Quan niêm của triết học Mác-Lênin về bản chất con ngườ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 60 - 61)

Khái niệm chung về con người

Mỗi khoa học nghiên cứu về con người theo cách riêng của mình. Các khoa học cụ thể nghiên cứu con người bằng cách chia hệ thống thành các yếu tố. Triết học nghiên cứu con người bằng cách tổng hợp các yếu tố thành hệ thống chỉ ra bản chất của con người.

Trong sự phát triển của triết học có nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc và bản chất con người. Các nhà triết học thời cổ đại coi con người là một vũ trụ thu nhỏ. Tôn giáo xem con người là thực thể nhị nguyên kết hợp giữa tinh thần và thể xác. Hêghen xem con người là hiện thân của ý niệm tuyệt đối, là bước cuối cùng của cuộc diễu hành của ý niệm tuyệt đối trên trái đất. Phơ Bách lại đưa ra quan niệm mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại là vấn đề bản chất của con người và chỉ con người mới có tư duy, biết tư duy. Nhưng Phơ bách không giữ được lập trường duy vật của mình khi đi vào phân tích những vấn đề cơ bản về bản chất con người, về lịch sử xã hội loài người. Phơ Bách tự coi triết học của mình là triết học nhân bản, nhưng khi xem xét con người ông đã tách rời họ với hoạt động thực tiễn trong điều kiện lịch sử nhất định, ông không biết đến những quan hệ giữa người với người nào khác ngoài quan hệ tình yêu và tình bạn được lý tưởng hóa.

Tuy giải dáp bằng những cách khác nhau, nhưng các triết thuyết đều tập trung vào những vấn đề chung nhất và cơ bản nhất là: Con người từ đâu sinh ra? Ý nghĩa của cuộc sống con người là gì? Quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người trong mỗi thời đại lịch sử là như thế nào? Con người có thể làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay không? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với con người.

Với chủ nghĩa duy vật biện chứng lần đầu tiên vấn đề con người có được vị trí mà nó cần phải có, làn đầu tiên vấn đề con người được nhận thức một cách thật sự khoa học. Triết học Mác - Lênin coi vấn đề con người, giải phóng con người và xã hội loài người là nội dung cơ bản trung tâm của mọi khoa học xã hội và nhân văn. Chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời từ con người và mục đích cuối cùng của nó là soi sáng cho sự nghiệp giải phóng cho mỗi con người và xã hội con người.

Con người - một thực thể thống nhất của cái sinh vật và cái xã hội

Triết học Mác - Lênin nhìn vấn đề bản chất con người một cách toàn diện, cụ thể, không xem xét nó một cách chung chung, trừu tượng mà trong tính hiện thực, cụ thể của nó, trong quá trình phát triển của nó. Sự tồn tại hiện thực của mỗi con người cụ thể, và do đó là của toàn xã hội con người bị qy định bởi: Các quy luật sinh học tạo nên phương diện sinh học của con người. Các quy luật tâm lý tạo nên cái ý thức ở con người. Ý thức con người hình thành và hoạt động trên cơ sở nền tảng sinh học của con người. Các quy luật xã hội tạo nên cái xã hội ở con người, nó quy định mối quan hệ giữa con người với con người.

Trong đời sống hiện thực cụ thể của mỗi con người, ba hệ thống quy luật đó không tách rời nhau mà đan quyện hòa vào nhau, tạo nên bản chất con người với tư cách là đồng nhất của cái tự nhiên sinh học với cái xã hội. Con người trước hết là một động vật bậc cao. Nhưng “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân

nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên”44 con người không

chỉ có bản năng sinh học mà còn có bản năng xã hội. Con người về bản chất ở cả ba mặt quan hệ với tự nhiên, xã hội và với bản thân đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội là quan hệ bản chất nhất, bao quát nhất trong mọi hoạt động của con người.

Nhu cầu tự nhiên của con người được thể hiện ở các mặt: nhu cầu ăn, ở, mặc, sinh hoạt văn hóa tinh thần; nhu cầu tái sản xuất xã hội; nhu cầu tình cảm và nhu cầu hiểu biết. Để đáp ứng những nhu cầu đó con người phải lao động. Lao động là yếu tố quyết định sự hình thành bản chất xã hội của con người và nó được thể hiện ở chỗ: Lao động là nguồn gốc của nền văn minh vật chất và tinh thần; Lao động là nguồn gốc trực tiếp của sự hình thành ý thức; Trong lao động con người quan hệ với nhau, hình thành nên các quan hệ xã hội khác trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Chính thế C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực

của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”45.

Bản chất con người không là cái bẩm sinh, cũng không là là cái chỉ sinh ra một lần là xong, mà nó là một quá trình được trải qua hoạt động thực tiễn. Đó là quá trình con người không ngừng hoàn thiện khả năng tồn tại của mình. Trong quá trình đó con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa cải biến hoàn cảnh. Con người vừa là sản phẩm của lịch sử vừa là chủ thể sáng tạo ra hoàn cảnh lịch sử của mình.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 60 - 61)