Số này đọc là bình phương

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 25 - 31)

- Trong chuỗi vô tận của thế giới vật chất, không có nguyên nhân nào được xem là nguyên nhân đầu tiên, cũng như không có kết quả nào được xem là kết quả cuối cùng. Tuy nhiên, nguyên nhân và kết quả là những khái niệm có ý nghĩa tương đối. Nó đúng khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất định. Nói chung một hiện tượng nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác có thể là kết quả và ngược lại. Một hiện tượng nào đó được coi là nguyên nhân hay kết quả bao giờ cũng ở trong những mối quan hệ xác định, cụ thể.

Ý nghĩa phương pháp luận

Mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân xuất hiện, tồn tại và tiêu vong của nó. Mối quan hệ nhân - quả là khách quan nên chỉ có thể tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong chính thế giới sự vật, hiện tượng chứ không thể tìm ở ngoài nó.

Phải tìm nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong những mặt, những yếu tố, những mối liên hệ đã xảy ra trước sự xuất hiện của sự vật, hiện tượng.

Cần phải biết phân loại các loại nguyên nhân, phân tích tỷ mỷ và thận trọng từng nguyên nhân để có biện pháp xử lý đúng đắn. Khi muốn loại bỏ một sự vật, hiện tượng nào đó thì phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó. Muốn cho sự vật, hiện tượng xuất hiện cần tạo ra những nguyên nhân và các điều kiện để nguyên nhân sinh ra nó phát huy tác dụng. Khi sử dụng nguyên nhân tác động cho sự vật, hiện tượng xuất hiện cần tập trung trước hết vào các nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. Trong lĩnh vực xã hội, khi muốn đẩy nhanh (kìm hãm hoặc loại trừ) sự biến đổi của một hiện tượng xã hội nào đó cần phải làm cho nguyên nhân chủ quan tác động cùng chiều (lệch hoặc ngược chiều) với sự vận động của mối quan hệ nhân - quả khách quan.

Kết quả không tồn tại một cách thụ động trước nguyên nhân, cần phải biết khai thác vận dụng các kết quả đã đạt được để nâng cao nhận thức và tiếp tục thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển.

8c) Cặp phạm trù Nội dung-Hình thức

Các khái niệm

Nội dung là phạm trù triết học dùng để chỉ toàn bộ tất cả những mặt, những yếu tố...và những quá trình do sự tác động lẫn nhau giữa chúng gây nên trong các sự vật, hiện tượng.

Hình thức là phạm trù triết học dùng để chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, là cách thức tổ chức, là kết cấu của nội dung.

Ví dụ: Con ngưòi xét về nội dung là toàn bộ những mặt, những quá trình diễn ra trong nó như đồng hóa, dị hóa, hoạt động của hệ cơ, hệ thần kinh... Xét về hình thức là kết cấu của cơ thể, cách thức tổ chức sắp xếp các bộ phận trong cơ thể. Hoặc một cuốn sách thì xét về nội dung là cuốn sách đó nói lên điều gì, nêu lên những tư tưởng, những vấn đề nào của cuộc sống... Xét về hình thức là bố cục của tác phẩm, các hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, phong cách và bút pháp mà tác phẩm đã sử dụng để diễn đạt nội dung.

Bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có hình thức bề ngoài của nó, nhưng hình thức mà phép duy vật biện chứng nói đến trong cặp phạm trù này chủ yếu không là cái hình thức bên ngoài ấy, mà là cái hình thức bên trong của sự vật, hiện tượng, tức là cơ cấu bên trong của nội dung.

Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Nội dung và hình thức bao giờ cũng là một thể thống nhất gắn bó nhau. Không một hình thức nào không chứa đựng một nội dung nhất định. Không có một nội dung nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định. Khi khẳng định như vậy không có nghĩa là nội dung bao giờ cũng chỉ được thể hiện trong một hình thức nhất định và một hình thức bao giờ cũng chỉ biểu hiện một nội dung nhất định. Trong thực tế một nội dung có thể tồn tại trong nhiều hình thức, ngược lại một hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung.

Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức. Sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ nội dung. Khi nội dung biến đổi thì hình thức của nó cũng biến đổi theo cho phù hợp với nội dung, nhưng sự biến đổi của hình thức thường diễn ra chậm hơn.

Chịu sự quyết định của nội dung, nhưng hình thức có tính độc lập tương đối của nó. Khi hình thức phù hợp với nội dung thì nó mở đường và thúc đẩy nội dung phát triển. Khi không phù hợp với nội dung, hình thức sẽ cản trở và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Ví dụ như mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất ở nước ta trong giai đoạn 1975 - 1986 và giai đoạn 1986 - nay.

Ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn không được tách rời nội dung với hình thức hoặc tuyệt đối hóa một trong hai mặt đó của sự vật, hiện tượng.

Trong hoạt động thực tiễn cải biến xã hội cần phải biết sử dụng mọi hình thức có thể có (mới cũng như cũ) để phục vụ cho những nhiệm vụ cụ thể đạt hiệu quả cao. Cần tránh hai thái cực: hoặc chỉ bám những hình thức cũ, chỉ muốn làm theo kiểu cũ sẽ dẫn đến bảo thủ, trì trệ; hoặc phủ nhận vai trò của cái cũ trong hoàn cảnh mới, thay đổi hình thức cũ một cách tùy tiện, không có căn cứ sẽ dẫn đến chủ quan, nóng vội.

Khi xét đoán sự vật, hiện tượng cần căn cứ vào nội dung, cũng như muốn làm biến đổi sự vật, hiện tượng thì trước hết phải tác động để thay đổi nội dung của nó. Đồng thời phải luôn theo dõi, tạo điều kiện sao cho hình thức của sự vật, hiện tượng phù hợp hay không phù hợp cần thiết với nội dung đang biến đổi của nó nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đó theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.

8d) Cặp phạm trù Bản chất-Hiện tượng

Bản chất là phạm trù triết học dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả những thuộc tính, những mối liên hệ tất nhiên hợp thành một thể thống nhất hữu cơ bên trong, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.

Hiện tượng là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những mối liên hệ biểu hiện ra bên ngoài của một bản chất nhất định.

Ví dụ: Bản chất con người là tổng hợp tất cả các mối quan hệ (xã hội, sinh học, tâm lý) quy định những đặc điểm cơ bản chi phối mọi hành vi của con người. Hiện tượng là tất cả những mặt, những hành vi bộc lộ ra bên ngoài của con người.

Như vậy, bản chất là mặt bên trong, tương đối ổn định của hiện thực khách quan. Hiện tượng là mặt bên ngoài, luôn di động biến đổi, là hình thức biểu hiện của bản chất.

Bản chất gắn bó chặt chẽ với cái chung. Tuy nhiên không phải cái chung nào cũng là bản chất. Chỉ những cái chung tất yếu, quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật hiện tượng mới là bản chất.

Bản chất đồng thời là cái có tính quy luật, bởi nói đến bản chất là nói đến tổ hợp những quy luật quyết định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Bản chất và quy luật là những phạm trù cùng bậc nhưng chúng không hoàn toàn đồng nhất nhau. Quy luật là mối liên hệ tất nhiên, phổ biến, lặp đi lặp lại và ổn định giữa các sự vật, hiện tượng và giữa các mặt của chúng. Bản chất là tổng hợp các mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở trong sự vật, hiện tượng. Bản chất như vậy là phạm trù rộng hơn, phong phú hơn quy luật.

Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Khác với chủ nghĩa duy tâm, phép biện chứng duy vật khẳng định, bản chất và hiện tượng là tồn tại khách quan. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng bản chất không tồn tại hiện thực, còn hiện tượng dù có tồn tại hiện thực thì chỉ là những phức hợp của cảm giác, chỉ tồn tại trong con người. Người duy tâm khách quan nếu thừa nhận có bản chất tồn tại thì đó là cái tinh thần thuần túy.

Bản chất và hiện tượng không những tồn tại khách quan mà còn luôn ở trong mối quan hệ hữu cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau. Mỗi sự vật hiện tượng đều là cái thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: Bản chất bao giờ cũng bộc lộ qua hiện tượng, hiện tượng bao giờ cũng là sự bộc lộ của bản chất; Không có bản chất và hiện tượng tồn tại thuần túy không quan hệ nhau; Bất kỳ bản chất nào cũng bộc lộ qua những hiện tượng tương ứng, bất kỳ hiện tượng nào cũng là bộc lộ của bản chất ở những mức độ nào đó, tức về nguyên tắc hiện tượng luôn phù hợp với bản chất và ngược lại. Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng cũng thay đổi, khi bản chất mất đi thì hiện tượng cũng mất đi.

Ngoài tính thống nhất ấy, giữa bản chất và hiện tượng cũng có tính mâu thuẫn: Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; Bản chất là cái tương đối ổn định, hiện tượng là cái linh hoạt luôn biến đổi; Trên thực tế không phải bao giờ cũng có sự phù hợp tuyệt đối giữa bản chất với hiện tượng; Bản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chất là cái biến đổi chậm, hiện tượng là cái biến đổi nhanh; Bản chất là cái sâu sắc, hiện tượng là cái phong phú hơn.

Ý nghĩa phương pháp luận

Vì bản chất là cái tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong bản thân sự vật, hiện tượng, quy định sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng, còn hiện tượng là cái biểu hiện bên ngoài, không ổn định của sự vật, hiện tượng, nên khi nhận thức sự vật, hiện tượng không được dừng lại ở hiện tượng mà phải đi sâu vào bản chất, nắm được bản chất và vạch ra được bản chất của sự vật, hiện tượng.

Vì bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan nên không tìm bản chất ở ngoài sự vật, hiện tượng cũng như không tìm nó ngoài thế giới hiện thực, mà tìm và phát hiện bản chất ngay trong bản thân sự vật, hiện tượng.

Vì bản bản chất và hiện tượng về nguyên tắc là thống nhất nên muốn phát hiện bản chất phải nghiên cứu, phân tích hiện tượng một cách cặn kẽ, khoa học, loại bỏ các hiện tượng giả để hiểu đúng bản chất của sự vật, hiện tượng.

8e) Cặp phạm trù Tất nhiên-Ngẫu nhiên

Các khái niệm

Tất nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ cái do bản chất, do những nguyên nhân bên trong của sự vật, hiện tượng quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như chính nó chứ không thể khác.

Ngẫu nhiên là phạm trù triết học dùng để chỉ cái không do bản chất và mối liên hệ bên trong quyết định, mà do ngẫu hợp những hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện, có thể xuất hiện thế này cũng có thể xuất hiện thế khác.

Bóc lột là tất nhiên trong quan hệ giữa tư bản và công nhân, nhưng bóc lột thông qua sản xuất loại hàng hóa gì là do quyết định của nhà tư bản, là ngẫu nhiên.

Cái chung và tất nhiên giống nhau ở chỗ chúng tương đối ổn định và mang tính bản chất. Nhưng cái chung và cái tất nhiên rất khác nhau: Cái chung chỉ là những thuộc tính giống nhau ở nhiều sự vật riêng lẻ. Trong khi đó cái tất nhiên là cái được quyết định bởi bản chất nội tại, bởi quy luật bên trong của sự vật, hiện tượng. Vì thế có cái chung là tất nhiên, cũng có cái chung là ngẫu nhiên. Chẳng hạn biết chế tạo công cụ và có ngôn ngữ là cái chung đồng thời là tất nhiên trong quan hệ giữa người với người, nhưng những người cùng học một chuyên ngành, cùng trong một khóa và cùng quê là cái chung ngẫu nhiên. Như vậy tất nhiên là cái chung, nhưng không phải cái chung nào cũng là tất nhiên.

Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có nguyên nhân của nó. Nhưng tất nhiên gắn liền với nguyên nhân cơ bản, nội tại của sự vật, hiện tượng; còn ngẫu là kết quả tác động của một số nguyên nhân bên ngoài.

Cả tất nhiên và cái ngẫu nhiên đều tuân thủ quy luật, nhưng chúng khác nhau ở chỗ tất nhiên tuân thủ những quy luật mà trong đó mối quan hệ nhân - quả của nó là đơn trị (một nguyên nhân chỉ có một kết quả), còn ngẫu nhiên

tuân theo những quy luật mà trong đó mối quan hệ nhân - quả của nó là đa trị ( một nguyên nhân có nhiều kết quả).

Các nhà triết học duy tâm phủ nhận tính tất nhiên và chỉ thừa nhận có ngẫu nhiên trong tự nhên. Các nhà xã hội học trước C.Mác phủ nhận cái tất nhiên trong lĩnh vực xã hội và coi lịch sử loài người là hỗn tạp những ngẫu nhiên và là kết quả của sự tùy tiện của con người. Các nhà triết học duy vật trước C.Mác đại đa số thừa nhận sự tồn tại khách quan của tất nhiên nhưng không thống nhất trong thừa nhận tính khách quan của ngẫu nhiên, cũng có người cho rằng trong tự nhiên chỉ có ngẫu nhiên; Một số khác tuy thừa nhận tính khách quan của tất nhiên và ngẫu nhiên nhưng xem chúng là rời nhau, không liên hệ với nhau.

Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

Phép biện chứng duy vật khẳng định mối liên hệ tất nhiên - ngẫu nhiên của sự vật, hiện tượng là tồn tại khách quan. Cả hai đều có vai trò quan trọng của nó đối với sự vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng: Cái tất nhiên chi phối sự vận động và phát triển, cái ngẫu nhiên có thể làm cho sự vận động và phát triển ấy diễn ra nhanh hơn hoặc chậm hơn.

Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại một cách thuần túy và biệt lập, mà tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau và là sự thống nhất của các mặt đối lập: Tất nhiên bao giờ cũng vạch cho mình đường đi xuyên qua vô số các ngẫu nhiên, ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của tất nhiên đồng thời là cái bổ sung cho tất nhiên.

Tất nhiên và ngẫu nhiên không tồn tại vĩnh viễn không thay đổi, mà ranh giới giữa chúng chỉ là tương đối: Trong những điều kiện nhất định chúng có thể chuyển hóa cho nhau; Cùng một hiện tượng nhất định nhưng ở trong mối quan hệ này là tất nhiên, ở mối quan hệ khác là ngẫu nhiên. Dĩ nhiên, để ngẫu nhiên chuyển hóa thành tất nhiên bao giờ cũng kèm theo điều kiện.

Ý nghĩa phương pháp luận

Trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn cần phải căn cứ vào cái tất nhiên mà vạch phương hướng chứ không dựa vào ngẫu nhiên. Tuy nhiên, không được bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng cho các trường hợp cái ngẫu nhiên bất ngờ xuất hiện.

Muốn nhận thức tất nhiên thì phải biết phát hiện nó thông qua các ngẫu nhiên, bởi lẽ cái tất nhiên luôn ẩn náu sau các ngẫu nhiên. Đồng thời phải ngăn ngừa những ngẫu nhiên bất lợi, sử dụng các ngẫu nhiên có lợi cho hoạt động của con người.

Biết tạo những điều kiện thuận lợi để các ngẫu nhiên có lợi chuyển hóa thành cái tất nhiên và ngược lại. Tuy nhiên, nếu thoát ly những điều kiện để chuyển hóa sẽ rơi vào chủ quan, duy ý chí.

Cũng phải thấy rằng, không phải mọi cái chung đều là cái tất nhiên, nên việc phát hiện ra cái chung mới chỉ là một bước trên con đường đến cái tất nhiên mà thôi.

8f) Cặp phạm trù Khả năng-Hiện thực

Các khái niệm

Khả năng là phạm trù triết học dùng để chỉ cái hiện chưa có, chưa tới

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 25 - 31)