V.I Lênin toàn tập Nxb Tiến bộ Mátxcơva 80 Tập 18 Tr 300.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 31 - 33)

thực. Khả năng hình thức là khả năng do mối liên hệ ngẫu nhiên, do sự kết hợp của những hoàn cảnh bên ngoài quyết định và chưa có điều kiện cần thiết để trở

thành hiện thực. Khả năng tất nhiên là khả năng được gây nên bởi các tương tác

tất nhiên của hiện thực. Khả năng ngẫu nhiên là khả năng được gây nên bởi các

tương tác ngẫu nhiên của hiện thực. Khả năng gần là những khả năng đã hội đủ

hoặc gần đủ những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực. Khả năng xa

khả năng còn phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển quá độ nữa mới hội đủ

điều kiện để biến thành hiện thực. Ngoài ra còn có khả năng chủ yếu, khả năng

thứ yếu, khả năng chủ quan, khả năng khách quan...

Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực

Khả năng và hiện thực luôn tồn tại trong mối quan hệ chăt chẽ với nhau, không tách rời nhau và luôn chuyển hóa cho nhau và trong thực tế quá trình phát triển chính là quá trình khả năng biến thành hiện thực.

Cùng trong một điều kiện nhất định, một sự vật hiện tượng không chỉ có một khả năng mà có nhiều khả năng. Ngoài số khả năng vốn có, khi có thêm những điều kiện mới sự vật hiện tượng còn xuất hiện thêm những khả năng mới. Ngay mỗi khả năng vốn có của sự vật hiện tượng trong những điều kiện nhất định nó có thể tăng lên hoặc giảm đi.

Trong tự nhiên, khả năng biến thành hiện thực tuân thủ quy luật khách quan của tự nhiên. Trong xã hội, khả năng biến thành hiện thực phải thông qua hoạt động có ý thức của con người. Tuy nhiên, để một khả năng biến thành hiện thực không chỉ cần một điều kiện mà cần nhiều điều kiện. Có thể phân các điều kiện thành ba loại:

- Điều kiện khách quan : khả năng biến thành hiện thực hoàn toàn bằng con đường tự nhiên, không có sự can thiệp của con người. Điều này xảy ra trong các quá trình của vũ trụ và tự nhiên.

- Điều kiện khách quan có sự tham gia của con người: khả năng biến thành hiện thực vừa bằng con đường tự nhiên vừa có sự tham gia tác động của con người. Chẳng hạn như trong lai tạo giống.

- Điều kiện chủ quan: khả năng biến thành hiện thực hoàn toàn phụ thuộc sự tham gia tác động của con người. Chẳng hạn như chế tạo tàu vũ trụ, tạo ra những đối tượng lao động mới và các vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội.

Trong quá trình phát triển, khả năng chuyển thành hiện thực, hiện thực đó vì quá trình phát triển nội tại của mình lại sản sinh ra những khả năng mới. Quá trình cứ thế nối tiếp, đó là quá trình phát triển vô tận của thế giới. Cùng một dấu hiệu, trong mối quan hệ này là hiện thực nhưng ở mối quan hệ khác là khả năng. Một hiện thực nào đó trong quá trình phát triển vì những điều kiện nhất định chỉ còn là khả năng.

Ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào hiện thực chứ không thể căn cứ vào khả năng đế đánh giá tình hình. Lênin nhiều lần nhấn mạnh; “Chủ nghĩa Mác căn cứ vào những sự thật chứ không phải dựa vào

những khả năng”, “Chủ nghĩa Mác dựa vào hiện thực chứ không phải dựa vào

khả năng để vạch đường lối của mình”20.

Phải phán đoán đúng tính chất và xu hướng của khả năng có thể xảy ra để có thể đề ra chủ trương, kế hoạch hành động cho đúng nhằm đạt hiệu quả cao trong hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, chỉ có thể tìm khả năng ngay trong chính bản thân sự vật, hiện tượng chứ không thể ở đâu khác. Phải đặt sự vật, hiện tượng trong mối tương quan bên trong và bên ngoài mà ở trong đó sự vật, hiện tượng vận động và phát triển mà dự kiến các khả năng. Không được nhầm lẫn giữa khả năng với hiện thực cũng như tách rời giữa chúng với nhau.

Phải phát huy tối đa tính năng động chủ quan để biến khả năng thành hiện thực khi cần thiết, tránh tư tưởng đợi chờ, thụ động, không tích cực phát huy khả năng chủ quan của mình. Trong phát hiện và tạo điều kiện cho các khả năng thành hiện thực cần chú ý:

- Cần xem xét hết mọi khả năng tốt cũng như xấu, tiến bộ cũng như lạc hậu của sự vật, hiện tượng và trên cơ sở đó mà có phương án hành động thích hợp cho mỗi trường hợp, tránh được bị động trong hành động.

- Nên tập trung chú ý trước hết ở các khả năng tất nhiên, khả năng gần. - Cần tạo điều kiện cần và đủ cho khả năng cần thiết biến thành hiện thực.

- Trong lĩnh vực xã hội, tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn cần tạo mọi điều kiện cần thiết để nhân tố chủ quan tham gia tích cực và quá trình biến đổi hoặc ngăn ngừa sự biến đổi khả năng thành hiện thực.

9. Lý luận nhận thức của triết học Mác-Lênin

a) Những nguyên tắc cơ bản của lý luận nhận thức

- Thừa nhận thế giới vật chất tồn tại khách quan, ở ngoài con người, độc lập với cảm giác, tư duy và ý thức của con người.

- Thừa nhận năng lực nhận thức thế giới của con người. Về nguyên tắc không có cái gì là không thể biết. Thế giới chỉ có những điều con người chưa biết chứ không có và không thể có những gì con người không thể biết.

- Nhận thức không là một hành đông tức thời, đơn giản, máy móc và thụ động mà là một quá trình biện chứng, tích cực, sáng tạo. Quá trình nhận thức diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó cũng là quá trình nhận thức từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất kém sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.

- Cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của nhận thức là thực tiễn. Thực tiễn là mục đích, tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý của nhận thức. Nhận thức là qua strinhf con người phản ánh một cách biện chứng, năng động, sáng tạo thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử-xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 31 - 33)