CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VAØ VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC CỦA QUẬN 3, TP HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các phương án khoa học khả thi quản lý chất thải rắn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 45)

MÔI TRƯỜNG BỨC XÚC CỦA QUẬN 3, TP. HỒ CHÍ MINH

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUẬN 3

2.1.1. Vị trí địa lý, diện tích và ranh giới hành chính.

Quận 3 là một trong các quận nằm ở khu vực trung tâm TP.HCM với diện tích đất tự nhiên là 4,92 km2 chiếm 0,3% diện tích toàn thành.

Quận 3 có vị trí tiếp giáp với các quận sau: phía Bắc giáp với quận Tân Bình, phía Tây Nam giáp với quận 5, phía Nam giáp với quận 1, phía Đông giáp với quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh.

Quận 3 có địa hình bằng phẳng. Đây là khu vực được phủ bởi trầm tích Pleitoxen có nguồn gốc sông có nguồn gốc là cát và sét.

Do đặc tính đạc thù của vị trí địa lý, là một quận với diện tích đất nhỏ, nằm tại trung tâm thành phố, đồng thời ranh giới với các quận huyện khác là những đường giao thông lớn nên Quận 3 không có hệ thống bến cảng, khu công nghiệp

hay khu chế xuất, Tuy nhiên, Quận 3 là nơi tập trung của các cơ quan nhà nước, trường học và phần lớn các loại hình kinh doanh, ăn uống và cửa hàng thời trang.Trên địa bàn quận có một nhánh nhỏ của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua. Hệ thống kênh rạch này chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều của sông Sài Gòn.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên (địa hình, địa chất, kênh rạch, mưa, độ ẩm, gió…). gió…).

Đặc điểm khí hậu

Khí hậu của khu vực này chịu ảnh hưởng khí hậu chung của thành phố gồm hai mùa nắng mưa rõ rệt. Mùa nắng kéo dài từ tháng 11 đến tháng 04 năm sau, mùa mưa từ tháng 04 đến tháng 10.

Nhiệt độ

 Nhiệt độ trung bình năm 2001: 28,2oC.

 Nhiệt độ tháng cao nhất : 30oC.

 Nhiệt độ tháng thấp nhất : 26,8oC.

Chế độ mưa

 Lượng mưa trung bình tại TP.HCM năm 2001 là 1.829,3 mm/năm (niên giám thống kê 2003);

 Lượng mưa lớn nhất hàng năm là 2.729,5 mm/năm;

 Lượng mưa tháng cao nhất (tháng 06/2001) là 364,1 mm;

 Lượng mưa tháng thấp nhất (tháng 02/2001) là 0,5 mm;

Độ ẩm

 Độ ẩm tương đối trung bình năm 2001 là 76%.

 Độ ẩm tháng cao nhất (tháng 8 năm 2001) là 82%.

 Độ ẩm tháng nhỏ nhất (tháng 1&2 năm 2001) là 70%.

 Hướng gió chủ đạo từ tháng 2, 3, 4 là hướng Đông-Nam;

 Hướng gió từ tháng 7, 8, 9, 10 là hướng gió Bắc;

Tốc độ trung bình thấp nhất là 2,3 m/s; Tốc độ trung bình cao nhất là 3,8 m/s (tháng 2,3,4).

2.1.3. Điều kiện kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại …)

Với vị trí địa lý thuận lợi Quận 3 đã không ngừng phát triển và đa dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh tế kinh doanh. Từ đó quận 3 trở thành Quận tiềm năng phát triển kinh tế và là nơi giao dịch tiếp cận khoa học quốc tế.

Trên địa bàn Quận 3 có các thành phần kinh tế bao gồm doanh nghiệp nhà nước, công ty liên doanh, hợp tác xã, cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân với tổng số 765 cơ sở.

Quận 3 có các cơ sở về thương mại dịch vụ chiếm phần lớn. Các đơn vị hoạt động kinh doanh thương mại – dịch vụ này không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cho mọi người mà còn góp phần kích thích công nghiệp của Quận. Ngoài ra Quận 3 còn có phát triển các ngành nghề đơn giản như gia công lắp ráp với kỹ thuật tinh xảo, không gây ô nhiễm môi trường, quy mô sản xuất nhỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quận 3 cũng đã đóng góp những phần đáng kể vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp thương mại – dịch vụ, xây dựng, xuất nhập khẩu của thành phố.

2.1.4. Điều kiện xã hội (dân số, văn hóa và giáo dục …)

Dân số của Quận theo thống kê tính đến tháng 10 năm 2004 là 222.446 người, mật độ dân số là 45.212 người/km2, diện tích, dân số và mật độ dân số của từng phường trong quận được trình bày tóm tắt trong bảng 9.

Bảng 9. Diện tích, dân số và mật độ dân số của các phường trên địa bàn Quận 3.

TT Phường Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ (người/km2)

1 Phường 1 0,15 16.320 108.800

2 Phường 2 0,15 12.487 83.246

4 Phường 4 0,31 21.381 261.290 5 Phường 5 0,25 16.520 66.080 6 Phường 6 0,88 12.081 13.728 7 Phường 7 0,92 17.312 18.817 8 Phường 8 0,40 19.171 47.972 9 Phường 9 0,44 21.141 48.047 10 Phường 10 0,16 9.872 61.700 11 Phường 11 0,48 25.112 52.316 12 Phường 12 0,16 11.239 70.243 13 Phường 13 0,16 8.857 55.356 14 Phường 14 0,31 18.5641 59.883 Tổng cộng 4,92 222.446 45.212

Nguồn: Phòng quản lý đô thị Quận 3, năm 2004.

2.1.5. Cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện …)

Là Quận hành chính nên cơ sở hạ tầng của Quận 3 tương đối khá. Hệ thống đường của quận 3 thẳng tắp vời 5 đường là trục giai thông chính của Thành phố, đó là đường Nguyễn Thị Minh Khai, đường Cách Mạng Tháng Tám, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, đưỡng Hai Bà Trưng và đường Tô Hiến Thành.

Ga Sài Gòn nằm trong lòng Quận 3 là đầu mối giao thông đường sắt quan trọng và thuận lợi cho giao thương với cả nước.

Quận 3 có nhiều trung tâm giáo dục đào tạo, y tế lớn như: Trường ĐH Kinh Tế, Trường ĐH Kiến Trúc, ĐH Mở – Bán công, bệnh viện Điện Biên Phủ, Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Y học dân tộc, Viện Pasteur, …và các công trình văn hóa – thể dục thể thao như nhà thi đấu Phan Đình Phùn, Hồ bơi Kỳ Đồng, Nhà văn hóa Thiếu nhi, bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ,..

Quận 3 có nhiều biệt thự, nhà cao tầng.

Cấp điện: Quận 3 nhận nguồn điện từ các trạm 110/22 KV Tân Định, Tao Đàn, Hòa Hưng. Hiện nay mỗi người dân Quận 3 được cấp bình quân

400kvh/năm, nhưng chất lượng chưa bảo đảm, hiện trạng mất điện bất ngờ xày ra nhiều nơi, nhiều lúc.

Cấp thoát nước:

Cấp nước:

Là Quận nội bộ, Quận 3 được tuyến ống chính 1.200mm dọc đường Võ Thị Sáu cấp nước tương đối ổn định với mỗi người 150 lít/ngày đêm.

Thoát nước:

Nước mưa hiện đang thóat theo hai hệ thống cống chính: - Tuyến Bắc Nhiêu Lộc, thóat ra kênh Nhiêu Lộc

- Tuyến Tàu Hủ – Bến Nghé theo tuyến ống chính đường Lê Hồng Phong ra kênh Tàu Hũ.

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ QUẬN 3 QUẬN 3

2.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Quận 3.

Nguồn phát sinh và loại CTR là những thông số cơ bản cần thiết để phân tích và đánh giá cũng như tính toán thiết kế và vận hành các khâu trong hệ thống kỹ thuật quản lý CTR.

Chất thải rắn đô thị phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau. Trong trường hợp của Quận 3 các nguồn phát sinh chủ yếu bao gồm:

 Hộ gia đình;

 Khu thương mại (nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ, ngân hàng…);

 Khu công cộng (công viên, đường phố);

 Công sở (cơ quan, trường học, bệnh viện); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Văn phòng đại diện, nhà máy, xí nghiệp trong khu dân cư;

 Rác xây dựng (xà bần).

Nguồn phát sinh được điều tra bằng cách khảo sát các tuyến đường ở địa bàn Quận 3 (chỉ bỏ qua những hẻm nhỏ), đếm và ghi lại địa chỉ của từng loại hình

kinh doanh khác nhau theo cách phân loại “nguồn phát sinh chất thải rắn” như đã nêu trên. Tùy theo nguồn phát sinh mà việc phân loại CTRSH tại nguồn sẽ có phương án phù hợp.

Theo nguồn từ Cty DVCI Quận 3 tính đến 7/2005 toàn Quận có: - 222.446 người dân (khoảng 44.989 hộ gia đình);

- 4 chợ (chợ Bùi Phát, chợ Nguyễn Vă Trỗi, chợ Vườn Chuối, chợ Bàn Cờ); - 99 trường học (gồm 18 trường mầm non, 12 trường tiểu học, 12 trường phổ thông trung học, 6 trường đại học – cao đẳng – học viện và 51 phòng giáo dục);

- 145 cơ sở khám chữa bệnh (gồm 58 phòng mạch, 67 hiệu thuốc, 20 trung tâm y tế);

- 1630 cơ sở thuộc nhóm dịch vụ kinh doanh (gồm có 62 cơ sở may; 72 là đẹp; 84 quầy tạp hóa; 31 cơ sở dịch vụ photo copy và in; 4 tiệm tiện, hàn và điện; 46 dịch vụ internet, giải trí; 65 cơ sở sửa và rửa xe; 7 cây xăng; 16 tiệm giặt ủi; 11 tiệm cầm đồ và tiệm vàng; 18 hiệu ảnh; 738 cửa hàng các loại; 402 quán ăn, quán cà phê; 38 cửa hàng vật liệu xây dựng, kinh doanh khác);

- 495 văn phòng đại diện của các công ty và một số cơ sở sản xuất (474 văn phòng đại diện và 21 nhà máy, xí nghiệp);

- 99 trung tâm thương mại (gồm 8 trung tâm giao dịch, 37 khách sạn, 31 nhà hàng, 17 ngân hàng và chi nhánh ngân hàng, 6 siêu thị).

2.2.2. Phân loại và tồn trữ tại nguồn.

Trên địa bàn Quận có các hình thức tồn trữ CTRSH tại nguồn như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các phương án khoa học khả thi quản lý chất thải rắn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 40 - 45)