V.I Lênin toàn tập Nxb Tiến bộ Mátxcơva 1979 Tập 7 Tr 237-238.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 53 - 55)

quan hệ sản xuất biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng đại biểu cho lực lượng sản xuất mới với giai cấp bóc lột thống trị đại biểu cho những lợi ích gắn liền với quan hệ sản xuất lỗi thời đang thống trị. Mâu thuẫn này chỉ được giải quyết bằng cách mạng xã hội.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của xã hội có giai cấp. Song, quy luật ấy có những biểu hiện đặc thù trong từng xã hội cụ thể. Đấu tranh diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử, vào các giai cấp tham gia đấu tranh, vào giai đoạn phát triển của cuộc đấu tranh. Tuy nhiên, có thể thấy có bản chất hình thức đấu tranh giai cấp cơ bản là đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng. Muốn hiểu đúng quy luật đấu tranh giai cấp còn phải phân tích mọi mối quan hệ thật cụ thể trong từng điều kiện lịch sử cụ thể.

Quan hệ giai cấp - dân tộc, giai cấp - nhân loại

Giai cấp - Dân tộc

Chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết về sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân, đồng thời là sự nghiệp giải phóng toàn nhân loại khỏi mọi sự áp bức bóc lột, trong đó có áp bức dân tộc.

Giai cấp và dân tộc là những phạm trù chỉ các quan hệ xã hội khác nhau nhưng có quan hệ mật thiết nhau. Mỗi nhân tố có vai trò lịch sử của nó mà chúng không thể thay thế lẫn nhau. Sẽ phạm sai lầm nếu tách rời quan hệ giữa giai cấp - dân tộc cũng như đem đồng nhất nó với nhau.

Trong lịch sử, giai cấp có trước dân tộc hàng ngàn năm, khi giai cấp mất đi dân tộc vẫn tồn tại lâu dài. Quan hệ giai cấp là sản phẩm trực tiếp của phương thức sản xuất trong xã hội có giai cấp, là nhân tố xét đến cùng có vai trò quyết định đối với sự hình thành dân tộc, đối với xu hướng phát triển của dân tộc, quy định bản chất xã hội của dân tộc, quy định tính chất của mối quan hệ giữa các dân tộc.

Ap bức giai cấp là nguyên nhân căn bản, sâu xa của áp bức dân tộc. Muốn xóa bỏ triệt để nạn áp bức dân tộc thì phải xóa bỏ nguồn gốc của nó là chế độ người bóc lột người. Giai cấp là nhân tố cơ bản trong phong trào giải phóng dân tộc. Ở Việt Nam, sự nghiệp giải phóng dân tộc không thể thành công nếu không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân thông qua Đảng Cộng sản, nếu không thực hiện được mối liên minh bền vững công - nông và các tầng lớp lao động khác.

Trong khi nhấn mạnh vai trò giai cấp, chủ nghĩa Mác - Lênin cũng coi vấn đề dân tộc là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của cách mạng vô sản. Giai cấp công nhân không được coi nhẹ việc giáo dục chủ nghĩa quốc tế chân chính cho quần chúng nhân dân, nhưng cũng không được quên rằng cuộc đấu tranh giải phóng của mình có tính dân tộc. Dân tộc là địa bàn trực tiếp của cuộc đấu tranh giai cấp. C.Mác viết: ”Giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải

giành lấy chính quyền, phải tự mình vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự

mình trở thành dân tộc”35.

Nếu áp bức giai cấp là nguyên nhân sâu xa của áp bức dân tộc, thì áp bức dân tộc tác động mạnh mẽ đến áp bức giai cấp. Ap bức dân tộc làm nghiêm trọng thêm tình trạng áp bức giai cấp. Một dân tộc đi áp bức một dân tộc khác thì dân tộc đó không thể có tự do. Một khi dân tộc chưa độc lập thống nhất thì giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành “giai cấp dân tộc” phải đi đầu trong cách mạng giải phóng dân tộc, phải thực hiện trước tiên nhiệm vụ khôi phục độc lập, thống nhất dân tộc.

Vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa giai cấp và dân tộc, đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc, Hồ Chí Minh kết luận: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường

nào khác là con đường cách mạng vô sản”36. Một trong những bài học lớn nhất

của cách mạng Việt Nam là sự kết hợp chặt chẽ, nhuần nhuyễn đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội; là giải quyết đúng đắn mối quan hệ dân tộc và quốc tế, giữa mở rộng giao lưu quốc tế với giữ gìn độc lập, bản sắc dân tộc.

Giai cấp - Nhân loại

Khái niệm nhân loại chỉ toàn thể cộng đồng người sống trên trái đất hàng triệu năm nay. Nhân loại, một mặt phân chia thành giai cấp, tầng lớp có vai trò xã hội và lợi ích khác nhau; Mặt khác lại chia thành các cộng đồng tộc người có trình độ phát triển khác nhau. Nhân loại là một chỉnh thể thống nhất, bản chất người quy định lợi ích chung và quy luật phát triển chung của cả cộng đồng.

Những quan niệm trước C.Mác về quyền con người, bản chất con người và tính thống nhất toàn nhân loại còn trừu tượng và phiến diện. Họ không chú ý đén tính lịch sử của khái niêm nhân loại.

Quy luật tồn tại và phát triển của nhân loại đòi hỏi con người không ngừng đấu tranh cải tạo thiên nhiên bằng lao động sáng tạo và cải tạo môi trường xã hội của mình. Trong sự phát triển mỗi con người dân tộc và tòan nhân loại không ngừng đấu tranh gạt bỏ những quan hệ xã hội lỗi thời, xây dựng một môi trường xã hội nhân bản nhất, ở đó mọi người đều có điều kiện để phát triển toàn diện những năng lực bản chất của mình và của mọi người.

Trong xã hội có giai cấp, vấn đề giai cấp không chỉ là vấn đề riêng của một giai cấp, tầng lớp nào mà là vấn đề của toàn nhân loại. Đấu tranh giải phóng giai cấp không tách rời vơi đấu tranh giải phóng nhân loại. Đấu tranh giải phóng nhân loại khỏi mọi sự áp bức không tách rời với đấu tranh giải phóng giai cấp gắn liền với dân tộc và sự phát triển của mỗi thời đại. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Giai cấp tư sản, trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ

35 C. Mác - PhĂgghen toàn tập - Nxb CTQG - Hà Nội 1995 - Tập 4 - Tr 623-624.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 53 - 55)