Phương hướng tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 87)

sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ nay đến năm 2020

Một là, thực hiện chính sách phát triển NN, ND, NT và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, có ý nghĩa quan trọng trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội và của mỗi người dân. Trong đó, phải phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và vận động nhân dân của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở từng địa phương.Xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động xã hội sâu sắc và toàn diện, đồng thời là nhiệm vụ có tính chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng đại này cần phải huy động được sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân và của cả hệ thống chính trị. Vì vậy, ngoài sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thì các ban, ngành, đoàn thể phải vào cuộc và phải phối hợp một cách chặt chẽ trong việc tổ chức triển khai thực hiện chính sách NN, ND, NT và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, phải phát huy được vai trò chủ động của người dân ở cộng đồng dân cư, đặc biệt là cộng đồng thôn, xóm. Có như vậy, việc xây dựng nông thôn mới mới đạt kết quả tốt.

Hai là, khai thác tối đa thế mạnh của một huyện giáp thủ đô trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh sản xuất nông sản hàng hóa chất lượng cao cung cấp cho khu vực nội thành Hà Nội bằng việc áp dụng quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm an toàn, sản phẩm sạch, gắn sản xuất với chế biến để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Quan tâm đầu tư phát triển các vùng sản xuất rau an toàn; vùng trồng cây ăn quả; trồng hoa, cây cảnh; khu vực chăn nuôi tập trung. Phát triển các mô hình nông nghiệp sinh thái kết hợp du lịch để đáp ứng nhu cầu du lịch nghỉ dưỡng của người dân. Các ngành công nghiệp được lựa chọn phát triển ở khu vực nông thôn Thanh Thủy phải là các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch. Chú

trọng khâu giống, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Xác định vùng trọng điểm trồng cây lương thực ở các xã có tiềm năng, lợi thế. Sử dụng tiết kiệm và khai thác hiệu quả đất đai. Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Nghiên cứu, áp dụng sản xuất các sản phẩm đặc trưng có giá trị kinh tế cao. Đưa cơ giới vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, phấn đấu xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp sạch cung cấp cho các đô thị. Hạn chế tối đa phát triển các ngành công nghiệp có nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh phát triển lĩnh vực kinh tế thương mại dịch vụ và du lịch. Khai thác tối đa tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch tâm linh. Kêu gọi đầu tư vào các làng nghề truyền thống.

Ba là, phát triển NN, ND, NT và xây dựng nông thôn mới phải trên cơ sở phát huy nội lực của cộng đồng dân cư, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, huy động sự đóng góp của nhân dân và khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế. Huy động các nguồn vốn, tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Nâng cấp các công trình hiện có, sớm đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng thiết yếu (giao thông, thủy lợi, điện, nước, viễn thông...) trên địa bàn các xã; việc đầu tư xây dựng nhà văn hóa, chợ nông thôn, nghĩa trang... cần xem xét kỹ về tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí. Trong quá trình thực hiện cần hết sức lưu ý việc huy động đóng góp tự nguyện của nhân dân, phải cân nhắc, đảm bảo vừa sức dân; tuyệt đối không được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc; tôn trọng và tạo điều kiện để người dân tham gia vào việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Bốn là, phát triển NN, ND, NT phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có sự tập trung đầu tư cho các xã theo kế hoạch của từng giai đoạn; thường xuyên chỉ đạo tổng kết việc thực hiện của các địa phương để đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, những giải pháp hiệu quả, giải pháp không phù hợp để làm cơ sở cho việc điều chỉnh

nội dung và giải pháp thực hiện chính sách tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thúc đẩy nhau phát triển. Chính vì vậy, khi triển khai thực hiện nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới cần chú ý đến việc phát triển một cách bền vững nền kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Chính sách NN, ND, NT phải được thực hiện đồng bộ ở tất cả các xã trên địa bàn nhưng cũng cần xác định địa phương nào đạt chuẩn nông thôn mới trước, địa phương nào sau, thời gian cụ thể ra sao để có kế hoạch tập trung đầu tư, tránh dàn trải dẫn đến hiệu quả không cao, tiến độ chậm.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 85 - 87)