C.Má c Ăngghen toàn tập Nxb CTQ G Hà Nội 199 3 Tập 23 Tr 21.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 47 - 48)

tế-xã hội vận động, phát triển vat thay thế nhau từ thấp lên cao như một quá trình lịch sử - tự nhiên không phụ thuộc vào ý chí, nguyện vọng chủ quan của con người.

Quá trình phát triển lịch sử - tự nhiên của xã hội có nguồn gốc sâu xa ở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất được tạo ra do năng lực thực tiễn của các thế hệ cộng đồng người trong lịch sử, nhưng không phụ thuộc ý muốn chủ quan của mỗi cá nhân con người. Tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất quy định một cách khách quan tính chất và trình độ của quan hệ sản xuất. Xét đến cùng lực lượng sản xuất quyết định quá trình vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội như một quá trình lịch sử - tự nhiên.

Trong các quy luật khách quan chi phối sự vận động và phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội, thì quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất có vai trò quyết định nhất. Nó vừa bảo đảm tính kế thừa, vừa biểu hiện tính gián đoạn trong sự phát triển của lịch sử. Nó là khuynh hướng tự tìm đường đi cho mình trong sự phát triển và thay thế nhau của các hình thái kinh tế-xã hội.

Quá trình lịch sử - tự nhiên có nghĩa là con người làm ra lịch sử của mình, tạo ra những quan hệ xã hội và xã hội của mình, nhưng xã hội vận động theo quy luật khách quan không phụ thuộc bởi ý muốn của con người. C. Mác coi các phương thức sả xuất Châu Á, Cổ đại, Phong kiến, Tư bản hiện đại là những thời đại tiến triển dần dần của các hình thái kinh tế-xã hội theo quy luật vốn có của nó. Quá trình lịch sử - tự nhiên được quyết định bởi những quy luật chung cho ta thấy lôgíc của lịch sử thế giới.

Nhưng quá trình lịch sử cụ thể, phong phú, có hàng loạt những yếu tố làm cho quá trình lịch sử đó đa dạng và thường xuyên biến đổi. Quá trình đó không chỉ diễn ra một cách tuần tự mà còn bao hàm cả sự bỏ qua một hoặc vài hình thái kinh tế-xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Khái niệm hình thái kinh tế-xã hội xác định đặc trưng của bước phát triển nhất định của xã hội. Khái niệm thời đại lịch sử biểu hiện tính nhiều vẻ của các quá trình đang diễn ra trong thời gian nhất định ở một giai đoạn lịch sử nhất định.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 47 - 48)