V.I Lêini toàn tập Nxb Tiến bộ Mátxcơva 1978 Tập 49 Tr 432 và 472.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 33 - 35)

Nói chung các nhà triết học duy tâm không thừa nhận nhận thức là phản ánh thế giới khách quan. Những người duy tâm khách quan khi thừa nhận con người có khả năng nhận thức thế giới, thì sự nhận thức đó không phải là sự phản ánh hiện thực khách quan mà chỉ là sự tự nhận thức của ý niệm, tư tưởng tồn tại ở ngoài con người. Những người duy tâm chủ quan coi mọi tồn tại đều là phức hợp của những cảm giác, biểu tượng của con người, nên nhận thức theo họ chỉ là nhận thức các cảm giác, biểu tượng của con người (tự nhận thức ý thức của mình về thế giới).

Những người theo thuyết hoài nghi thì nghi ngờ tính chính xác của tri thức, biến nghi ngờ thành nguyên tắc của nhận thức, thậm chí nghi ngờ cả sự tồn tại của thế giới.

Những người theo thuyết không thể biết thì phủ nhận khả năng nhận thức của con người về thế giới.

Quan điểm của các nhà triết học duy vật trước Mác

Trái với chủ nghĩa duy tâm, những người duy vật luôn thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người và coi nhận thức là qua trình phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người. Tuy nhiên, do hạn chế bởi phương pháp siêu hình nên họ không giải quyết được một cách thực sự khoa học những vấn đề của lý luận nhận thức, chưa thấy một cách đầy đủ về vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin

Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác - Lênin dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:

Một là, Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, độc lập với cảm giác, tư duy, ý thức của con người.

Hai là, Con người có khả năng nhận thức thế giới. Về nguyên tắc không có và không thể có bất cứ đối tượng nào mà con người không thể nhận thức được. Con người có sức mạnh trong nhận thức và cải tạo thế giới.

Con người (cá nhân, nhóm người, giai cấp, dân tộc hoặc nhân loại) là chủ

thể của nhận thức. Nhưng không phải bất kỳ người nào cũng là chủ thể nhận thức, mà chỉ những ai tham gia vào hoạt động xã hội, nhằm biến đổi và nhận thức khách thể mới là chủ thể nhận thức.

Khách thể nhận thức không đồng nhất với toàn bộ thế giới hiện thực, mà chỉ một bộ phận nào đó của hiện thực mà nhận thức hướng tới nắm bắt. Nó chỉ là một bộ phận nào đó nằm trong miền hoạt động thực tiễn và hoạt động nhận thức của chủ thể.

Ba là, Nhận thức không là hành động tức thời đơn giản, máy móc và thụ động mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự thống nhất giữa phép biện chứng, lý

luận nhận thức và lôgíc biện chứng. Lôgíc hình thức là khoa học nghiên cứu các

hình thức và quy luật của tư duy như sự phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái

đứng im, ổn định tương đối. Lôgíc biện chứng nghiên cứu các hình thức và quy

luật của tư duy như sự phản ánh sự vật, hiện tượng ở trạng thái vận động và phát triển của chúng.

Như vậy, Nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực khách quan bởi con

người, là quá trình tạo thành tri thức trong bộ óc người về hiện thực khách quan, là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng, năng động sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử-xã hội.

c) Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Phạm trù thực tiễn

Thực tiễn là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.

Hoạt động thực tiễn có ba hình thức cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức cơ bản nhất; Hoạt động chính trị-xã hội là hình thức cao nhất; Thực nghiệm khoa học là hình thức đặc thù đặc biệt của thực tiễn.

Thực tiễn là một trong những phạm trù nền tảng, cơ bản không chỉ của lý luận nhận thức mà còn của toàn bộ triết học Mác-Lênin.

Các nhà triết học duy vật trước Mác có công lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết, nhưng khuyết điểm chủ yếu của mọi trường phái duy vật là không thấy được vai trò của thực tiễn. Một số nhà triết học duy tâm có thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người nhưng lại coi thực tiễn như là hoạt động tinh thần. Trái lại, “quan điểm về đời sống, về thực tiễn,

phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức”21 của chủ nghĩa

Mác-Lênin.

Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức: Con người quan hệ với thế giới đầu tiên không bằng lý luận mà bằng hoạt động thực tiễn. Chính quá trình hoạt động thực tiễn mà nhận thức của con người được hình thành và phát triển. Mọi tri thức của con người ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận suy cho cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Chính thực tiễn đề ra nhu cầu , nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức.

Thực tiễn là mục đích của nhận thức: Chính nhu cầu thực tiễn đã dẫn đến sự hình thành và phát triển của các ngành khoa học. Đến lượt nó, các khoa học phải quay lại hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 33 - 35)