Nguồn lực vật chất trong
phát triển NN, ND, NT bao gồm nguồn lực về tài chính, nguồn lực về tài nguyên, trong đó nguồn lực về tài chính giữ vị trí quan trọng. Hiện nay, nguồn lực về tài chính để thực hiện chính sách NN, ND, NT được huy động từ sự hỗ trợ trực tiếp của ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, thành phố; nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án; nguồn vốn tín dụng được huy động chủ yếu thông qua hệ thống Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam…; nguồn vốn huy động từ các doanh nghiệp; nguồn vốn từ trong dân cư. Nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp ở các địa phương khác nhau là khác nhau, thậm chí có sự khác nhau giữa các khu vực trong cùng một địa phương. Điều này phụ thuộc vào điều kiện địa lý, tiềm năng của mỗi địa phương, khu vực; cơ chế và cách thức huy động. Nguồn vốn huy động nhanh hay chậm, nhiều hay ít có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện chính sách.
Hiện nay, Chính phủ đã đưa ra công thức hướng dẫn là vốn đóng góp từ cộng đồng nhân dân khoảng 10%, từ doanh nghiệp khoảng 20%, từ tín dụng là 30% và từ ngân sách là 40%. Trong giai đoạn đầu vốn ngân sách đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa tạo đà và tạo niềm tin để huy động các khoản đóng góp khác.
1.3.2.4. Giám sát quá trình thực hiện chính sách NN, ND, NT
Các điều kiện về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội… ở các vùng, các địa phương là không giống nhau, cũng như trình độ, năng lực tổ chức, điều hành của cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước cũng không đồng đều, vì vậy cần phải tiến hành thường xuyên việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách. Qua kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện, các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của chính sách được khẳng định để nhắc nhở mỗi cán bộ, công chức, đối tượng thực hiện chính sách tập trung chú ý những nội dung ưu tiên. Việc kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách vừa kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, vừa chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện chính sách, xử lý kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện chính sách, giúp
nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện các mục tiêu chính sách đã đề ra. Việc giám sát quá trình thực hiện chính sách NN, ND, NT bao gồm giám sát của cộng đồng dân cư, giám sát của HĐND các cấp, giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
1.3.2.5. Đánh giá việc thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn
Đánh giá việc thực hiện chính sách NN, ND, NT là quá trình xem xét, làm rõ những kết quả đã đạt được trong thực hiện mục tiêu chính sách, đánh giá việc chỉ đạo, điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách.
Đối tượng được xem xét, đánh giá về chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách là các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến cơ sở được giao nhiệm vụ trong tổ chức thực hiện chính sách. Ngoài ra, còn xét cả vai trò, chức năng của các tổ chức trong việc tham gia thực hiện chính sách. Cơ sở để đánh giá việc chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách của các cơ quan nhà nước là kế hoạch được giao và những nội quy, quy chế hoạt động đã được xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện.
Đánh giá việc thực hiện chính sách bao gồm cả đánh giá việc thực hiện của các đối tượng liên quan đến chính sách. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện của các đối tượng này là tinh thần, thái độ hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách trong từng điều kiện cụ thể.
Tiểu kết Chƣơng 1
Thực hiện chính sách NN, ND, NT là vấn đề có tính lý luận và thực tiễn rất cao. Những vấn đề chung về lý thuyết chính sách NN, ND, NT là cơ sở để thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta.
Sau gần 30 năm đổi mới, thực hiện CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, Đảng và nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nông nghiệp, nông thôn. Mọi chính sách của Đảng và
Nhà nước đều vì mục tiêu phát triển, nhưng có đạt được mục tiêu này hay không còn tùy thuộc vào sự đúng đắn và kịp thời của chính sách.
Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn chịu sự tác động, chi phối của nhiều nhân tố về chính trị, kinh tế, xã hội, nhân tố bên trong và bên ngoài. Việc tập hợp, phân tích chính sách NN, ND, NT ở nước ta để rút ra những bài học kinh nghiệm cho huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ là rất cần thiết nhằm vận dụng một cách sáng tạo trong thực hiện chính sách NN, ND, NT, phù hợp với điều kiện của huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, kết quả chương 1 sẽ làm cơ sở để phân tích, đánh giá thực trạng tác động của chính sách NN, ND, NT huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ với những đề xuất, đồng thời bổ sung, hoàn thiện chính sách NN, ND, NT trên địa bàn huyện Thanh Thủy hiện nay.
Chƣơng 2