Duy tu dặm vá thường xuyên đường, hẻm thuộc quận quản lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các phương án khoa học khả thi quản lý chất thải rắn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 62 - 64)

- Hình thức 3– nhóm quét đường gồm 1 công nhân vệ sinh

d)Duy tu dặm vá thường xuyên đường, hẻm thuộc quận quản lý.

Đã làm việc thống nhất với Phòng Quản lý đô thị quận về kết cấu dặm vá đường, hẻm. Đang triển khao thi công dặm vá thường xuyên hẻm theo đề xuất của phường.

2.4. ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT MẶT ĐƯỢC, MẶT HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN 3 TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN QUẬN 3

2.4.1. Tích cực.

Hiện nay công tác quản lý chất thải trên địa bàn Quận 3 được tổ chức khá chặt chẽ. Lực lượng thu gom rác không chỉ chỉ có lực lượng thu gom rác công lập mà còn có lực lượng thu gom rác dân lập. Cả hai lực lượng thu gom rác đều chịu sự quản lý trực tiếp của dịch vụ công ích Quận 3. Việc thu hút lực lượng thu gom rác dân lập đã giảm áp lực kinh phí của Quận.

Hoạt động thu gom rác từ các nguồn rác thải được thực hiện theo các lịch trình quy định để đảm bảo được tính liên tục của công việc. Công tác quét dọn vệ sinh đường phố được thực hiện bắt đầu từ 23h30’ và kết thúc vào 5h30’ sáng đã giữ cho đường phố được sạch đẹp.

Trong lực lượng thu gom rác, lực lượng rác công lập chiếm phần lớn. Trong đội thu gom rác công lập có thực hiện bảo hộ lao động cho người lao động và trang bị lao động. Mỗi công nhân trong đội vệ sinh công lập đều được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động và các dụng cụ lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ cho người công nhân cũng như giúp cho công tác thu gom nhanh và hợp vệ sinh.

Cơ quan quản lý điều chỉnh được mức phí thu gom hợp lý để người dân hưởng ứng thực hiện mức thu là 7.000 đến 10.000 đồng/tháng.

2.4.2. Tiêu cực.

Bên cạnh những thành quả đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn của quận còn những hạn chế tồn tại.

Hạn chế. Rác ở đây thu gom hỗn hợp chưa thực hiện được công tác phân loại rác tại nguồn để có thể tiết kiệm được chi phí cho việc chôn lấp và có thể tái chế một số vật dụng trong rác. Rác chủ yếu được thu gom sau đó đem đi chôn lấp ở bãi rác Gò Cát và Phước Hiệp 1.

Lực lượng thu gom rác dân lập tuy góp phần rất lớn trong công tác vệ sinh môi trường của Quận, nhưng lại tạo nên mâu thuẫn với lực lượng thu gom rác công lập. Lực lượng thu gom rác dân lập việc bảo đảm an toàn trong lao động ít được quan tâm, phần lớn không có khẩu trang, găng tay, mũ bảo hộ và trang phục không đồng bộ. Cơ quan quản lý chưa quản lý được chặt chẽ lực lượng thu gom rác dân lập dẫn đến việc tranh chấp trong các đường dây rác này.

Hiện tượng thu nhặt ve chai ở các điểm hẹn của những người thu nhặt ve chai hay của chính những người thu gom rác gây mất mỹ quan ở những nơi này.

Một số các thùng xe, xe thu gom đã cũ, rách gây ra hiện tượng nứơc chảy ra ngoài xe gây ô nhiễm môi trường.

Chưa quản lý kịp thời các phương tiện thu gom không đúng tiêu chuẩn hay thu gom rác quá tải của lực lượng thu gom rác dân lập nên gây mất mỹ quan ô nhiễm môi trường. Vì những người trong thu gom rác dân lập không được trang bị dụng cụ mà hộ phải tự trang bị dụng cụ không hợp vệ sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất các phương án khoa học khả thi quản lý chất thải rắn quận 3 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 62 - 64)