Quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 40)

Khái niệm

Lý luận theo nghĩa chung nhất là sự khái quát những kinh nghiệm thực tiễn, là tổng hợp các tri thức về tự nhiên, xã hội đã được tích lũy trong quá trình lịch sử con người.

Lý luận bao gồm hệ thống các phạm trù, nguyên lý, quy luật, trong đó quy luật là hạt nhân của lý luận. Bản chất của lý luận là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính lịch sử - xã hội nhằm biến đổi tự nhiên và xã hội. Nó bao gồm các hoạt động cơ bản là sản xuất vật chất, cải biến xã hội và thực nghiệm khoa học. Bản chất của thực tiễn là sự tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể làm biến đổi khách thể.

Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn

Vai trò quyết định của thực tiễn đối với lý luận: Thực tiễn là hoạt động vật chất, lý luận là hoạt động tinh thần. Thực tiễn vì thế là nguồn gốc, là cơ sở, là động lực và là mục đích của nhận thức lý luận. Chỉ có thực tiễn mới vật chất hóa được lý luận, đưa lý luận vào đời sống hiện thực, mới làm cho lý luận tham gia vào quá trình biến đổi hiện thực.

Lý luận có vai trò tác động tích cực trở lại với thực tiễn: Lý luận là kim chỉ nam cho hoạt động thực tiễn. Hoạt động thực tiễn chỉ có hiệu quả khi nó tuân thủ các quy luật mà nhận thức lý luận đã khám phá ra. Thực chất vai trò của lý luận đối với thực tiễn là ở chỗ lý luận đem lại cho thực tiễn những tri thức đúng đắn về những quy luật vận động và phát triển của thế giới xung quanh, để hoạt động thực tiễn có hiệu quả nhất. Lênin dạy: “Không có lý luận

cách mạng thì không thể có phong trào cách mạng”25.

Tóm lại, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên lý căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không được tách rời chúng với nhau.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 40)