Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND huyện và các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện chính sách

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 45)

đảng trong việc triển khai thực hiện chính sách

Từ quan điểm phát triển NN, ND, NT là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của huyện, Huyện uỷ Thanh Thủy đã luôn xác định nội dung lãnh đạo phát triển

NN, ND, NT đúng, phù hợp và có trọng tâm, trọng điểm. Huyện uỷ đã lãnh đạo xây dựng các Nghị quyết để lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện luôn quan tâm phát triển NN, ND, NT, xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp lớn cho cả một nhiệm kỳ lãnh đạo của Huyện uỷ. Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Thủy lần thứ XXIV xác định “Sản xuất nông - lâm nghiệp trên cơ sở đảm bảo an ninh về lương thực chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, xây dựng cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý; đạt hiệu quả kinh tế cao. Khai thác tiềm năng đất đai, lao động, lợi thế về điều kiện tự nhiên, tận dụng mọi nguồn lực, phát triển nông - lâm nghiệp toàn diện theo hướng đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp hàng hoá có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường” [11].

Đối với Chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2008- 2015: Ngay sau khi có Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 29/11/2006 của BTV Tỉnh ủy về thực hiện các chương trình nông nghiệp trọng điểm giai đoạn 2006 - 2010, UBND huyện Thanh Thủy đã xây dựng đề án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò lai sind sinh sản hướng thịt giai đoạn 2006 - 2010 và đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng Kế hoạch số 72/KH-UBND ngày 14/12/2006 về việc tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện và giao kế hoạch hàng năm cho dự án đầu tư phát triển cây chè sử dụng nguồn vốn AFD trên địa bàn huyện. Huyện ủy Thanh Thủy đã có Nghị quyết số 03; 04-NQ/HU ngày 23/6/2006. HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 33/2006/HĐND về kế hoạch phát triển thuỷ sản giai đoạn 2006 - 2008, Nghị quyết số 32/2006/NQ- HĐND ngày 26/7/2006 về việc thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi bò thịt, bò lai sind sinh sản hướng thịt 2006 - 2010. Giai đoạn tiếp theo, HĐND huyện có Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 28/12/2011 về việc phê duyệt chương trình sản xuất nông nghiệp trọng điểm của huyện giai đoạn 2011- 2015, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch số 214/KH-UBND ngày 27/3/2012 của UBND huyện về triển khai các chương trình nông nghiệp trọng điểm gắn với quy hoạch xây dựng nông thôn mới.

Ngoài các Nghị quyết chuyên đề cho 4 chương trình nông nghiệp trọng điểm chính gồm: Chương trình cây lương thực, phát triển đàn bò, phát triển thủy sản, đầu tư phát triển cây chè, UBND huyện đã có các văn bản chỉ đạo để định hướng quy hoạch và phát triển 2 chương trình khuyến khích (chương trình trồng rừng sản xuất và chương trình cây ăn quả).

Thực hiện các Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy, HĐND huyện, phương hướng chủ yếu là: Tăng hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích; tăng năng suất - chất lượng cây trồng, vật nuôi; tăng sản lượng nông sản hàng hoá; tăng tỷ trọng chăn nuôi, thuỷ sản; tăng thu nhập cho hộ nông dân. Giảm dần tỷ trọng cây lương thực; giảm thấp nhất ô nhiễm môi trường, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, sâu bệnh, dịch bệnh; giảm hộ đói nghèo ở nông thôn.

Huyện uỷ lãnh đạo tập trung các nguồn lực cho phát triển NN, ND, NT theo hướng vừa lãnh đạo phát huy nội lực, vừa thu hút mạnh ngoại lực, tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương và của tỉnh. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Huyện uỷ xác định: phát triển mạnh công nghiệp - dịch vụ để có điều kiện đầu tư trở lại cho nông nghiệp, nông thôn. Huyện uỷ lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ theo định hướng; Lãnh đạo đổi mới và phát triển các loại hình kinh tế, hình thức hợp tác trong nông nghiệp: kinh tế HTX, kinh tế trang trại, kinh tế hộ là các loại hình kinh tế chủ yếu trong nông nghiệp hiện nay. Huyện uỷ lãnh đạo chuyển đổi dồn ghép ruộng đất, cơ giới hoá nông nghiệp, chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để sản xuất hàng hoá, khắc phục sự manh mún trong sản xuất. Đây cũng là giải pháp tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, có điều kiện thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động nông thôn.

Huyện uỷ lãnh đạo bằng xác định và thực hiện chủ trương, định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn trong từng nhiệm kỳ, giai đoạn cụ thể. Tại mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, trong báo cáo chính trị, Huyện uỷ đã kiểm điểm, đánh giá, tổng kết quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế nói chung, nông

nghiệp, nông thôn nói riêng nhiệm kỳ cũ, đề ra mục tiêu, phương hướng lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn cho nhiệm kỳ mới. Huyện uỷ lãnh đạo bằng xây dựng và thực hiện kế hoạch, chương trình công tác. Sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ huyện, Huyện uỷ đều xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình công tác sáu tháng, một năm, chương trình công tác toàn khoá. Trong đó, nêu rõ các nội dung lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhất là Nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo phát triển NN, ND, NT.

Huyện uỷ lãnh đạo phát triển NN, ND, NT bằng các phương thức đa dạng và có nhiều đổi mới, đạt hiệu quả cao. Trước hết, Huyện uỷ lãnh đạo phát triển nông nghiệp thông qua đổi mới phương thức lãnh đạo đối với UBND huyện, các Phòng, ban ngành của huyện và cấp uỷ, chính quyền cấp xã. Đối với UBND huyện, Huyện uỷ lãnh đạo phát huy sự sáng tạo, chủ động trong công việc, không lấn sân, tạo điều kiện để Đảng bộ Khối chính quyền huyện, tập thể UBND huyện, các phòng, ban ngành triển khai thực hiện tốt nội dung phát triển nông nghiệp, nông thôn; mặt khác, cũng không bao biện, làm thay nhiệm vụ của UBND huyện…Đối với nội dung quan trọng, cần thiết, khẩn trương, Thường trực Huyện uỷ hoặc Ban Thường vụ Huyện uỷ trực tiếp lãnh đạo UBND huyện, phòng chuyên môn báo cáo, cho ý kiến chỉ đạo cụ thể.

Huyện uỷ lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn bằng công tác kiểm tra, giám sát. Bên cạnh đó, Huyện uỷ lãnh đạo thực hiện tốt chế độ báo cáo theo qui định, cả về tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung và tình hình thực hiện các Nghị quyết chuyên đề nói riêng. Vì thế, nhiều khó khăn, vướng mắc được tháo gỡ, giải quyết kịp thời. Huyện uỷ lãnh đạo bằng xây dựng các điển hình về phát triển nông nghiệp, nông thôn và nhân ra diện rộng trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm từ mô hình. Có nhiều loại điển hình phát triển nông nghiệp hay từng lĩnh vực, từng khía cạnh liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Các chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ Phú Thọ về phát triển nông nghiệp, nông thôn đều được quán triệt trong các cấp uỷ từ huyện đến cơ sở và được Huyện uỷ lãnh đạo UBND huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch cụ thể để thực hiện. Đối với các xã, thị trấn, Huyện uỷ chỉ đạo các phòng, ban ngành của huyện hỗ trợ, giúp đỡ xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện. Trên cơ sở Nghị quyết chuyên đề, các nội dung đã được cụ thể hoá bằng các Nghị quyết của cấp uỷ cấp dưới, Nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND huyện, Huyện uỷ lãnh đạo tổ chức thực hiện. Để việc thực hiện có hiệu quả, Huyện uỷ quyết định thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết do đồng chí Phó bí thư Huyện uỷ - Chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện. Ở mỗi xã, thị trấn cũng được chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy và của Huyện ủy.

Để khuyến khích sản xuất nông nghiệp phát triển, hỗ trợ nông dân, nhiều cơ chế, chính sách quan trọng, tác động rất tích cực, tạo động lực cho sản xuất phát triển. Ngoài cơ chế, chính sách do Đảng và Nhà nước ở Trung ương và ở Tỉnh đã ban hành, Huyện đã ban hành nhiều cơ chế, qui định riêng thuộc thẩm quyền của huyện, không trái với qui định, pháp luật hiện hành, phù hợp với khả năng về nguồn lực của huyện. Trong thời gian qua, Huyện uỷ Thanh Thủy đã chỉ đạo UBND huyện ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn như: hỗ trợ giá giống cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ giống, kỹ thuật các vùng trồng trọt sản xuất hàng hoá; Hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho nông dân, tập huấn nghề ngắn hạn và cung cấp thông tin cho nông dân; hỗ trợ vacxin, công tiêm phòng một số bệnh nguy hiểm, hoá chất khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi; miễn thuỷ lợi phí cho nông dân, kiên cố hoá kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, giao thông nội đồng. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn cũng được lồng ghép với chương trình xoá đói, giảm nghèo, chương trình hỗ trợ các xã, thôn đặc biệt khó khăn (Chương trình

135). Qua đó, góp phần tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giảm bớt sự chênh lệch giàu nghèo giữa các địa phương, giữa đồng bào dân tộc thiểu số với người Kinh, thực hiện công bằng xã hội.

Huyện uỷ đã lãnh đạo UBND huyện, các phòng, ngành liên quan của huyện, các xã, thị trấn triển khai thực hiện Nghị quyết, các nội dung đã được cụ thể hoá. Đồng thời, lãnh đạo Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, nhất là Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện, quán triệt đến cán bộ, hội viên tích cực hưởng ứng, tham gia; mỗi tổ chức đoàn thể đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Huyện uỷ về phát triển nông nghiệp, nông thôn và tổ chức thực hiện Nghị quyết đó theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nông nghiệp luôn được Huyện uỷ và các cấp uỷ đảng coi trọng. Công tác này được duy trì thường xuyên, đều đặn từ huyện đến cơ sở. Qua đó, kịp thời phát hiện nhân tố mới, kinh nghiệm quý trong công tác lãnh đạo phát triển nông nghiệp, nông thôn của cấp uỷ đảng trong huyện để nhân rộng; tạo điều kiện để các cấp uỷ trao đổi, toạ đàm, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Đồng thời, giúp cho đội ngũ cán bộ học tập, tích luỹ thêm các bài học quý trong quá trình tổ chức lãnh đạo thực hiện, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ từ huyện đến cơ sở.

Sau hơn 15 năm kể từ khi tái lập huyện (1999) đến nay, Huyện uỷ Thanh Thủy đã bám sát chủ trương, đường lối, Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, lãnh đạo đạt kết quả quan trọng, toàn diện trong phát triển NN, ND, NT của huyện. Đó là nhân tố quyết định đến những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế nói chung, NN, ND, NT nói riêng của huyện trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên địa bàn huyện thanh thủy, tỉnh phú thọ (Trang 40 - 45)