Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, tạo hành lang pháp lý cho việc thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)

lý cho việc thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn

Rà soát, điều chỉnh bổ sung (hoặc kiến nghị điều chỉnh bổ sung) kịp thời các chính sách cho phù hợp với điều kiện của huyện. Tăng cường mọi nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết số 26-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X và Nghị quyết 24/2008/NQ-CP của Chính phủ; Kết luận số 97- KH/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị và Quyết định số 458/ QĐ- TTg ngày 09/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận số 97- KH/TW ngày 15/5/2015 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa X về NN, ND, NT. Trong đó kiến nghị tập trung ưu tiên cho huyện Thanh Thủy thực hiện đồng bộ một số dự án đầu tư hạ tầng cơ sở trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, để huyện sớm đạt nông thôn mới theo kế hoạch đã đề ra.

Sớm xây dựng và ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích cho nông dân tích tụ ruộng đất, đầu tư hệ thống trạm bơm điện phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn theo hướng đa thành phần.

Hoàn thành xây dựng quy hoạch nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020 gắn với quy hoạch sử dụng đất, công nghiệp, giao thông nông thôn, thương mại dịch vụ, bố trí dân cư và kết cấu hạ tầng nông thôn. Định hướng quy hoạch khai thác tối đa lợi thế hệ thống sông, hồ, kênh, ngòi, đồng thời bảo

đảm thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và khả năng cạn kiệt nguồn nước vào mùa nắng.

Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hiện đại, gắn với phát triển công nghiệp - dịch vụ. Tăng cường đầu tư hệ thống giao thông nông thôn có trọng tải lớn đủ khả năng đáp ứng vận chuyển hàng hoá, tiếp tục hoàn thiện hệ thống giao thông nội đồng, thuỷ lợi nội đồng, phát triển các dịch vụ sản xuất, dịch vụ du lịch sinh thái. Đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng thuỷ lợi phục vụ vùng nuôi trồng thuỷ sản gắn với phục vụ đa mục tiêu, nhất là ở vùng nuôi trọng điểm tập trung.

Để phát triển nông nghiệp, nông thôn cần cụ thể hóa quy hoạch phát triển nông nghiệp - nông thôn bằng xây dựng và thực hiện các đề án, dự án, quy hoạch chi tiết phù hợp với đặc điểm từng vùng sản xuất và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. Trong đó, hoàn thành quy hoạch nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp huyện và cơ sở, quy hoạch chi tiết từng ngành hàng, nhất là các sản phẩm chủ lực của huyện như: quy hoạch sản xuất vùng rau sạch an toàn cận đô thị, vùng sản xuất thủy sản, kết cấu hạ tầng thủy lợi, trại giống cây, con,... để đầu tư tập trung nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của nông sản, thủy sản trên thị trường.

Bên cạnh đó, đổi mới cơ chế và ban hành chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề cho lao động nông thôn, gồm chính sách quy định những nghề trong nông nghiệp, nông thôn khi người lao động hành nghề phải qua đào tạo; chính sách cho người có văn bằng, chứng chỉ nghề và chứng nhận học nghề nông nghiệp được ưu tiên vay vốn và tạo điều kiện thuận lợi để người lao động tự tổ chức sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở điều kiện và lợi thế của huyện, Huyện ủy, UBND huyện cần nghiên cứu, dự báo thị trường, tiến bộ kỹ thuật công nghệ. Các phòng, ban ngành, UBND các xã, thị trấn rà soát, xây dựng các quy hoạch tổng thể, các quy hoạch chuyên ngành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo, hướng

dẫn và giám sát thực hiện quy hoạch phạm vi ngành và xã, thị trấn. Trong đó chú ý quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển đô thị (gồm cả thị trấn, thị tứ), quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch phát triển hệ thống giao thông nông thôn, quy hoạch phát triển thuỷ lợi theo hướng đa mục tiêu, quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm, thuỷ sản theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, đặc biệt là các doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống, các nghề mới. Mở rộng các loại hình du lịch để giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp và nâng mức thu nhập của nông dân.

Tổ chức rà soát, đánh giá để hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan phù hợp với quá trình phát triển NN, ND, NT như văn bản quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; văn bản liên quan đến bảo vệ môi trường; ban hành văn bản khuyến khích, thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; văn bản quy định chính sách đối với cán bộ làm nông nghiệp (chính sách hỗ trợ cho cán bộ khuyến nông cơ sở...).

Khuyến khích và tạo điều kiện pháp lý để cho các loại hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ phát triển với quy mô ngày càng lớn hơn, tạo điều kiện hỗ trợ xây dựng những trang trại chăn nuôi, thủy sản ngoài đồng, xa khu dân cư tập trung. Phát triển các trang trại sản xuất rau màu, làng nghề sản xuất hoa cây cảnh thuộc các xã, thị trấn ven sông Đà.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 91 - 93)