Những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 82)

nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ hiện nay

Thứ nhất, mâu thuẫn giữa mục tiêu sản xuất hàng hóa trên quy mô lớn với tình trạng nông nghiệp của huyện còn manh mún và phân tán

nhưng hiện nay phát triển NN, ND, NT vẫn đang đứng trước những khó khăn, thách thức. Cũng như các địa phương khác, sản xuất nông nghiệp ở huyện Thanh Thủy vẫn còn manh mún và phân tán, chưa đủ sức để tạo ra sản phẩm hàng hóa trên quy mô lớn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chậm, năng suất và hiệu quả kinh tế thấp, sức cạnh tranh của các ngành hàng nông sản hạn chế; tăng trưởng nông nghiệp có xu hướng giảm xuống. Công nghiệp chế biến nông sản, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề chưa phát triển nhanh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn mặc dù đã được các cấp quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.

Sự gắn kết giữa sản xuất và thị trường trong nông nghiệp còn rất yếu. Nhà nước đã có những chủ trương khuyến khích việc liên kết "bốn nhà" trong nông nghiệp nhằm giúp đỡ người nông dân yên tâm sản xuất. Nhưng trong thực tế việc liên kết này còn rất lỏng lẻo, chưa đạt được kết quả như mong muốn và các "nhà” chưa thực sự giúp ích cho nông dân. "Nhà doanh nghiệp" được người nông dân trông đợi nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm chẳng những chưa làm tốt vai trò của mình, mà lại là "nhà” bị coi hưởng lợi nhiều nhất trong quá trình liên kết, không bảo đảm sự công bằng lợi ích cho nông dân. Do đó có thực tế là khi được mùa nông dân không bán được hàng, lúc mất mùa, thiên tai, dịch bệnh thì không được gì. Ở hoàn cảnh nào nông dân cũng là người bị thua thiệt và vì vậy, luôn có tình trạng nông dân thường xuyên thay đổi cây trồng, vật nuôi, không yên tâm tích lũy kinh nghiệm, sản xuất ổn định lâu dài.

Việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất chưa thực hiện được nhiều đã hạn chế việc đưa tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa vào sản xuất; môi trường nông thôn một số nơi trong huyện còn nhiều bức xúc. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp so với yêu cầu; tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm khá phổ biến. Giải quyết việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nhân dân tại các khu vực chuyển mục đích sử dụng đất sang sản xuất công nghiệp, dịch vụ còn nhiều khó khăn. Đời sống nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn khó khăn,

chênh lệch thu nhập giữa nông dân và các tầng lớp dân cư khác còn cao.

Thứ hai, năng lực nhiều cấp ủy đảng, chính quyền và tổ chức chính trị xã hội còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển NN, ND, NT trong bối cảnh mới

Hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở ở huyện Thanh Thủy tuy đã được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy và cán bộ, bước đầu phát huy tác dụng tích cực trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và thực hiện các chủ trương, chính sách Đảng, Nhà nước, của Tỉnh, của huyện và các địa phương về phát triển NN, ND, NT. Song, năng lực hoạt động của một số tổ chức còn hạn chế, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển NN, ND, NT trong thời gian tới.

Một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân và các đoàn thể, nhất là ở cơ sở chưa năng động sáng tạo, tinh thần, trách nhiệm không cao, hạn chế trong việc cụ thể hoá và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạch định và thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển NN, ND, NT ở một số cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền chưa đáp ứng được những yêu cầu đổi mới hiện nay.

Đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ lãnh đạo, chỉ đạo công tác hoạch định và thực thi chủ trương, chính sách phát triển NN, ND, NT ở các cấp trong tỉnh và huyện Thanh Thủy còn thiếu, tư duy kinh tế trong cơ chế thị trường, sản xuất hàng hoá lớn, v.v. còn nhiều hạn chế. Việc thu hút nhân tài và các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn về công tác tại huyện còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba, chất lượng lao động nông nghiệp còn thấp, tình trạng thiếu việc làm của nông dân và khu vực nông thôn còn phổ biến

Lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn ở huyện Thanh Thủy hiện đang dư thừa rất lớn, còn phải chuyển dịch sang các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, trong khi chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, ảnh hưởng đến giảm

nghèo và môi trường đầu tư. Ô nhiễm môi trường ở các cụm công nghiệp, làng nghề trong huyện cũng đang gia tăng; an ninh nông thôn còn tiềm ẩn những yếu tố bất ổn định, nhất là những địa bàn dành đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ .v.v.. Tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế sẽ giảm, lao động nông nghiệp sẽ chuyển nhanh sang các hoạt động phi nông nghiệp. Kết cấu xã hội nông thôn sẽ thay đổi lớn, các giá trị văn hóa tinh thần cổ truyền đứng trước thách thức mai một, nguy cơ ô nhiễm môi trường nông thôn tăng.

Thứ tư, ảnh hưởng tiêu cực của cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường đối với NN, ND, NT

Các nguồn năng lượng và tài nguyên tự nhiên trở nên khan hiếm tạo ra yêu cầu thay đổi công nghệ và phương thức tổ chức sản xuất, mặt khác sẽ làm tăng nhanh giá thành sản xuất nếu giữ nguyên cơ cấu sản xuất lạc hậu. Tình trạng „„tranh chấp‟‟ giữa địa phương và quốc gia về tài nguyên khoáng sản, nguồn nước, thủy sản,… có thể gây ra tác động bất lợi cho cơ cấu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của cư dân nông thôn. Khoa học và công nghệ trong nước và trên thế giới tiếp tục phát triển mạnh, tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất, mở ra những hướng chuyển đổi cơ cấu kinh tế mới. Mặt khác, cũng tạo nên nguy cơ làm ô nhiễm suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh thái. Tình trạng dịch bệnh của cây trồng và vật nuôi, của con người có xu hướng tiếp tục diễn biến phức tạp hơn.

Tiểu kết Chƣơng 2

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh cùng với sự nỗ lực cố gắng của các cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân, sau 7 năm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa X, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân trong huyện không ngừng được nâng cao đặc biệt là ở các xã, khu đặc biệt khó khăn; nông dân từng bước được đào tạo nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh. Lĩnh vực nông nghiệp từng bước phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững; hàng

hoá có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao hơn, đảm bảo an ninh lương thực cả trước mắt cũng như lâu dài. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư nâng cấp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất ngày càng hợp lý, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; bản sắc văn hoá dân tộc được giữ gìn và phát huy; trình độ dân trí không ngừng được nâng cao; hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố và tăng cường; tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển huyện Thanh Thủy trong hiện tại và thời gian tới, chất lượng chính sách nông nghiệp nông thôn, xây dựng mô hình nông thôn mới cần phải có bước đột phá. Cần phải thực hiện một hệ thống các giải pháp thực hiện chính sách NN, ND, NT theo hướng khoa học, hiện đại, gắn với nhiệm vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Để đạt được mục tiêu đó, trước hết cần có sự phối kết hợp thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ nhằm thúc đẩy hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách NN, ND, NT ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)