a. Nhà nước quản lý dân cư trên một vùng lãnh thổ nhất định, trong đó quyền lực nhà nước trực tiếp tác động đến từng dân cư trong lanh thổ bất kể họ thuộc quan hệ huyết thống nào. Đây là điểm khác biệt giữa nhà nước với thị tộc, bộ lạc.
b. Nhà nước là sự thiết lập quyền lực công cộng đối với toàn xã hội mà bộ phận quan trọng nhất là bộ máy công chức thường trực, các đội vũ trang đặc biệt như quân đội, hiến binh, cảnh sát. Quyền lực này mang tính cưỡng chế đối với mọi thành viên trong xã hội.
Nếu người đứng đầu thị tộc, bộ lạc thực hiện chức năng quản lý bằng sức mạnh truyền thống, đạo đức và uy tín của những người đại diện, thì những người đại diện cho nhà nước lại thực hiện quyền lực của mình dựa trên cơ sở sức mạnh của pháp luật. Cơ quan quyền lực nhà nước từ xã hội mà ra nhưng ngày càng thoất khỏi nhân dân và đối lập với nhân dân.
c. Nhà nước đặt ra chế độ thuế khóa để nuôi bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước sở dĩ tồn tại được là do sống bám vào những thần dân do nó thống trị. Về cơ bản, mọi nhà nước đều sống được nhờ sự chu cấp của nhân dân.
Nhà nước có hai chức năng chính: Khi xem xét phạm vi tác động quyền lực nhà nước ở tầm vĩ mô thì nhà nước có hai chức năng đối nội và đối ngoại. Khi xem xét nhà nước ở góc độ tính chất của quyền lực chính trị thì nhà nước có hai chức năng thống trị chính trị và xã hội.
Trong đối nội: Nhà nước sử dụng một cách thường xuyên và có hệ thống những công cụ bạo lực để duy trì các giai cấp bị áp bức trong vòng trật tự đảm bảo sự thống trị của giai cấp thống trị, đàn áp các cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp thống trị. Nhà nước cũng sử dụng bộ máy tuyên truyền, các cơ quan văn hóa , giáo dục, các tổ chức xã hội tuyên truyền làm cho tư tưởng và tổ chức của giai cấp thống trị chiếm địa vị thống trị trong toàn xã hội.
Trong đối ngoại, Nhà nước bảo vệ lãnh thổ và quyền lợi của giai cấp thống trị khỏi bị xâm lược bởi các nước khác. Nhà nước cũng mở rộng lãnh thổ của mình bằng cách xâm lược các nước khác và thống trị các dân tộc khác.
Chức năng đối nội và đối ngoại là hai mặt của một thể thống nhất, trong đó chức năng đối nội là chủ yếu. Tính chất của chức năng đối nội quyết định tính chất của chức năng đối ngoại, ngược lại tính chất và những nhu cầu của chức năng đối ngoại có tác động mạnh mẽ trở lại chức năng đối nội của nhà nước. Mối liên hệ này ngày nay càng thể hiện rõ, khi quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế - xã hội ngày càng tăng lên.
Trong thống trị chính trị, bất cứ nhà nước nào cũng là công cụ chuyên chính của một giai cấp, nố sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện pháp có thể để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó.
Trong chức năng xã hội, bất cứ nhà nước nào cũng phải thực hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, phải lo một số công việc chung của toàn xã hội, và trong giới hạn có thể nhà nước phải thỏa mãn một số nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.
Đề cập đến mối quan hệ giữa chức năng thống trị của giai cấp và chức năng xã hội của nhà nước, Ph.Ăngghen viết: “Ở khắp nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị ; và sự thống trị chính trị cũng kéo dài chừng
nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó”42.
Các kiểu và các hình thức của Nhà nước
Kiểu Nhà nước là khái niệm dùng để chỉ bộ máy thống trị đó thuộc về giai cấp nào, tồn tại trên cơ sở kinh tế nào và tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội nào.
Theo đó, xét tương ứng với hình thái kinh tế - xã hội dựa trên sự đối kháng giai cấp có ba kiểu nhà nước: Chủ nô, Phong kiến, Tư bản. Nhà nước vô sản là kiểu nhà nước đặc biệt, nó tồn tại trong thời kỳ quá độ từ tư bản chủ nghĩa lên chủ nghĩa cộng sản. Mỗi kiểu nhà nước có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hình thức nhà nước là khái niệm dùng để chỉ cách thức tổ chức và phương thức thực hiện quyền lực nhà nước. Tức là chỉ hình thức cầm quyền của giai cấp thống trị.
Trong Nhà nước chủ nô mọi quyền lực đều thuộc về giai cấp chủ nô, pháp luật không coi nô lệ là con người, nhưng đã từng tồn tại ở các hình thức quý tộc, quân chủ (mọi quyền hành thuộc về tay vua); hình thức cộng hòa, dân chủ (tất cả mọi người đều được tham gia bầu cử nhưng đó chỉ là quyền của chủ
nô và một bộ phận những người tự do mà thôi.
Nhà nước phong kiến có hình thức phong kiến phân quyền (mang tính cát
cứ, mỗi lãnh chúa làm vua một lãnh thổ, phong kiến nhỏ là chư hầu của phong kiến lớn, nhưng Hoàng đế cũng chỉ có thực quyền trên lãnh thổ của mình mà
thôi); Phong kiến tập quyền (Hoàng đế có uy quyền tuyệt đối, ý chí của vua là
pháp luật). Dù ở hình thức nào thì nhà nước phong kiến đều là chính quyền của giai cấp địa chủ, quý tộc nó bảo vệ những đặc quyền phong kiến.
Hình thức điển hình của nhà nước tư sản là chế độ cộng hòa đại nghị, ngoài ra nó còn có hình thức quân chủ lập hiến phản ánh tính phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản. Nhà nước tư sản có nhiều hình thức: chế độ cộng hòa, chế độ cộng hòa đại nghị, chế độ tổng thống... Các hình thức nhà nước còn khác nhau về chế độ bầu cử, nhiệm kỳ tổng thống, sự phân chia quyền lực giữa tổng thống và nội các...
Nhà nước vô sản là kiểu và hình thức đặc biệt của nhà nước: Nhà nước nửa nhà nước, nhà nước tự tiêu vong. C.Mác khẳng định: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia. Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính
cách mạng của giai cấp vô sản”43.