Thành phần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các phương án khoa học khả thi quản lý chất thải rắn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 49)

Trong tất cả các nguồn phát sinh rác từ khu dân cư, lượng rác từ hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất với thành phần đa dạng nhất. Do đó, thành phần rác sẽ được xác định chủ yếu từ hộ gia đình bằng cách đi theo công nhân thu gom của đội vệ sinh công lập, nhận rác và cho vào túi nilon, lấy mẫu và phân tích. Mẫu rác được lấy là rác hỗn hợp chưa được phân loại tại nguồn, sinh viên đến mỗi hộ gia đình lấy rác và phân loại. Thời gian lưu trữ rác thường là một ngày. Các hộ

gia đình được chọn để khảo sát và lấy mẫu rác nằm rải rác trên toàn bộ địa bàn quận và được chọn ngẫu nhiên.

Mẫu lấy từ từng hộ gia đình được cân để xác định khối lượng rác phát sinh từ mỗi hộ gia đình (kg/hộ/mgày) và mỗi người (kg/người.ngày) cũng như thành phần rác.

Mẫu rác được phân loại bằng tay thành những thành phần riêng biệt như giấy, túi nilon, nhựa, vải, thủy tinh, kim loại, … Cân xác định khối lượng từng thành phần và tổng khối lượng mẫu để xác định thành phần rác. Đối với rác thực phẩm, chỉ cân xác định khối lượng để xác định phần trăm chất thải rắn hữu cơ trong tổng thành phần chất thải rắn sinh hoạt. Như vậy tổng khối rác phát sinh từ một hộ gia đình sẽ là:

m = khối lượng rác thực phẩm + khối lượng rác còn lại (kg/hộ/ngày)

Thành phần rác sẽ được tính theo khối lượng của từng thành phần riêng biệt so với tổng khối lượng rác phát sinh (ký hiệu là m). Ví dụ thành phần rác thực phẩm sẽ được tính như sau:

Bảng 11. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại Quận 3.

Thành phần Tỷ lệ khối lượng Thực phẩm 91 Kim loại 0,33 Giấy 2,18 Nilon 2,49 Thủy tinh 0,44 Nhựa 1,89 Vải 1,12 Giả da 0,08 Xốp 0,30 Gỗ 0,17 Theo khảo sát thực tế. 2.2.4 Hệ thống thu gom. khối lượng rác thực phẩm m x 100 % thực phẩm=

Hệ thống thu gom của Quận 3 là hệ thống thu gom kiểu container cố định, nghĩa là công nhân thu gom sẽ đẩy xe không từ nơi tập trung xe đến hộ lấy rác đầu tiên đổ thùng rác đầy vào xe và trả thùng không vào vị trí cũ. Sau đó đi tiếp đến vị trí tiếp theo đổ thùng rác đầy lên xe và trả thùng không về vị trí cũ. Chu kỳ được lặp lại cho đến khi xe thu gom đầy rác và được công nhân đẩy đến điểm hẹn chờ xe ép. Hiện nay, Quận 3 hiện hữu 2 đội thu gom: đội thu gom công lập và đội thu gom dân lập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các phương án khoa học khả thi quản lý chất thải rắn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 49)