Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 45 - 46)

a)Các khái niệm

a. Cơ sở hạ tầng, là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều loại, nhưng chung quy có thể chia thành ba loại: quan hệ sản xuất thống trị; những quan hệ sản xuất tàn dư; những quan hệ sản xuất mầm mống. Trong đó quan hệ sản xuất thống trị quy định đặc trưng tính chất của cơ sở hạ tầng.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, tính đối kháng giai cấp và sự xung đột giai cấp bắt nguồn từ ngay trong cơ sở hạ tầng và do quan hệ sản xuất thống trị quy định.

b. Kiến trúc thượng tầng, là toàn bộ những quan điểm tư tưởng xã hội, những thiết chế tương ứng và những quan hệ nội tại giữa chúng được xây dựng trên nền tảng của một cơ sở hạ tầng. Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật phát triển riêng, nhưng không tách rời nhau mà liên hệ tác động lẫn nhau và đều nảy sinh trên một cơ sở hạ tầng, phản ánh cơ sở hạ tầng đó, trong đó nhà nước là bộ phận có quyền lực mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng.

Trong xã hội có giai cấp đối kháng, kiến trúc thượng tầng bao gồm hệ tư tưởng và thể chế của giai cấp thống trị; tàn dư quan điểm tư tưởng của xã hội trước; quan điểm tư tưởng và tổ chức của các giai cấp mới ra đời; quan điểm tư tưởng của các tầng lớp trung gian hợp thành, nhưng hệ tư tưởng của giai cấp thống trị quyết định tính chất cơ bản của kiến trúc thượng tầng của một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Tính đối kháng về tư tưởng và cuộc đấu tranh tư tưởng của các giai cấp đối kháng phản ánh tính chất đối kháng của cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 45 - 46)