Học thuyết về hình thái kinh tế-xã hội của C. Mác là một cuộc cách mạng trong toàn bộ quan niệm về lịch sử xã hội. Nó vạch ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội. Những động lực của lịch sử không do một lực lượng thần bí nào, mà do chính hoạt động thực tiễn của con người dưới sự tác động của các quy luật khách quan. Học thuyết đã đặt cơ sở khoa học cho xã hội học, nâng xã hội học lên thành một khoa học thật sự; là cơ sở phương pháp luận cho các khoa học xã hội, là hòn đá tảng cho mọi nghiên cứu về xã hội; nó đánh đổ mọi quan niệm duy tâm về lịch sử và là một trong những nền tảng lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học.
Ngày nay thực tiễn lịch sử và kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có nhiều bổ sung và phát triển mới, nhưng những cơ sở khoa học mà quan niệm
duy vật lịch sử đã đem đến cho khoa học xã hội thì vẫn giữ nguyên giá trị. Trước những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ, một số nhà xã hội học phương Tây đã giải thích tiến hóa xã hội như là sự chống choi nhau, sự thay thế nhau giữa các nền văn minh nông nghiệp, công nghiệp và hậu công
nghiệp28. Cách tiếp cận này có sai lầm cơ bản là đã coi trình độ phát triển của
khoa học - công nghệ của lực lượng sản xuất là nhân tố duy nhất và trực tiếp quyết định mọi sự biến đổi của xã hội và con người, họ đã bỏ qua vai trò của quan hệ sản xuất, giai cấp, dân tộc, chế độ chính trị...
Học thuyết hình thái kinh tế-xã hội luôn luôn là công cụ lý luận giúp cho chúng ta nhận thức được những quy luật phổ biến đang tác động và chi phối sự vận động, phát triển của xã hội, vũ trang cho chúng ta phương pháp khoa học để nghiên cứu xã hội. Nó là cơ sở lý luận, tư tưởng cho việc hoạch định đường lối, chính sách đúng đắn, cách mạng của các Đảng Cộng sản.
d) Vận dụng lý luận hình thái kinh tế-xã hội trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta hiện nay và phát triển đất nước ta hiện nay
Trên con đường đi tới CNXH, Việt Nam chưa trải qua phát triển tư bản chủ nghĩa. Việt Nam đang qua độ gián tiếp lên CNXH. Sự phát triển rút ngắn này chỉ là bỏ qua chế độ người bóc lột người của CNTB mà không thể bỏ qua lôgic nội tại về kinh tế của nó. Sự phát triển rút ngắn này không thể bỏ qua việc tranh thủ sự giao lưu, hợp tác quốc tế để thực hiện thắng lợi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đang đặt ra những thách thức và tạo ra những thuận lợi đáng kể cho sự phát triển của Việt
Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sạch và vững mạnh,
chúng ta tin tưởng rằng con đường quá độ rút ngắn lên CNXH không kinh qua phát triển TBCN ở Việt Nam là hợp quy luật và có khả năng thực hiện được.