0
Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Con đường biện chứng của nhận thức

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 36 -38 )

Nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính (còn gọi là nhận thức trực quan sinh động) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nó được thể hiện ở ba hình thức:

- Cảm giác là hình thức đầu tiên của quá trình nhận thức và là nguồn gốc của mọi hiểu biết của con người. Là hình thức nhận thức một cách trực tiếp đối với các sự vật hiện tượng bằng các giác quan. Là sự phản ánh từng mặt, từng thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng vào giác quan con người. Đây là sự cảm nhận sự vật một cách riêng lẻ, biệt lập chưa hệ thống.

- Tri giác nảy sinh trên cơ sở cảm giác, là sự tổng hợp nhiều cảm giác, là sự phản ánh nhiều thuộc tính, đặc điểm của sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ giữa chúng với nhau, cho ta tri thức về đối tượng đầy đủ hơn, phong phú hơn.

- Biểu tượng là hình thức nhận thức khi sự vật, hiện tượng không còn liên hệ trực tiếp với chủ thể nhận thức, là hình ảnh của sự vật, hiện tượng được lưu lại, giữ lại trong trí nhớ. Hình thức cao nhất của biểu tượng là tưởng tượng. Sự tưởng tượng đã mang trong nó tính chủ động sáng tạo. Tuy vẫn mang tính cụ thể, sinh động của nhận thức cảm tính, song biểu tượng đã bắt đầu mang tính khái quát và gián tiếp.

Nhận thức lý tính

Nhận thức lý tính (còn gọi là tư duy trừu tượng) là giai đoạn tiếp theo và cao hơn về chất của quá trình nhận thức. Là hình thức phản ánh khái quát và gián tiếp hiện thực khách quan được nảy sinh trên cơ sở nhận thức cảm tính. Là tư duy phải gắn liền với ngôn ngữ, được biểu đạt bằng ngôn ngữ, ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy. Nó biểu hiện ở ba hình thức:

- Khái niệm là hình thức tư duy trừu tượng, phản ánh khái quát những mối liên hệ, những đặc điểm cơ bản, phổ biến của sự vật hiện tượng. Nó có vai trò quan trọng là những vật liệu tạo thành ý thức, tư tưởng, là phương tiện để tích lũy thông tin, suy nghĩ và trao đổi tri thức.

- Phán đoán là hình thức tư duy vận dụng các khái niệm để khẳng định hay phủ định một thuộc tính, một mối liên hệ nào đó của hiện thực khách quan. Là hình thức liên hệ giữa các khái niệm, phản ánh mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong ý thức của con người. Nó không là tổng số của các khái niệm mà là quá trình biện chứng trong đó các khái niệm liên hệ, phụ thuộc nhau.

- Suy lý là hình thức tư duy trong đó từ một hoặc nhiều phán đoán tiền đề, tuân thủ những quy luật, quy tắc, những thao tác lôgíc của tư duy để rút ra phán đoán mới kết luận.

Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn khác nhau về chất, có đặc điểm và vai trò khác nhau trong nhận thức thế giới khách quan.

Nhận thức cảm tính là nhận thức trực tiếp, cụ thể, sinh động sự vật, hiện tượng,

nó đem lại hình ảnh bề ngoài chưa sâu sắc về sự vật. Nhận thức lý tính là phản

ánh gián tiếp mang tính trừu tượng, khái quát, nó phản ánh được những mối liên hệ bên trong, bản chất, phổ biến, tất yếu của sự vật, hiện tượng, là sự phản ánh về sự vật, hiện tượng sâu sắc và đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, chúng không tách rời nhau, mà thống nhất biện chứng với nhau. Nhận thức cảm tính là cơ sở của nhận thức lý tính, không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Ngược lại, nhận thức cảm tính mà không có nhận thức lý tính thì không thể nắm bắt được bản chất và quy luật của sự vật, hiện tượng. Trên thực tế hai giai đoạn nhận thức này luôn đan xen nhau.

Hai trình độ và hai thang bậc của nhận thức

- Nhận thức có hai trình độ là nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý

luận. Nó khác nhau nhưng thống nhất bổ sung cho nhau, giả định, thâm nhập và

chuyển hóa lẫn nhau. Hai trình độ nhận thức này có liên quan mật thiết với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính nhưng không đồng nhất với chúng. Trong nhận thức kinh nghiệm đã bao gồm nhận thức lý tính. Hai trình độ nhận thức này được coi là hai bậc thang khác nhau của nhận thức lý tính.

Tri thức kinh nghiệm nảy sinh một cách trực tiếp từ thực tiễn. Có hai loại

tri thức kinh nghiệm: Tri thức kinh nghiệm thông thường (tiền khoa học) thu

được từ những quan sát hàng ngày trong cuộc sống và trong lao động. Tri thức

kinh nghiệm khoa học thu được từ những thí nghiệm khoa học.

Tri thức kinh nghiệm giới hạn ở lĩnh vực các sự kiện, miêu tả, phân loại các dự kiện thu được từ quan sát và thí nghiệm. Nó mang tính trừu tượng khái quát nhưng mới chỉ ở bước đầu còn hạn chế, bởi nó mới chỉ đem lại sự hiểu biết về các mặt riêng lẻ, về các mối liên hệ bên ngoài rời rạc. Nó là cái không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày, là cơ sở để kiểm tra lý luận, sửa đổi, bổ sung lý luận đã có, tổng kết khái quát lý luận mới. Chính thế không được coi thường tri thức kinh nghiệm cũng như không được cường điệu hóa nó. Không nên dừng lại ở tri thức kinh nghiệm mà cần phát triển lên trình độ lý luận.

Tri thức lý luận là tri thức khái quát từ tri thức kinh nghiệm. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm. Nhưng lý luận không hình thành một cách tự phát, và không phải mọi tri thức lý luận đều trực tiếp xuất phát từ kinh nghiệm. Khác với kinh nghiệm, tri thức lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao, đem lại sự hiểu biết sâu sắc về bản chất, tính quy luật của sự vật, hiện tượng khách quan. Lý luận thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn và có phạm vi ứng dụng phổ biến hơn, rộng hơn nhiều so với tri thức kinh nghiệm. Nó là kim chỉ nam cho hành động, soi đường dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn.

Nếu tuyệt đối hóa vai trò của một trong hai trình độ nhận thức trên sẽ dẫn đến chủ nghĩa kinh nghiệm hoặc giáo điều chủ nghĩa. Hồ Chí Minh thường nhắc nhở chúng ta: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt

sáng một mắt mờ”22. Mặt khác, nếu coi trọng lý luận mà hạ thấp tri thức kinh nghiệm, coi lý luận là bất di bất dịch để vận dụng vào mọi hoàn cảnh lịch sử là rơi vào chủ nghĩa giáo điều. Thực chất sai lầm của bệnh kinh nghiệm và giáo điều là do vi phạm sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa kinh nghiệm với lý luận.

- Có thể coi nhận thức thông thường và nhận thức khoa học như hai bậc

thang khác nhau về chất của nhận thức; Chúng không đồng nhất với các giai đoạn và các trình độ nhận thức nói trên.

Nhận thức thông thường (tiền khoa học) được hình thành một cách tự phát và trực tiếp trong cuộc sống hàng ngày và trong lao động sản xuất. Nó thường phản ánh môi trường xã hội và tự nhiên gần gũi với cuộc sống của con người, nó phản ánh tất cả những chi tiết cụ thể và những sắc thái ý nghĩa của nó của đặc điểm hoàn cảnh. Vì thế nó gần hơn với hiện thực trực tiếp của cuộc sống. Tuy nó ở trình độ thấp hơn nhưng không là cái tầm thường mà có vai trò thường xuyên và phổ biến chi phối hoạt động của con người. Hơn nữa trong lòng nó đã xuất hiện mầm mống của nhận thức khoa học, là kho tàng để các khoa học cụ thể tìm kiếm nội dung của mình. Ngày nay, nó còn chịu ảnh hưởng tác động rất lớn của nhận thức khoa học.

Nhận thức khoa học được hình thành một cách tự giác mang tính trừu tượng và khái quát cao. Nó phản ánh dưới dạng lôgíc trừu tượng những thuộc tính, kết cấu, những mối quan hệ bản chất, những quy luật của thế giới khách quan. Nó được thể hiện trong các phạm trù, quy luật của khoa học và đến lượt nó, các phạm trù, quy luật trở thành chỗ dựa, công cụ của nhận thức khoa học. Nhận thức khoa học có tính khách quan, tính chân thực, tính hệ thống và tính có căn cứ. Ngôn ngữ của nhận thức khoa học là ngôn ngữ “nhân tạo”, chuyên môn hóa và phải sử dụng hệ thống các phương tiện, phương pháp nghiên cứu chuyên môn. Nhận thức khoa học không chỉ dùng nhận thức thông thường làm nguồn, làm cơ sở của mình mà còn luôn tác động đến, và xâm nhập vào nhận thức thông thường làm cho nhận thức thông thường phát triển, làm tăng hàm lượng khoa học cho nhận thức của con người.

Thấy rõ vai trò của nhận thức khoa học, Đảng ta khẳng định phải “vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; phát triển và kết hợp chặt chẽ các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ ... làm chỗ dựa khoa học cho việc triển khai thực hiện Cương lĩnh, Hiến pháp, xác định phương hướng, bước đi của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng pháp luật, các chính sách, kế hoạch và chương trình kinh tế - xã hội”23.

Thực tiễn

Thực tiễn là một giai đoạn của nhận thức, để nhận thức đạt đến chân lý khách quan. Nó không nằm trong nhận thức, thuộc về nhận thức.Thực tiễn là

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TUYỂN SINH SAU ĐẠI HỌC MÔN CƠ BẢN TRIẾT HỌC (Trang 36 -38 )

×