Các Mác và Ph.Ăngghen toàn tập Nxb CTQ G Hà Nội 1995 Tập 3 Tr 11.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 61 - 63)

b) Quan niệm của triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và xã hội

Cá nhân và nhân cách Cá nhân

Cá nhân là một phần tử đơn nhất của cộng đồng xã hội, là một hiện tượng có tính lịch sử. Trong quan hệ với xã hội, cá nhân hiện ra với các tư cách sau:

Cá nhân là cá thể người riêng lẻ, là phần tử đơn nhất tạo thành cộng đồng xã hội. Mỗi cá nhân phân biệt mình với cá nhân khác không chỉ về mặt sinh học mà chủ yếu là các quan hệ xã hội, những quan hệ xã hội này vô cùng phức tạp, rất cụ thể và có tính lịch sử. Cá nhân không tách rời với xã hội mà là yếu tố cấu thành xã hội.

Cá nhân là một chỉnh thể toàn vẹn có nhân cách. Không được đồng nhất cá nhân với cá thể người. Trẻ sơ sinh chưa có ý thức, chưa có quan hệ xã hội

thực sự không thể gọi là cá nhân. Chỉ khi nào con người có ý thức, có thế giới

nội tâm riêng, có những quan hệ xã hội riêng, khi đó con người mới là cá nhân theo dúng nghĩa của nó.

Cá nhân là phương thức tồn tại của của giống loài người. Không có con người nói chung và loài người nói chung tồn tại cảm tính. Sự tồn tại cảm tính trong hiện thực cụ thể của giống loài người là cá nhân.

Cá nhân chỉ được hình thành và phát triển trong quan hệ xã hội. Cá nhân là hiện tượng lịch sử ứng với mỗi thời đại sản sinh ra nó.

Nhân cách.

Nhân cách là bản sắc độc đáo của con người thể hiện ở mỗi cá nhân. Nó là toàn bộ những năng lực và phẩm chất xã hội - sinh lý - tâm lý tạo thành một chỉnh thể, đóng vai trò chủ thể tự ý thức, tự đánh giá, tự khẳng định, tự điều chỉnh mọi hoạt động của mình. Nhân cách hình thành và phát triển luôn phụ thuộc bởi các yếu tố sau:

Mỗi nhân cách đều phải dựa trên tiền đề sinh học của mình.

Môi trường xã hội quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách.. Tuy nhiên, sự tác động của xã hội đến cá nhân không phải theo một chiều mà có quan hệ biện chứng.

Thế giới quan cá nhân là hạt nhân của nhân cách. Nó bao gồm toàn bộ những quan điểm, lý tưởng, niềm tin, định hướng giá trị chung của cá nhân. Thế giới quan cá nhân bị quyết định bởi tính chất của thời đại. Ngoài tính chất thời đại, các yếu tố lợi ích, vai trò, địa vị cá nhân trong xã hội, sự tiếp nhận các mối quan hệ của cá nhân cũng chi phối thế giới quan cá nhân.

Quan hệ giữa cá nhân và xã hội.

Xã hội dù ở góc độ nào cũng đều là sản phẩm của mối quan hệ giữa người với người. Theo nghĩa rộng xã hội là toàn bộ nhân loại. Theo nghĩa hẹp xã hội là quốc gia, dân tộc, giai cấp hoặc chủng tộc ...

Quan hệ cá nhân và xã hội là mối quan hệ biện chứng. Nền tảng của mối quan hệ này là lợi ích xã hội - nó là điều kiện, là môi trường, là phương thức để

lợi ích cá nhân được thực hiện. Vai trò của cá nhân đối với xã hội tùy thuộc vào trình độ phát triển của nhân cách.

Quan hệ cá nhân với xã hội biểu hiện về khách quan là trình độ đạt được của nền sản xuất xã hội, về chủ quan là khả năng nhận thức và vận dụng mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và xã hội. “Xã hội ... là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa người với người” và “ Lịch sử xã hội của người ta bao giờ cũng

chỉ là lịch sử phát triển cá nhân của họ...”46.

Nguyên tắc bảo đảm sự tồn tại và phát triển của xã hội trong mối quan hệ này là bảo đảm sự công bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội được kết hợp hài hòa.

Người chỉ thấy cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội chỉ đòi hỏi thõa mãn những nhu cầu cá nhân mà không thực hiện nghĩa vụ với xã hội, người đó không nhận thức được nếu không đảm bảo những lợi ích cơ bản của xã hội thì không thể thực hiện được lợi ích cá nhân chân chính. Ngược lại, chỉ thấy xã hội mà không thấy cá nhân là quan niệm sai lầm về lợi ích xã hội, về chủ nghĩa tập thể và thực chất đó chỉ là tư tưởng bình quân chủ nghĩa không quan tâm lợi ích cá nhân, coi nhẹ việc hình thành và phát huy bản sắc cá nhân, tài năng cá nhân, xem thường các nguyện vọng, tâm tư, ý kiến của cá nhân, không thấy được sự phát triển của xã hội là do đóng góp tích cực của mọi cá nhân trong xã hội.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 61 - 63)