Xem Alvin Tofler Đợt sóng thứ ba Nxb KHXH Hà Nội 1996.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 49 - 50)

biết dùng công cụ đá mài, cung tên... thì tổ chức xã hội đầu tiên, đồng thời là hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử ra đời, đó là thị tộc. Theo Ph.Ăngghen, “thị tộc là một thiết chế chung cho tất cả các dân dã man, cho tận

đến khi họ bước vào thời đại văn minh, và thậm chí còn sau hơn nữa”29.

Thị tộc hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống. Trong tình trạng quần

hôn, buổi đầu xã hội thị tộc quan hệ kiểu mẫu quyền. Khi lực lượng sản xuất

phát triển, vai trò của người đàn ông tăng lên trong đời sống kinh tế của cộng

đồng, chế độ mẫu quyền dần dần phải nhường chỗ cho chế độ phụ quyền. Chế

độ mẫu quyền bị lật đổ là sự thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ30.

Ngoài quan hệ huyết thống là đặc trưng chủ yếu, thị tộc còn những quan hệ cộng đồng như: Có chung một tiếng nói; Có chung tục lệ, tập quán và nghi thức tín ngưỡng riêng; Mỗi thị tộc đều hình thành những yếu tố văn hóa nguyên thủy riêng của mình; Mỗi thị tộc đều có tên gọi riêng.

Về tổ chức xã hội, thị tộc là cộng đồng nhỏ bé thường chỉ gồm mấy chục đến vài trăm thành viên. Nó được tổ chức theo hình thức dân chủ: Hội nghị toàn thể thị tộc có quyền bầu ra hoặc bãi miễn tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của họ. Người đứng đầu thị tộc được các thành viên tôn kính, phục tùng một cách tự

nhiên và tự nguyện.

Bộ lạc

Bộ lạc hình thành do những thị tộc có quan hệ huyết thống hay quan hệ hôn nhân liên kết nhau. Mỗi bộ lạc có nhiều thị tộc, trong đó thị tộc gốc gọi là bào tộc. Có bộ lạc đông đến hàng vạn người.

Mỗi bộ lạc có tên gọi riêng, các thành viên trong bộ lạc có quan hệ cộng đồng về ngôn ngữ, tục lệ, tập quán, tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa. Khác với thị tộc, bộ lạc có lãnh thổ tương đối ổn định.

Đứng đầu bộ lạc là hội đồng gồm những tù trưởng của các thị tộc trong bộ lạc. Tất cả những việc quan trọng của bộ lạc đều được bàn bạc ở hội nghị toàn thể các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của bộ lạc. Mỗi bộ lạc đều có thủ lĩnh tối cao nhưng quyền hạn rất hạn chế. Nhiều bộ lạc liên kết nhau thành liên minh bộ lạc.

Với việc sử dụng công cụ sản xuất bằng kim loại, lực lượng sản xuất phát triển lên trình độ mới dẫn đến sự phân công lao động đầu tiên: Chăn nuôi và trồng trọt, nông nghiệp và thủ công nghiệp. Sự phân công lao động đó dẫn đến sự ra đời của chế độ tư hữu, bất bình đẳng về tài sản và sự phân chia về giai cấp. Tương ứng với sự thay đổi đó của hình thái kinh tế - xã hội, bộ tộc ra đời thay thế cho thị tộc và bộ lạc. Đây là quá trình lâu dài mang tính tự phát.

Bộ tộc

Bộ tộc không còn là cộng đồng chỉ quan hệ cùng huyết thống. Bộ tộc đông đảo hơn bộ lạc nhiều. Mỗi bộ tộc cũng có tên gọi riêng, lãnh thổ được xác

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 49 - 50)